5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Không gian làng quê với vẻ đẹp bình dị
Hình ảnh “kiếp con chim lìa đàn” đã được Chu Văn Sơn khái quát về thơ Nguyễn Bính - một tiếng thơ còn vọng về nơi có hương đồng gió nội.
Yêu quê, nhớ quê, Nguyễn Bính đã làm sống dậy trong thi ca Việt Nam một làng quê “đẹp như trong tranh lụa” - theo cách nói của Lại Nguyên Ân. Mảnh đất quê hương trong thơ ông được thi vị hoá với vẻ đẹp nõn nà tinh khôi. Ở đó, đêm đêm, làng quê vẫn nao nao theo nhịp trống chèo và bao anh trai làng, bao cô thôn nữ đang rung lên những tiếng tơ lòng vương vấn nỗi nhớ thương. Ở đó nhịp sống thật yên bình và thánh thiện:
“Những bà tóc bạc hiền như Phật Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa”
(Thơ xuân)
Những câu thơ thủ thỉ như một lời tâm sự với chính mình:
“Ăn gỏi cá đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân” (Anh về quê cũ)
nghe bình dị mà sao rưng rưng một cõi lòng thương nhớ. Sự gắn bó sâu nặng với quê hương ấy đã góp phần tạo nên những thi phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Bính như: Lá thư về Bắc, Xuân tha hương, Nhà tôi, Thư gửi mẹ... Trong tâm trạng
của một lữ khách tha hương, quê nhà hiện lên qua những dòng hoài niệm xa vắng, vời vợi một nỗi buồn. Một con đê quanh co uốn khúc ven làng, cánh đồng lúa xấp xỉ trổ bông trong tiết tháng ba, mảnh vườn nhà non tơ bởi màu dâu tới lứa, giàn đỗ ván lặng lẽ đơm bông mỗi độ xuân về... những cảnh chân quê đó, trong nỗi quan hoài của tấm lòng xa xứ bỗng trở nên ám ảnh thiêng liêng lạ thường. Nguyễn Bính trước sau chỉ là con người của mảnh đất lấm láp bùn lầy và mênh mông nắng gió đồng nội. Dẫu đôi chân giang hồ có in dấu trên mọi miền tổ quốc thì tâm hồn thi nhân vẫn chỉ vọng về quê cũ với nỗi nhớ nao lòng:
“Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”
(Hành phương Nam)
Không gian làng quê Việt Nam truyền thống được vẽ lên khá đầy đủ trong các thi phẩm về nông thôn của Nguyễn Bính, với ông mảnh vườn là “biểu tượng và là ám ảnh của nông thôn trong thơ”, “vườn không chỉ là biểu tượng của thôn quê mà là của cả dân tộc, “chân quê” của mỗi người Việt Nam” (Đỗ Lai Thuý).
Các hình tượng như cánh đồng, đường làng, sân đình, con đê... từ bao đời đã trở nên quen thuộc trong tâm thức con người Việt Nam. “Thi sĩ của thương yêu” luôn bắt đúng mạch của hồn người dân quê bởi vì người nhà quê luôn gắn bó sâu sắc với mảnh vườn, và thi nhân tự bộc lộ hồn mình bằng cả một vườn thơ:
“Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm”
Những hình ảnh cụ thể đó đã hoá thành những giá trị tinh thần nâng đỡ con người trên những bước đường đời. Không gian “vườn” là nơi thể hiện rõ nhất cái tôi “chân quê” của nhà thơ, những giậu mùng tơi ngăn cách, giàn giầu không thương nhớ từ vườn thơ của ông đã trở thành “điển cố tình yêu” trong trái tim bao đôi lứa. Nhà thơ đã ươm trồng hoa trái, nuôi dưỡng ước mơ ở không gian “vườn quê” và chính nó đã nói hộ lòng người trong những xúc cảm hoá thân:
Tháng Chạp hoa non nở cánh vàng Lũ bướm láng giềng đang khát nhuỵ Mách cùng gió sớm rủ rê sang”
Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện nhiều nhất dưới dạng hoài niệm về mảnh vườn. Bởi nó là nơi nâng bước người đi và đợi bước người về sau những tháng ngày phiêu bạt. Nhà thơ đã gửi lòng về với quê hương, tâm tư vẽ nên bao ước mơ hạnh phúc trên mảnh vườn xưa, nơi có: Vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng”. Để rồi tự hỏi: “Chao ôi là mộng hay là thực. Là thực hay là mộng bấy lâu?”. Và cuối cùng đối mặt với thực tại đắng cay: “Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng. Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi”.
Bài thơ“Hoa với rượu” là một bài thơ mang nét tự sự, thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất về mảnh vườn - biểu tượng tâm hồn của Nguyễn Bính. Không gian trong thơ ông là nơi mang đậm dấu ấn cá nhân nhất ở làng quê và cũng là giá trị bền vững nhất trong hồn người.
Vẻ đẹp bình dị, trong sáng trong không gian làng quê Nguyễn Bính đã khơi dậy một bến bờ bình yên trong lòng biết bao thế hệ con người Việt Nam.