Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 50)

Bảng số 2.9: Nợ quá hạn phân theo ngành nghề kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng nợ quá hạn 1.310 444 2.473 2.858 2.451

Nông lâm ngư nghiệp 118 49 47 84 191

Tỷ trọng (%) 9 11 1,9 2,9 7,8

Công nghiệp và xây dựng 629 177 1.116 1.126 1.007

Tỷ trọng (%) 48 40 45,1 39,4 41,1

Thương mại và dịch vụ 354 111 941 1.197 958

Tỷ trọng (%) 27 25 38,1 41,9 39,1

Ngành khác 210 107 369 451 295

Tỷ trọng (%) 16 24 14,9 15,8 12,0

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Trong chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai thì tỉnh tập trung phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, Xây dựng - Thương mại, dịch vụ là chủ yếu, bên cạnh đó là phát triển nông nghiệp. Do đó, tỷ trọng dư nợ quá hạn đối với ngành kinh tế nông lâm, ngư nghiệp chiếm một tỷ trọng thấp (7,8%) trong tổng dư nợ quá hạn giảm so với năm 2006 (9%) và tăng so với năm 2009 là do ảnh hưởng của dịch bệnh heo tai xanh trên diện rộng trên địa bàn tỉnh vào năm 2009.

Tỷ trọng nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ do tính chất cơ cấu kinh tế của tỉnh

2.3. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á

Tại Ngân hàng TMCP Đại Á trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2008 nợ quá hạn tại chi nhánh này tăng cao đột biến do cho vay sai quy chế tín dụng, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong quá trình quyết định cho vay của các nhóm cá nhân có quan hệ móc nối với nhau vì lợi ích riêng.

Như một số báo đã đưa tin (Báo tuổi trẻ, báo Đồng Nai) một số cá nhân móc nối với cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng và Giám đốc chi nhánh để làm hồ sơ cho vay sản xuất kinh doanh, chăn nuôi hoặc biến tướng thành các mục đích khác nhưng đầu tư vào bất động sản là đất nông nghiệp ở khu vực huyện Long Thành, Nhơn Trạch chờ các dự án thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng giá đất kiếm lời. Tuy nhiên, tiến độ các dự án không diễn ra theo đúng kế hoạch nên đến thời điểm trả nợ, một số khách hàng này không có khả năng trả nợ ngân hàng. Các nhóm khách hàng này cấu kết với ê kíp cho vay của Ngân hàng nên Ngân hàng TMCP Đại Á đã cho vay đảo nợ đối với chính bên vay và cho người nhà, người quen của một số khách hàng này vay để trả thay cho bên vay. Quá trình cho vay sai quy chế tín dụng, vi phạm đạo đức trên đã diễn ra trong một thời gian tương đối dài, đến mãi năm 2007 mới có các dấu hiệu bùng phát. Dư nợ quá hạn tăng, lên đến gần 300 tỷ đồng vào 2008. Từ năm 2008 đến năm 2009, cơ quan công an đã phát hiện những hành vi sai phạm và tiến hành điều tra thì việc thu nợ gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều về thời gian và công sức của ngân hàng TMCP Đại Á do các hợp đồng cho vay đảo nợ có nhiều khả năng bị tòa án tuyên vô hiệu, theo đó sẽ khôi phục lại giá trị các khoản nợ đã đảo nợ trong khi tài sản đảm bảo của các tài sản này đã giải chấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng là cán bộ cho vay định giá tài sản bảo đảm tiền vay quá cao, cao hơn cả giá thị trường. Phần lớn tài sản thế chấp ở các vị trí không thuận lợi, xa trục lộ chính, việc chuyển nhượng tài sản bị hạn chế (chỉ chuyển nhượng cho người địa phương/nông dân tại địa phương) nên tính thanh khoản thấp, giá chuyển nhượng chỉ bằng 40% đến 50% khung giá đất của tỉnh.

Hành vi cấu kết cho vay trái với quy định Pháp luật của cán bộ tín dụng, lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Đại Á là bài học kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng bằng việc thực hiện đúng quy trình cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng từ nguyên nhân đạo đức của cán bộ tín dụng và lãnh đạo cấp tín dụng.

2.4. KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á

2.4.1. Xác định vấn đề cần khảo sát

Xác định vấn đề cần nghiên cứu là điều kiện đầu tiên để thực hiện thành công một cuộc nghiên cứu khảo sát. Việc xác định được vấn đề cần khảo sát giúp cho việc thu thật dữ liệu được tiến hành nhanh và hiệu quả. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung vào nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến RRTD tại ngân hàng TMCP Đại Á để tìm ra được trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD thì nguyên nhân nào là nguyên nhân trọng yếu để từ đó phân tích sâu các nguyên nhân trên và đưa ra các biện pháp quản lý RRTD một cách hiệu quả.

2.4.2. Xác định đối tượng khảo sát

Đối tượng được khảo sát chủ yếu là các cán bộ tín dụng, lãnh đạo cấp tín dụng như các trưởng phó phòng tín dụng, cán bộ và lãnh đạo thực hiện thẩm tái thẩm định để thấy được các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng như nhóm nguyên nhân từ phía khác hàng vay vốn và nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng. Bên cạnh đối tượng khảo sát trên, bảng khảo sát cũng dùng để khảo sát các lãnh đạo cấp cao hơn như Giám đốc, Phó giám đốc của ngân hàng TMCP Đại Á. Đối với nhóm khảo sát này, ngoài thông tin thu được là các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, thì bảng khảo sát còn thu được đáng giá của nhóm khảo sát này đối với các nguyên nhân gián tiếp như nguyên nhân từ phía chính sách của Chính phủ, nguyên nhân từ phía Ngân hàng Nhà nước.

2.4.3. Phân loại dữ liệu và xác định thang đo

Dữ liệu nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến RRTD được lựa chọn kiểu dữ liệu định lượng do loại dữ liệu này phản ánh được mức độ, mức độ hơn kém, tính được trị trung bình, nó thể hiện con số thu thập được ngay trong quá trình điều tra khảo sát, do đó có nhiều mặt thuận tiện cho vấn đề thống kê của tác giả.

Thang đo dùng để mã hóa mức độ của các đơn vị khảo sát được sử dụng là thang đo khoảng. Do đặc tính của thang đo khoảng cung cấp nhiều thông tin về thái độ quan điểm, hay ý kiến của người được khảo sát theo thứ tự từ cao đến thấp.

2.4.4. Thiết kế bảng khảo sát

Phần 1: Bao gồm các câu hỏi có tính chất phân loại đối tượng được khảo sát như đặt ra câu hỏi để người được khảo sát lựa chọn trả lời “Bạn có từng quản lý hồ sơ vay bị nợ quá hạn, nợ xấu” hoặc “thời gian công tác của bạn”. Với câu hỏi này tác giả muốn gạn lọc đối tượng khỏi nghiên cứu do đối tượng chưa từng quản lý hồ sơ nợ quá hạn, nợ xấu hoặc thời gian công tác dưới một năm thì câu trả lời của họ sẽ có mức độ ít tin cậy hơn trường hợp đã từng quản lý hồ sơ nợ quá hạn, nợ xấu hoặc thời gian công tác trên một năm. Ở phần này, người được khảo sát có thời gian công tác dưới một năm hoặc và chưa từng quản lý hồ sơ bị nợ xấu nợ quá hạn được loại bỏ khỏi nghiên cứu thống kê.

Trong phần một, tác giả cũng đề câp hai câu hỏi về trình độ chuyên môn để đánh quan điểm của những người được khảo sát. Ví dụ, người được khảo sát có thời gian làm công tác tín dụng trên năm năm, trình độ chuyên môn sau đại học sẽ câu trả lời có mức độ tin cậy cao hơn so với những nhóm đối tượng khác.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến chức danh của người được khảo sát. Theo quan niệm của tác giả thì chức danh khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến RRTD.

Phần 2: là phần câu hỏi chính. Tác giả đưa ra các nguyên nhân từ nhiều phía như nguyên nhân phát sinh từ phía KH, nguyên nhân phát sinh từ phía Ngân hàng, từ phía Chính phủ, từ phía NHNN, từ các yếu tố khác để khảo sát. Các nguyên nhân được xắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và được đo lường bằng bảy mức độ biểu hiện từ một đến bảy được xắp xếp theo mức độ từ ít quan trọng đến rất quan trọng. Nguyên nhân được người được khảo sát lựa chọn số một cho thấy đó là nguyên nhân không ảnh hưởng đến RRTD. Nguyên nhân được người được khảo sát chọn số bảy có ý nghĩa đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến RRTD. Trên cơ sở lựa chọn của người được khảo sát, tác giả sẽ đánh giá được đâu là nguyên nhân trọng yếu có sự lựa chọn của số đông để từ phân tích sâu thêm và đề ra giải pháp hạn chế RRTD tại ngân hàng TMCP Đại Á.

Tổng thể trong nghiên cứu là các CBTD, các lãnh đạo cấp tín dụng, các nhân viên trực tiếp quản lý RRTD đồng thời các bao gồm cả các nhà quản trị cấp cao hơn như giám đốc, phó giám đốc phụ trách về tín dụng.

Bởi do không có khả năng nghiên cứu trên một tổng thể, tác giả đã chọn mẫu nghiên để tiến hành nghiên cứu khảo sát trên các thông tin xuất phát từ cái riêng để thống kê và suy diễn đi đến kết luận về cái chung của tổng thể. Mẫu nghiên cứu bao gồm các cá nhân có liên quan đến công tác tín dụng và quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Đại Á.

Dữ liệu được thu thập về sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel.

2.4.6. Kết quả khảo sát

Trong 30 bảng khảo sát được gửi tới các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng TMCP Đại Á tác giả đã tổng hợp số liệu như sau.

Bảng số 2.10: Bảng kết quả khảo sát nguyên nhân dẫn đến RRTD tại ngân hàng TMCP Đại Á

I. Nguyên nhân từ phía KH

Mức quan trọng 1 đến 5 (ít đến nhiều) Tổng 1 2 3 4 5 KH1 0 1 9 5 15 30 KH2 3 5 5 7 10 30 KH3 2 5 8 7 8 30 KH4 1 6 7 9 7 30

Tổng số người chọn biêu hiện 6 17 29 28 40 120

Tỷ lệ % 5 14 24 23 33 100 II. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

NH1 4 2 7 8 9 30 NH2 4 5 6 6 9 30 NH3 3 5 5 7 10 30 NH4 5 6 7 7 5 30 NH5 3 6 7 7 7 30 NH6 3 7 3 7 10 30 NH7 1 5 8 5 11 30 NH8 5 6 5 8 6 30 NH9 4 5 3 7 11 30 NH10 4 3 6 7 10 30 NH11 2 8 3 7 10 30

NH12 5 4 7 8 6 30

NH13 5 3 7 5 10 30

NH14 1 8 5 8 8 30

NH15 3 4 6 8 9 30

Tổng số người chọn biêu hiện 52 77 85 105 131 450

Tỷ lệ % 12 17 19 23 29 100 III. Nguyên nhân từ phía Chính phủ

CP1 5 4 8 8 5 30

CP2 5 3 5 6 11 30

Tổng số người chọn biêu hiện 10 7 13 14 16 60

Tỷ lệ % 17 12 22 23 27 100

IV. Nguyên nhân từ phía NHNN

NHNN1 3 4 6 7 10 30

NHNN2 1 4 5 8 12 30

Tổng số người chọn biêu hiện 4 8 11 15 22 60

Tỷ lệ % 7 13 18 25 37 100

V.Nguyên nhân từ các yếu tố khác

K1 3 6 4 7 10 30

K2 4 4 6 7 9 30

Tổng số người chọn biêu hiện 7 10 10 14 19 60

Tỷ lệ % 12 17 17 23 32 100

Nguồn: Kết quả khảo sát tại ngân hàng TMCP Đại Á

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy trong năm nhóm nguyên nhân gây ra RRTD như nguyên nhân từ phía KH vay vốn, nguyên nhân từ phía Ngân hàng, nguyên nhân từ phía Chính phủ, nguyên nhân từ phía NHNN và nhóm nguyên nhân khác thì nguyên nhân từ phía KH vay vốn là nguyên nhân quan trọng nhất. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng được đánh giá là nhóm nguyên nhân đứng thứ nhì. Nguyên nhân từ các yếu tố khác như môi trường kinh doanh không thuận cũng được xem là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến RRTD.

Hai nhóm nguyên nhân từ phía Chính phủ, từ phía NHNN được phần lớn người khảo sát cho điểm ở mức độ thấp hơn so với ba nhóm nguyên nhân trên. Do đó, có thể xem hai nguyên nhân này là các nguyên nhân có tác động gián tiếp tới

RRTD. Trong nhóm nguyên nhân từ phía KH vay vốn thì nguyên nhân được đánh giá cao nhất là do KH cố tình lừa đảo chiếm 90% số người đồng tình, tiếp theo là nguyên nhân do KH sử dụng vốn sai mục đích chiếm 85% số người đồng tình. Nguyên nhân do KH có tâm lý ỷ lại, trây ỳ trong thanh toán nợ vay, nguyên nhân do KH hạn chế về năng lực quản lý kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến RRTD. Những nguyên nhân này sẽ được phân tích sâu hơn ở phần tiếo theo.

Trong nhóm nguyên nhân từ phía Ngân hàng cho vay vốn, nguyên nhân do phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD, nguyên nhân do quá tải về công việc của CBTD là nguyên nhân dẫn đến không quản lý được hồ sơ tín dụng. Do đó, hai nguyên nhân này là nguyên nhân gián tiếp gây ra rủi ro tín dụng. Nguyên nhân do tập trung cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng, thị trường, ngành về lý thuyết là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tại ngân hàng TMCP Đại Á thì nguyên nhân trên không phải là nguyên chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Nguyên nhân thiếu cơ sở định giá tài sản bảo đảm hoặc không xem xét tính biến động của giá trị của tài sản bảo đảm khi cho vay nằm trong nguyên nhân về tài sản đảm bảo và định giá tài sản bảo đảm. Do thiếu cơ sở định giá, không xem xét tính biến động giá trị của tài sản bảo đảm dẫn đến định giá trị tài sản bảo đảm cao, quyết định cho vay cao so hơn mức an toàn cho phép. Do đó, khi phân tích nguyên nhân định giá tài sản bảo đảm tiền vay quá cao, tác giả sẽ lồng hai nguyên nhân trên để phân tích nhằm chỉ ra rõ hơn bản chất của vấn đề và là cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp. Trong phần phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ở dưới tác giả sẽ trình bày theo thứ tự logic từ nguyên nhân quan trọng nhất đến nguyên nhân ít quan trọng theo kết quả tác giả thu được từ cuộc khảo sát.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 2.5.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn 2.5.1.1. Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Khi KH làm hồ sơ vay vốn với mục đích như đã đề nghị trong đơn xin vay vốn, tuy nhiên trên thực tế KH đã không dùng tiền vay đúng mục đích đó. Trường

hợp này rất phổ biến đối với các món vay bị NQH và không có khả năng trả nợ. Rủi ro trên có thể khắc phục được nếu CBTD có sự kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, phát hiện kịp thời để thu hồi nợ. Trên thực tế thì KH sử dụng vốn sai mục đích chủ yếu do dùng vốn vay để đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào chứng khoán hoặc KH vay đầu tư với thời hạn vay không phù hợp với khả năng khấu hao dẫn đến KH phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để bổ sung cho vốn trung dài hạn.

2.5.1.2. Do khách hàng có tâm lý ỷ lại, chây ỳ trong việc thanh toán nợ vay

Hiện nay do hiểu biết của KH còn nhiều hạn chế về việc chậm trả gốc lãi, và chuyển nợ quá hạn nhất là đối với KH cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phần lớn các trường hợp xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn thì nguyên nhân xuất phát từ phía KH do không có ý thức trong việc thanh toán nợ là nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)