Nguyễn Bính với không gian làng quê

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 65 - 66)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyễn Bính với không gian làng quê

Trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Nguyễn Bính đã lặng lẽ chọn một con đường nghệ thuật riêng. Vào thời điểm mà hầu hết các thi sĩ đang đam mê, mải miết săn tìm những cảm hứng mới lạ, cách diễn đạt tân kỳ từ phía trời Tây thì thơ Nguyễn Bính vẫn thuỷ chung như một con đò neo đậu bến quê. Vì vậy, thơ ông tuy mang sắc màu hiện đại nhưng vẫn mặn mà một duyên quê truyền thống.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định cái duyên quê đằm thắm trong thơ ông xuất phát từ hơi thở của ca dao như: mô típ nghệ thuật, phương thức thể hiện, giọng điệu than vãn, thể loại lục bát... Điều đó đúng và quả thực, xét về mặt này, thơ Nguyễn Bính biểu hiện khá đậm màu, sắc nét. Nhưng theo chúng tôi, cái gọi là duyên quê ấy được biểu hiện qua chất ca dao như trên chỉ là mặt nổi. Có những thi sĩ cũng viết về làng quê, cũng sử dụng điêu luyện thi pháp ca dao vậy mà thơ họ vẫn không thể vương vấn cho dù chỉ một thoáng “chân quê”. Còn Nguyễn Bính mang cái duyên quê vào cả các thể thơ tự do phóng túng, kể cả thể Đường luật vốn trang nghiêm cổ kính. Vì thế, chất chân quê mặn mà, phần hồn quê đằm thắm trong thơ Nguyễn Bính không đơn giản chỉ là sử dụng thi pháp ca dao với thể thơ lục bát mà do chiều sâu của tư duy nghệ thuật đậm màu truyền thống văn hoá dân tộc. Nói chính xác hơn, cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính thấm đẫm truyền thống văn hoá dân tộc từ cách cảm, cách nghĩ, cách biểu hiện. Chính cái tôi trữ tình gắn với tư duy nghệ thuật đậm màu văn hoá truyền thống này đã tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo của Thơ mới - phong cách Nguyễn Bính.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w