Do hạn chế công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 60 - 71)

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Thực tế, công việc kiểm tra nội bộ của các Ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, kiểm tra sơ sài theo cách chiếu lệ, chưa chặt chẽ. Chỉ khi một chi nhánh nào có những vấn đề nổi cộm thì kiểm tra kiểm soát mới kiểm tra kỹ điều đó làm mất đi ý nghĩa quan trọng của kiểm tra kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, theo cơ cấu tổ chức của hầu hết các Ngân hàng thì phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh không trực thuộc chi nhánh mà trực thuộc trụ sở chính. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện việc kiểm tra theo yêu cầu của trụ sở chính để bảo đảm tính khách quan. Tuy nhiên, biên bản kiểm tra thực tế phải được thông qua Ban lãnh đạo chi nhánh, điều đó đã mất đi tính độc lập trong của kiểm tra viên trong việc ghi nhận những sai sót trong biên bản kiểm tra.

2.5.2.6. Do quá tải về công việc của cán bộ tín dụng

Quá tải về công việc của CBTD không phải là nguyên nhân trực tiếp từ phía Ngân hàng mà là nguyên nhân gián tiếp. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng tác động đang kể đến rủi ro tín dụng. Do quá tải về công việc, CBTD đã không có thời gian quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng, không kiểm tra kiểm soát món vay thường xuyên. Đôi khi do quá tải về công việc, CBTD lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp thiếu chặt chẽ, không kiểm soát kỹ lưỡng về nội dung hợp đồng cũng như về mặt pháp lý của hồ sơ gây trở ngại cho việc thu hồi nợ vay nhất là nợ vay quá hạn bị khởi kiện, hoặc nợ vay được thu hồi qua THA.

2.5.2.7. Do hạn chế về phân loại nợ và trích lập dự phòng

Quy định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2010 của Thống đốc NHNN ban hành có hiệu lực từ ngày 22/04/2005 quy định rõ các tổ chức tín dụng phải tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo điều 7 của quyết định thay vì thực hiện theo điều 6.

Hầu hết các Ngân hàng còn lại hiện đang phân loại nợ theo điều 6, tức là phân loại nợ theo khả năng trả nợ, không xét đến tiêu chí về tình hình tài chính của khách hàng. NHNN chưa gắt gao trong việc buộc các NHTM phân loại nợ quy định ban hành. Do đó, dẫn tới chưa phản ánh đầy đủ tình hình nợ quá hạn, nợ xấu.

2.5.2.8. Do tập trung cho vay một nhóm khách hàng, một nhóm ngành, một khu vực địa lý …

Do tập trung cho vay vào một đối tượng khách hàng, một nhóm ngành hàng, một khu vực địa lý là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Thật vậy, nợ xấu, nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đại Á tăng cao trong năm 2006, 2007, 2008 là do tập trung cho vay vào một nhóm khách hàng và tập trung cho vay một khu vực địa lý là huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng thì nguyên tắc cơ bản phải phân tán rủi ro tức là nguyên tắc đa dạng hóa khách hàng, địa bàn hoạt động…

2.5.3. Nguyên nhân từ phía các yếu tố khác

2.5.3.1. Do môi trường kinh doanh của khách hàng không thuận lợi

Môi trường kinh doanh được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng rất cao đến RRTD. Đó là nhóm nguyên nhân khách quan mà khó có thể hạn chế được. Việt Nam đang nằm trong danh sách các nước đang phát triển, đang trong giai đoạn phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới nên một số ngành nghề trong nước luôn bị ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế của các nước lớn như ngành nông nghiệp, dệt may, ngành thủy sản… Sự tác động của nền kinh tế thế giới đối với các ngành hàng trên gây nên rủi ro phá sản của các doanh nghiệp có vay vốn Ngân hàng. Bên cạnh đó, hội nhập vừa làm cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá sản, hệ lụy là RRTD cho hệ thống Ngân hàng.

2.5.3.2. Do tác động của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh

Hiện nay nền kinh tế nước ta nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Cho vay phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh. Cho tính chất đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nên hiện nay hầu hết các NHTM trên địa bàn đều có sản phẩm cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn. Trong đó các nhu cầu về vốn phục vụ chăn nuôi thì cho vay chăn nuôi heo, gà, nuôi tôm, nuôi cá là phổ biến nhất. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, đó

cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD phát sinh từ yếu tố khách quan mà Ngân hàng thường khó lòng kiểm soát được.

2.5.3.3. Do pháp luật của nhà nước còn nhiều khe hở

Hiện nay, chúng ta đã có đầy đủ luật hỗ trợ về mặt pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động TDNH, và liên quan đến các ban ngành khác. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động Ngân hàng còn gặp phải nhiều vướng mắc và chồng chéo như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. Trên thực tế, ngân hàng không làm được điều này vì Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng để xử lý mà phải xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng ngân hàng không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng như:

Thứ nhất, theo quy định của pháp lệnh THA thì người được THA phải nộp phí THA trên giá trị tài sản hoặc số tiền mà người được THA thực thu. Điều này không hợp lý trong trường hợp các Ngân hàng sau khi có quyết định của tòa án, đã gửi đơn yêu cầu THA, thì số tiền mà KH trả nợ dù cho đó là kết quả của THA hay do kết quả từ việc Ngân hàng tự thu đều bị thu phí THA do số tiền thu được phát sinh sau khi Ngân hàng yêu cầu THA. Quy định này đã bảo vệ quyền lợi của THA mà không bảo vệ quyền lợi của người được THA cụ thể là các NHTM trong quá trình thu hồi nợ qua con đường tố tụng.

Thứ hai, Đối với tài sản bảo đảm đã kê biên thì pháp lệnh THA không cho phép hai bên tự thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm. Điều đó không hợp lý và không bảo vệ quyền chủ nợ do giá trị tài sản kê biên bán đấu giá thường thấp hơn giá trị tài sản do hai bên thỏa thuận bán tài sản.

Thứ ba, kê biên tài sản để định giá trị tài sản bán đấu giá không có cơ sở. Thông thường chấp hành viên định giá tài sản theo khung giá nhà nước nhưng do khung giá nhà nước thấp nên chấp hành viên kết luận giá trị tài sản theo giá thị trường mà không đưa ra được các căn cứ định giá cụ thể. Điều đó dẫn tới giá trị tài sản kê biên bán đấu giá quá cao, dẫn tới việc đấu giá không thành. Mỗi lần đấu giá

không thành, giá trị tài sản lại giảm theo tỷ lệ 10% so với giá trị tài sản ở lần đấu giá gần nhất. Việc định giá tài sản cao dẫn đến thời gian giảm giá đến giá hợp lý của tài sản dài đồng nghĩa với thời gian thu nợ dài, đôi khi giá trị tài sản sau khi bán đấu giá thành không không đủ bù đắp tiền gốc, lãi vay trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí….

Thứ tư, thời gian giải quyết các tranh chấp qua con đường tố tụng rất lâu, mất khoảng từ một năm trở lên và ngân hàng phải tốn kém rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí để thu nợ qua con đường tố tụng.

Thứ năm, Đối với những hồ sơ thu nợ qua khởi kiện thì tòa tuyên con nợ phải trả cho chủ nợ số tiền gốc và lãi đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật, ngoài ra phải trả lãi phát sinh theo lãi suất cơ bản đến thời điểm trả hết nợ. Thông thường lãi suất cơ bản của NHNN thường thấp hơn lãi suất cho vay trên hợp đồng tín dụng. Điều này làm thiệt hại cho Ngân hàng khi thu hồi nợ qua con đường khởi kiện

2.5.3.4. Do hạn chế của công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước

Hiện nay, hoạt động thanh tra NHNN đã đóng góp tích cực trong việc kiểm tra kiểm soát chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, do đội ngũ thanh tra viên thiếu dẫn tới tần suất thanh tra chưa cao, một số cán bộ thanh tra NHNN có năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác thanh tra, giám sát. Những tồn tại cần khắc phục chỉ được đưa ra khi đó là những vấn đề nổi cộm không thể che dấu mới được. Tình trạng du di trong việc bỏ lỗi trong các biên bản thanh tra giám sát còn nhiều. Biên bản thanh tra chưa phản ánh đầy đủ thực chất hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó phương pháp thanh tra không đa dạng, thường rất lạc hậu, hoạt động thanh tra hiện còn theo hướng sử lý các vụ việc đã phát sinh không có tính chất cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn hoạt động tín dụng.

2.5.3.5. Do hạn chế về mặt quản lý của Ngân hàng nhà nước

NHNN trong thời gian qua đã có những đóng góp cực kỳ to lớn trong việc quản lý và điều hành chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tài khoá để phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, khi áp dụng các chính sách trên thì mặt trái các chính sách của NHNN lại ảnh hưởng tới tình hình hoạt

động kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp: ví dụ để kiểm soát lạm phát NHNN đã tăng lãi suất tiền gửi, tăng lãi suất chiết khấu do đó lãi suất cho vay tăng theo. Kết quả trên dẫn tới chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cao, doanh nghiệp có thể bị thua lỗ. Đơn cử trường hợp năm 2008 lãi suất cho vay có thể lên tới 21%/năm, doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất do lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí lãi vay Ngân hàng. Do đó, tác giả thiết nghĩ chính sách quản lý của NHNN trong từng thời kỳ phải thực sự linh hoạt để ngoài mục tiêu quản lý nhà nước nói chung thì phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh ổn định

2.5.3.6. Nguyên nhân đặc thù dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Đồng Nai là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển công nghiệp, xây dựng - thương mại và dịch vụ cao do đó, định hướng phát triển của tỉnh là tập trung phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ trên cơ sở phát triển ổn định nông nghiệp. Từ đó, phát sinh nhu rất lớn cầu về vốn tín dụng của các loại hình doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên không phải bất kỳ nhu cầu tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đủ điều kiện cấp tín dụng, do đó, xuất hiện các hiện tượng tiêu cực trong việc cấp tín dụng đó là các nguyên nhân như:

- Do đạo đức, trách nhiệm CBTD, cán bộ lãnh đạo còn yếu; - Do cho vay sai quy chế tín dụng;

- Do không kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của KH; Thứ hai, thiếu cơ sở định giá tài sản bảo đảm dẫn định giá tài sản bảo đảm quá cao khi cho vay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tài sản thế chấp chủ yếu là nhà xưởng, máy móc thiết bị mà không phải là quyền sử dụng đất do đất của các doanh nghiệp là đất thuê của các công ty phát triển khu công nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm. Đối với tài sản là nhà xưởng, máy móc thiết bị thì tính thanh khoản không cao và hiện đang thiếu cơ sở định giá tài sản đối với việc định giá nhóm tài sản này. Ngân hàng chưa có cơ sở định giá tài sản là máy móc thiết bị theo giá thị trường nên thường định giá theo giá trị sổ sách. Tuy nhiên, đối với loại hình công ty mẹ con thì giá trị sổ sách của tài sản rất cao do có

hiện tượng chuyển giá và tài sản là máy móc thiết bị có hao mòn vô hình theo phát triển của khoa học kỹ thuật.

Thứ ba, ngân hàng thiếu thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác khung giá đất trên địa bàn tỉnh thấp và không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu về định giá tài sản bảo đảm dẫn đến rủi ro nếu định giá. Các giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh chưa được qua sàn (chỉ qua sàn đối với các dự án bất động sản mới của các chủ đầu tư lớn). Do đó, có những hạn chế nhất định khi định giá tài sản bảo đảm theo giá thị trường vì chưa có cơ sở để định giá. Bên cạnh đó, tính thanh khoản về bất động sản của Đồng Nai chưa cao, thị trường bất động sản ở Đồng Nai chưa phát triển dẫn đến khó khăn trong việc chuyển nhượng và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Thứ tư, nguyên nhân do khách hàng cố tình lừa đảo khá cao, nhất là nhóm khách hàng là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương hai, luận văn đã giải quyết được các vấn đề như thực trạng tín dụng và RRTD trên địa bàn tỉnh đồng thời thông qua bảng khảo sát các CBTD, lãnh đạo cấp tín dụng đề tài đã làm rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại ngân hàng TMCP Đại Á để từ đó phân tích sâu hơn trong những nguyên nhân này, nguyên nhân nào là trọng yếu dẫn đến RRTD tại ngân hàng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp hạn chế RRTD được đề cập chi tiết tại chương ba.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á

DaiABank định hướng trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đô thị phát triển, có nghiệp vụ đa dạng, chất lượng phục vụ cao, công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, từng bước đưa DaiABank trở thành một thương hiệu ngân hàng có uy tín cao trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Những định hướng, chiến lược phát triển của DaiABank

Phát triển nguồn vốn huy động: hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trực tuyến, cho ra các sản phẩm đa dạng, chương trình khuyến mại phù hợp, đáp ứng nhu cầu thiết thực và tốt nhất với từng đối tượng khách hàng.

Xác định đối tượng và chính sách hoạt động kinh doanh: xác định đối tượng đầu tư tín dụng phù hợp để vừa nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và lâu dài. Nghiên cứu đầu tư, tham gia liên doanh góp vốn đối với một số dự án trọng điểm; cơ cấu lại tài sản sinh lời nhằm đảm bảo hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)