Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát và đánh giá an

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 81 - 88)

hệ thống Ngân hàng thương mại.

Thanh tra NHNN đối với hoạt động tín dụng không những góp phần giảm thiểu RRTD mà còn phát hiện kịp thời những sai sót đồng thời định hướng cho Ngân hàng phát triển đúng hướng. Do đó, phải tăng cường và nâng cao hiệu quả của thanh tra bằng cách:

Thứ nhất, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra.

Thứ hai, hoàn thiện bộ máy thanh tra của Ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương tới cơ sở độc lập về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong bộ máy tổ chức của NHNN.

Thứ ba, Tăng cường tần suất hoạt động thanh tra để giảm thiểu rủi ro.

3.3.2.3. Ngân hàng nhà nước cần cải tiến và tổ chức tốt hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng và tạo điều kiện để các Ngân hàng thương mại khai thác nhanh chóng và hiệu quả thông tin tín dụng.

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc cung cấp thông tin về tình hình tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chi tiết, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tra cứu thông tin của ngân hàng, đó cũng là thách thức cho ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Cấp tín dụng của ngân hàng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng là nguy cơ gia tăng nợ xấu, NQH và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất nước. Do đó, NHNN cần nâng cấp khả năng cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng về nhiều mặt để ngân hàng có thể khai thác được nguồn thông tin chất lượng với độ tin cậy cao nhất.

3.3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các định chế về các công cụ phái sinh về bảo hiểm tín dụng

Công cụ tín dụng phái sinh là công cụ được sử dụng để quản lý RRTD. Đó là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư …) nhằm đưa ra những khoản bảo đảm chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Công cụ tín dụng phái sinh cho phép tách RRTD ra khỏi các loại rủi ro khác và chuyển rủi ro từ người bán rủi ro đến người mua rủi ro. Khả năng tách RRTD khỏi các tài sản có và tài sản nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, ngân hàng có thể tự bảo vệ mình khỏi các RRTD. Các công cụ phái sinh được áp dụng vào thực tế như quyền chọn tín dụng, hoán đổi tín dụng và một số công cụ phái sinh khác để phòng ngừa và chống đỡ rủi ro. Các công cụ này hiện đã áp dụng rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam cơ sở lý luận cho các sản phẩm này đã có nhưng để áp dụng thành công vào thực tế thì phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và cần phải được chuẩn bị kỹ trước khi đưa vào áp dụng phổ biến trong thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có rất nhiều giải pháp để hạn chế RRTD. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đề cập tới các giải pháp xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan từ phía KH và từ phía Ngân hàng. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD do yếu tố khách quan có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Do đó, đi tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp góp phần giúp ngân hàng TMCP Đại Á giảm thiểu RRTD do yếu tố chủ quan gây ra là điều quan trọng nhất và nếu giảm được rủi ro xuất phát từ yếu tố chủ quan thì các nhà quản trị rủi ro đã đi được phần lớn con đường quản trị RRTD tại Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Để quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Đại Á phải xây dựng cho mình một hệ thống quản trị riêng, áp dụng đồng bộ các giải pháp. Trong các giải pháp mà đề tài nêu ra để hạn chế rủi ro tín dụng thì giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng xuất phát từ phía ngân hàng là giải pháp quan trọng nhất. Do xuất phát từ việc khi Ngân hàng cấp một khoản tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng mua một khoản rủi ro để đổi lấy khoản lợi nhuận. Từ đó, theo tác giả việc quản trị rủi ro tín dụng bằng cách hạn chế các nguyên nhân phát sinh từ nội tại bên trong Ngân hàng là điều quan trọng nhất.

Tuy nhiên, một môi trường phát lý đồng bộ, chặt chẽ của Chính phủ, một định hướng phát triển tín dụng đúng đắn của NHNN là nền tảng cho hoạt động tín dụng phát triển ổn định và hạn chế được rủi ro tín dụng. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo thông tin trong các báo cáo tài chính sát thực với kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý là cơ sở để ngân hàng hoạt động và là cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các Ngân hàng trong việc vay và thu hồi nợ.

Đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á” được viết trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của tác giả trong thời gian làm công tác tín dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cũng như nhận thức của tác giả còn có những mặt hạn chế nhất định. Do đó, đề tài không tránh được phần thiếu sót cần hoàn thiện bổ sung thêm. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, cùng các bạn đọc để tác giả hoàn thiện và bổ sung kiến thức của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. [3]. Hà Quang Đào, Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng

thương mại, Đại học Ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Văn Độ (2007), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương

mại nhà nước trong thời kì hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng (15).

[5]. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống kê

[7]. Dương Thị Bình Minh/Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ,

Nhà xuất bản Thống Kê.

[8]. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê

[9]. Ngân hàng TMCP Đại Á, Báo cáo tổng kết, Lưu hành nội bộ, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Nguyễn Ngọc Hải, học viên cao học khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Lạc Hồng. Tôi đang nghiên cứu luận văn tốt nghiệp với đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á”.

Với bảng câu hỏi khảo sát này tác giả muốn tìm ra những nguyên nhân chính yếu dẫn đến rủi ro tín dụng và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn tại Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu trả lời cho mỗi nguyên nhân của anh/chị có ý nghĩa to lớn đối với nghiên cứu của tác giả cũng như đóng góp ít nhiều góp phần hạn chế rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng. Do đó, không có quan điểm, thái độ nào là đúng hay sai mà tất cả các đóng góp của anh/chị đều là các thông tin hữu ích.

Tác giả cũng xin đảm bảo rằng, các thông tin trong bảng khảo sát nghiên cứu chỉ được trình bày dưới dạng các số liệu thống kê. Các anh/chị có nhu cầu tìm hiểu sâu thêm về đề tài, vui lòng cung cấp địa chỉ email, tác giả sẽ gửi bài viết cho các Anh/chị sau khi hoàn thành.

Nhân đây, tác giả thành thật cảm ơn các anh chị đã bớt chút thời gian đóng góp cho đề tài thông qua việc trả lời bản câu hỏi khảo sát. Nếu cần trao đổi thêm, xin vui lòng liên lạc với tác giả theo địa chỉ email ngochai.dc@gmail.com, hoặc số điện thoại: 0933 69 72 79.

Phần I: Câu hỏi phân loại

Tên người được khảo sát: ………Email:……… 1.1 Bạn có từng quản lý hồ sơ vay bị nợ quá hạn, nợ xấu

Có không

1.2 Thời gian làm công tác tín dụng của bạn

Dưới 1 năm Từ 1 -5 năm Trên 5 năm

1.3 Trình độ chuyên môn

Cao đẳng Đại học Trên đại học

1.4 Chức danh hiện tại

Nhân viên Trưởng, phó phòng GĐ, PGĐ

II. Câu hỏi chính: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Ghi chú: Mức độ quan trọng của các nguyên nhân tăng dần từ 1 đến 5 1 = Không quan trọng

5 = Rất quan trọng

STT Tên

biến Nguyên nhân hưởng của nguyên nhân Đánh giá mức độ ảnh 2.1 KH Nguyên nhân từ phía khách

hàng vay vốn 1 2 3 4 5

1 KH1 Do khách hàng sử dụng vốn sai

mục đích 1 2 3 4 5

2 KH2

Do khách hàng có tâm lý ỷ lại chây ỳ trong việc thanh toán nợ vay

1 2 3 4 5

3 KH3 Do khách hàng cố tình lừa đảo 1 2 3 4 5 4 KH4 Do hạn chế về năng lực quản lý,

kinh doanh của khách hàng 1 2 3 4 5

2.2 NH Nguyên nhân phát sinh phía

Ngân hàng 1 2 3 4 5

1 NH1 Do thiếu cơ sở định giá tài sản

đảm bảo 1 2 3 4 5

2 NH2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không xem xét tính biến động (định giá lại) giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay

1 2 3 4 5

3 NH3 Định giá tài sản quá cao khi quyết

4 NH4 Thiếu thông tin về quy hoạch sử

dụng đất 1 2 3 4 5

5 NH5 Cho vay sai quy chế tín dụng 1 2 3 4 5

6 NH6

Do áp lực cạnh tranh tìm kiếm khách hàng CBTD hạ bớt tiêu chuẩn cấp tín dụng

1 2 3 4 5

7 NH7 Không kiểm tra kiểm soát quá

trình sử dụng vốn vay 1 2 3 4 5

8 NH8

Do thiếu thông tin về khách hàng vay vốn (thông tin tài chính, phi tài chính, thị trường, ngành nghề của khách hàng…)

1 2 3 4 5

9 NH9 Do đạo đức của CBTD, của lãnh

đạo cấp tín dụng 1 2 3 4 5

10 NH10 Do tác động cho vay của cấp trên 1 2 3 4 5 11 NH11 Do quá tải về công việc của

CBTD 1 2 3 4 5

12 NH12 Do trình độ chuyên môn của

CBTD, lãnh đạo cấp tín dụng 1 2 3 4 5 13 NH13 Do hạn chế của bộ phận kiểm tra

kiểm soát nội bộ 1 2 3 4 5

14 NH14

Do phân loại nợ và trích lập dự phòng (hiện chủ yếu phân loại nợ theo thời gian quá hạn chưa phân loại nợ theo tình hình tài chính của khách hàng)

1 2 3 4 5

15 NH15

Tập trung cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng, thị trường, ngành…

1 2 3 4 5

2.3 CP Từ phía chính phủ 1 2 3 4 5

1 CP1 Do pháp luật của nhà nước còn

nhiều khe hở 1 2 3 4 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 CP2

Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô của Chính Phủ (chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách xuất nhập khẩu…)

1 2 3 4 5

1 NHNN1 Do hạn chế của công tác thanh tra,

giám sát của Ngân hàng nhà nước 1 2 3 4 5 2 NHNN2 Hạn chế về mặt quản lý của Ngân

hàng nhà nước 1 2 3 4 5

2.5 K Từ các yếu tố khác 1 2 3 4 5 1 K1 Môi trường kinh doanh không

thuận lợi 1 2 3 4 5

2 K2 Tác động của thiên tai, lũ lụt, dịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 81 - 88)