Không gian tiên cảnh là nơi nâng đỡ tâm hồn thi nhân

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 46 - 49)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Không gian tiên cảnh là nơi nâng đỡ tâm hồn thi nhân

Cõi tâm hồn trong thơ ông được cất lên từ một thế giới riêng, thoát lên cõi Thiên Thai với “Tiếng trúc tuyệt vời”, nghe tiếng sáo mà tác giả tưởng “như khua động nỗi nhớ nhung, thương tiếc”. Không gian tâm tưởng ở đây đã níu kéo

tác giả “buộc” nỗi nhớ nhung thương tiếc vào cái “cô gái” vu vơ nào đó đang đứng bên kia hồ. Tâm trạng của nhà thơ là nỗi bâng khuâng khi đối diện với khoảng xa rộng của không gian, của đời người. Ông không tìm vui ở cõi trần thế mà bay lên cùng thiên nhiên để “tìm mộng vàng trên cảnh lộng trời mây”. Thế Lữ là người luôn đắm say trong những cảm xúc lãng mạn và tạo dựng cõi Bồng Lai, tự kinh ngạc trước vẻ đẹp thần thoại do chính tâm hồn mình tạo nên:

“Trời cao xanh ngắt - Ô kìa!

Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai”

(Tiếng sáo Thiên Thai). “Ái ân, bờ cỏ ôm chân trúc,

Sau trúc, ô kìa! Xiêm áo ai?

(Vẻ đẹp thoáng qua)

Tất cả hình ảnh ấy đều là cõi mộng, là phi thực, lấy mơ và mộng làm tiền đề cho hình ảnh hư ảo để cảm thụ cõi tinh vi, huyền diệu trong thơ ông. Ngôn ngữ, âm điệu, hình ảnh... ở trong thơ Thế Lữ đã đạt tới độ tinh xảo đủ để chuyên chở cái cõi mộng trong hồn ông. Không gian trong thơ ông là không gian khoáng đạt, ông say đắm cõi Tiên để rồi luôn ở trong cõi mộng:

“Êm như hơi gió thoảng cung tiên Cao như thông vút, buồn như liễu Nước lặng, mây ngừng, ta đứng yên”

(Tiếng gọi bên sông)

Thế Lữ là “người lưu luyến cảnh tiên trong tưởng tượng, phảng phất nghe tiếng sáo tiên, mải mê nhìn những nàng tiên. Muốn gợi trí mơ tưởng cảnh tiên” [64, 57]. Ông đang ở cõi trần luôn muốn thoát ngay lên cõi Tiên: “Bồng lai muôn thuở vườn xuân thắm. Sán lạn, u huyền, trong khói hương”, để rồi ông lại thấy:

“Lung linh vàng dội cung Quỳnh. Nhịp nhàng biến hiện những mình Tiên nga”.

Có thể nói, không gian tiên cảnh ngập tràn trong thơ Thế Lữ, “chưa bao giờ ta thấy thế giới tiên có nhiều vẻ đẹp như thế” [64, 57]:

Như hương khói đượm tàu cau, mái rạ; Ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá; Trời trong xanh, chân trời đỏ hây hây.”

Ông đắm say vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha của các nàng tiên, du dương cùng cõi mộng:

“Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể. Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ, Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”

(Cây đàn muôn điệu)

Thơ Thế Lữ không những có những cách tân táo bạo mà thơ ông còn “làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch” [64, 56]. Thế Lữ muốn tìm giấc mộng ẩn sĩ trên cõi Tiên, thế nhưng, thi nhân có lên Tiên cũng vẫn nhớ chuyện dưới Trần, vẫn nặng lòng say theo cảnh đẹp trần gian, từ “Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ” cho đến “Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay” đã gợi trong lòng người đọc những hình ảnh, âm thanh sắc nét.

Không gian trong thơ Thế Lữ là không gian của một thế giới thiên nhiên lý tưởng, thiêng liêng, mơ ước - đó là cõi Tiên - nơi nâng đỡ tâm hồn thi nhân. Cõi Tiên ở đây không cao xa, tách bạch rành mạch với cõi Trần, mà chính là quê hương của nhà thơ, nó ở ngay giữa hiện thực trời đất. Không gian trong thơ Thế Lữ là một không gian tươi đẹp, rộng mở. Cái tôi cá nhân của nhà thơ luôn muốn đi xuôi ngược giữa đất trời, muốn vượt thoát đến một miền tuyệt diệu - nơi đó là thế giới của Tiên. Bởi ông bất lực với thực tại, mang nặng tâm sự thời thế nên đã tìm đến cái đẹp mà chính mình thờ phụng để che giấu nỗi cô đơn, chán chường của mình.

Trong thơ Thế Lữ, những hình ảnh xuất hiện với tần số cao là mỹ nữ, Nàng Tiên thuộc thế giới con người và Nàng Thơ thuộc thế giới nghệ thuật trở thành hình tượng nghệ thuật đặc trưng, có vai trò như là cái Đẹp. “Trong thơ Thế Lữ, Nàng Tiên không có mối quan hệ thông thường với cõi Tiên, như là một thực thể

dứt khoát phải tồn tại trong một không gian nhất định. Cõi Tiên ở đây thuộc không gian mơ ước. Nàng Tiên cũng không có trong thực tế mà tồn tại trong ước mơ của cái tôi chủ quan” [1, 25]. Chính vì vậy, nhà thơ muốn gửi gắm lòng mình nơi Tiên giới để thể hiện “khát vọng tự do trong không gian - cả không gian thiên nhiên và không gian tâm tưởng” [1, 25].

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 46 - 49)