Phần 1: Bao gồm các câu hỏi có tính chất phân loại đối tượng được khảo sát như đặt ra câu hỏi để người được khảo sát lựa chọn trả lời “Bạn có từng quản lý hồ sơ vay bị nợ quá hạn, nợ xấu” hoặc “thời gian công tác của bạn”. Với câu hỏi này tác giả muốn gạn lọc đối tượng khỏi nghiên cứu do đối tượng chưa từng quản lý hồ sơ nợ quá hạn, nợ xấu hoặc thời gian công tác dưới một năm thì câu trả lời của họ sẽ có mức độ ít tin cậy hơn trường hợp đã từng quản lý hồ sơ nợ quá hạn, nợ xấu hoặc thời gian công tác trên một năm. Ở phần này, người được khảo sát có thời gian công tác dưới một năm hoặc và chưa từng quản lý hồ sơ bị nợ xấu nợ quá hạn được loại bỏ khỏi nghiên cứu thống kê.
Trong phần một, tác giả cũng đề câp hai câu hỏi về trình độ chuyên môn để đánh quan điểm của những người được khảo sát. Ví dụ, người được khảo sát có thời gian làm công tác tín dụng trên năm năm, trình độ chuyên môn sau đại học sẽ câu trả lời có mức độ tin cậy cao hơn so với những nhóm đối tượng khác.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến chức danh của người được khảo sát. Theo quan niệm của tác giả thì chức danh khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến RRTD.
Phần 2: là phần câu hỏi chính. Tác giả đưa ra các nguyên nhân từ nhiều phía như nguyên nhân phát sinh từ phía KH, nguyên nhân phát sinh từ phía Ngân hàng, từ phía Chính phủ, từ phía NHNN, từ các yếu tố khác để khảo sát. Các nguyên nhân được xắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và được đo lường bằng bảy mức độ biểu hiện từ một đến bảy được xắp xếp theo mức độ từ ít quan trọng đến rất quan trọng. Nguyên nhân được người được khảo sát lựa chọn số một cho thấy đó là nguyên nhân không ảnh hưởng đến RRTD. Nguyên nhân được người được khảo sát chọn số bảy có ý nghĩa đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến RRTD. Trên cơ sở lựa chọn của người được khảo sát, tác giả sẽ đánh giá được đâu là nguyên nhân trọng yếu có sự lựa chọn của số đông để từ phân tích sâu thêm và đề ra giải pháp hạn chế RRTD tại ngân hàng TMCP Đại Á.