Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm cao đặc biệt trong năm năm 2007. Năm 2006 cùng với tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 13,56% thì tốc độ tăng doanh số cho vay cao do Chính phủ có một số chính sách tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế cho vay trước đây mà quan trọng là các Ngân hàng được quyền tự chủ trong quyết định đầu tư. Ngân hàng TMCP Đại Á đã mở rộng việc cho vay cho các loại hình doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình có sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng, đặc biệt mở rộng đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần… Việc mở rộng đối tượng
cho vay đã làm doanh số cho vay trên địa bàn tăng và đồng thời giảm thiểu rủi ro do việc tập trung cho vay các doanh nghiệp nhà nước mà hầu hết hoạt động yếu kém. Do đó, doanh số tăng mạnh. Trong năm 2007 là năm nền kinh tế đất nước thịnh vượng nhất, tốc độ kinh tế phát triển cao, tình hình tài chính ổn định, các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay tăng 47,37% so với năm 2006 trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 80,27%, cho vay trung dài hạn chiếm 19,73% so với năm tổng doanh số năm 2007.
Việc tăng doanh số cho vay và điều chỉnh cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đã được thể hiện rõ. Tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn tăng do định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như ưu tiên cho phát triển các công trình dự án của tỉnh, bên cạnh đó ưu tiên cho vay về đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp và cá nhân đã làm cho doanh số cho vay trung dài hạn có sự tăng trưởng rõ rệt.
Bảng số 2.2: Tình hình cho vay giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng cộng Trong đó Tốc độ tăng giảm (%) Trung dài hạn Ngắn hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006 3.467 100 561 16,18 2.906 83,82 27,95 2007 5.335 100 1.052 19,72 4.283 80,28 35,01 2008 5.015 100 878 17,51 4.137 82,49 - 6,38 2009 6.980 100 1.043 14,94 5.937 85,06 28,15 2010 8.048 100 1.126 13,99 6.922 86,01 13,27
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011
Đến năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều dấu hiệu xấu, giá cả tiêu dùng leo thang, thị trường chứng khoán đi xuống, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất huy động tiền gửi thay đổi và phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN trong việc ổn định lạm phát. Lãi suất cho vay thay đổi thất thường theo lãi suất huy động
của Ngân hàng trong từng thời kỳ (có giai đoạn lãi suất cho vay tăng đến 21%) khiến cho việc doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc sử dụng cơ cấu nợ vay. Doanh số cho vay đã giảm đáng kể đặc biệt là doanh số cho trung dài hạn. Các doanh nghiệp trong thời gian này chỉ vay vốn ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời, ít vay cho mục đích đầu tư vào tài sản cố định. Doanh số cho vay năm 2008 đạt 5.015 tỷ đồng, giảm 9,4% so với năm 2007 trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 4.137 tỷ chiếm 82,49% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung dài hạn đạt 878 tỷ chiếm 17,51% trong tổng doanh số cho vay.
Doanh số cho vay của tỉnh năm 2009 tăng đáng kể đó là kết quả Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng, ngăn giảm suy thoái với gói kích thích kinh tế có tổng giá trị gần 10% GDP. Cụ thể, gói kích thích kinh tế bao gồm 4 khoản: Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn, giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó gói hỗ trợ lãi suất được quan tâm nhiều nhất. NHNN đã tổ chức chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt các Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ không quá 8 tháng và trước 31/12/2009; Cơ chế thứ 2 là hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 bao gồm 9 ngành, lĩnh vực thuộc nông nghiệp và công nghiệp (443/QĐ-TTg); Cơ chế thứ 3 theo QĐ 447 là thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị tối đa là 24 tháng; vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (tối đa là 12 tháng), áp dụng đối với những khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/5/2009 đến 31/12/2009.
Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh tận dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước vay vốn khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả của các chính sách trên doanh số cho vay tại ngân hàng TMCP Đại Á tăng nhanh vào năm 2009, tăng 39,2% so với năm 2008, trong đó
doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh chiếm tỷ trọng 85% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung dài hạn tăng về số tuyệt đối chiếm tỷ lệ 15% so với tổng doanh số cho vay trong năm 2009, giảm tỷ trọng so với năm 2008 do các doanh nghiệp còn rụt rè đầu tư vốn trung dài hạn do chưa dự báo được tình hình kinh tế trong những năm tới.
Doanh số cho vay năm 2010 tăng 14% so với năm 2009 do năm 2010 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng các gói hỗ trợ lãi suất cho vay và các gói kích thích kinh tế phát triển như sau:
Theo quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 các NHTM hỗ trợ cho vay trung dài hạn bằng VNĐ đối với tổ chức, cá nhân thời gian hỗ trợ là 24 tháng, lãi suất hỗ trợ là 2%/năm đối với các HĐTD giải ngân trong năm 2010.
Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 tiếp tục hỗ trợ các khoản vay mua máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biên nông nghiệp và máy tính với thời gian vay tối đa là 24 tháng; hỗ trợ vay mua vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng để làm nhà ở khu vực nông thôn với thời gian vay tối đa là 12 tháng đối với các hợp đồng tín dụng giải ngân trong năm 2010.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác vay vốn từ 50 - 500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản, ban hành cơ chế khuyến khích các Tổ chức Tín dụng mở rộng cho vay đối với ngành nông nghiệp và nông thôn với lãi suất thấp hơn các lĩnh vực khác, thông qua giảm dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ trên thì trong mười tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã giữ ổn định lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất cơ bản ở mức 8%năm; lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu ở mức 8%/năm. Từ tháng năm năm 2011 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất trên lên thêm 1%/năm đồng thời quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD đối với tổ chức kinh tế tại Tổ chức Tín dụng là 1%.
Nhờ hàng loạt các chính sách điều hành của Nhà nước trong thời gian năm 2010 tạo điều kiện cho doanh số cho vay năm 2010 tăng 14% so với năm 2009.
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á