Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại tiền

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 42 - 45)

Bảng số 2.4: Cơ cấu cho vay phân theo loại tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Dư nợ cho vay

Tăng/giảm (%) Tổng cộng Ngoại tệ Nội tệ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006 1.650 100 421 25,53 1.228 74,47 24,00 2007 2.384 100 609 25,56 1.774 74,44 30,80 2008 2.731 100 595 21,79 2.136 78,21 12,74 2009 3.571 100 750 20,65 2.882 79,35 24,81 2010 4.803 100 1.215 25,30 3.588 74,70 24,38

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Từ bảng số liệu trên cho thấy: dư nợ cho vay chủ yếu là VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu vốn bằng VNĐ chủ yếu là phục vụ nhu cầu vốn lưu động và một số ít phục vụ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định có nguồn gốc từ trong nước. Năm 2009 dư nợ vay bằng ngoại tệ không tăng do chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước. NHNN đã quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM từ +3% lên +5% kể từ ngày 24/3/2009.

Việc mở rộng biên độ tỷ giá làm cho tỷ giá có xu hướng tăng, VNĐ mất giá so với USD, giá hàng nhập khẩu tăng. Tỷ giá tăng sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm trong nước. Cùng với mở rộng biên độ tỷ giá, NHNN sử dụng chính sách điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tạo thuận lợi khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm mục tiêu khôi phục kinh tế trong nước. Do đó, năm 2009 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ không tăng so với năm 2008.

Năm 2010 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng do lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thấp, chỉ xấp xỉ một nửa so với vay bằng VNĐ. Thứ hai, do Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng đối tượng vay bằng ngoại tệ cho cả các DN nhập khẩu hàng hóa để bán hàng trong nước. Thứ ba, niềm tin của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sự ổn định của tỷ giá trong mấy tháng qua khá bền vững; Thứ tư Chính phủ có các gói hỗ

trợ lãi suất đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay.

2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh tế

Bảng số 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh là chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thì tỷ trọng dư nợ trên đã cho thấy việc tín dụng đã tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng cho vay phục vụ công nghiệp và dịch vụ trong khi đó giảm dần tỷ trọng cho vay nông nghiệp qua các năm, cụ thể tỷ trọng cho vay nông nghiệp vào thời điểm năm 2004 chiếm 15% giảm xuống còn 3% trong năm 2009.

Trong tổng dư nợ, thì dư nợ cho vay thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu dư nợ cho vay trên cho thấy chiến lược phát triển của tỉnh là tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp được coi là chủ lực của tỉnh là công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, giày dép, công nghiệp hóa chất và cao su… Do đó dư nợ đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ 1.650 2.384 2.731 3.571 4.803

Nông lâm ngư nghiệp 187 243 119 107 625

Tỷ trọng (%) 11,33 10,19 4,36 3,00 13,01

Công nghiệp và xây dựng 753 1.008 1.157 1.607 1.920 Tỷ trọng (%) 45,64 42,28 42,37 45,00 39,98 Thương mại và dịch vụ 420 667 712 1.107 1.537 Tỷ trọng (%) 25,45 27,98 26,07 31,00 32,00

Ngành khác 290 466 743 750 721

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)