Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 75 - 76)

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro độc lập với kinh doanh tiến tới thực hiện quản lý rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ uỷ quyền theo hàng ngang.

Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách KH, xây dựng danh mục đầu tư trong từng thời kỳ.

Phân tách phòng tín dụng thành nhiều bộ phận như bộ phận chuyên môn khác nhau như bộ phận quan hệ KH, bộ phận quản lý RRTD, bộ phận tác nghiệp (đang được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương) nhằm bảo đảm tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc xử lý và thu hồi nợ. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng chưa có bộ phận quản lý rủi ro và xử lý nợ có vấn đề. Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu CBTD là người cho vay đồng thời là người trực tiếp xử lý RRTD. Mô hình này thực tế đã chỉ ra những hạn chế trong việc xử lý và thu hồi nợ do không có tính chuyên sâu. Do đó, tác giả thiết nghĩ nên xây dựng bộ máy quản trị RRTD độc lập với kinh doanh có trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp với đầy đủ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật do công việc xử lý nợ là một công việc khó đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, có như thế mới nâng cao hiệu quả của công tác xử lý và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 75 - 76)