Không gian tiên cảnh với vẻ đẹp hài hoà và tĩnh lặng

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 49 - 52)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Không gian tiên cảnh với vẻ đẹp hài hoà và tĩnh lặng

Thế Lữ không tìm vui ở cõi trần thế mà bay lên cùng thiên nhiên để “tìm mộng vàng trên cảnh lộng trời mây”. Ông là người luôn đắm say trong những cảm xúc lãng mạn và tạo dựng cõi Bồng Lai, tự kinh ngạc trước vẻ đẹp thần thoại do chính tâm hồn mình tạo nên. Khi tìm đến thế giới tiên cảnh, nhà thơ đã dành cho mình những phút giây tĩnh lặng trong không gian với vẻ đẹp hài hoà, trong sáng.

Không gian cõi Tiên của Thế Lữ “là một không gian được ướp bởi vẻ đẹp trong lành, tinh khiết và thơ mộng” [1, 319]. Thế giới ấy có những hình ảnh không mang tính chất huyền bí hay mê hoặc mà đầy đắm say, da diết:

“Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,

Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng. Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,

Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn...”

(Tiếng sáo Thiên Thai)

Nhà thơ đưa người đọc vào cõi Tiên, đến miền thiêng liêng, huyền diệu với những vẻ đẹp của hình dáng và không gian tiên trải ra ngân vang suốt dọc những bài thơ như Tiếng sáo Thiên Thai, Tiếng trúc tuyệt vời, Vẻ đẹp thoáng qua, Hoa thuỷ tiên,... Với Thế Lữ, không gian tiên cảnh chứa đầy hương thơm, bước vào không gian ấy như bước vào miền thanh thản của cõi tâm hồn khiến mỗi con người như dịu lại, sống trong cõi mộng mơ:

“Thoáng đưa ra... Như hơi gió xuân qua

Chàng bước vào thản nhiên trông bốn phía: Phòng vắng lặng cách trang hoàng ý nhị Đơn sơ nhưng quý trọng thanh cao

Ánh sáng không nguồn, một sắc trong xanh” (Hoa thuỷ tiên)

Không tìm được sự tĩnh lặng nơi trần gian, Thế Lữ đã tìm đến giấc mơ siêu thoát của cõi tiên để tìm lại sự trong trẻo của hồn mình, lắng tâm hồn về với những giá trị thanh cao đích thực của con người:

“Thân ta lưu lạc giang hồ,

Giận đời muốn khuất những trò đảo điên, Để lòng theo đám mây huyền, Mây đưa ta bước tới miền gió trăng...”

(Mấy vần ngây thơ) “Theo lối hoa về rẻo bước lên

Chân đưa lần tới cảnh thần tiên” (Mưa hoa)

Cõi Tiên trong thơ Thế Lữ chính là cõi thiên nhiên, ông cho rằng thiên nhiên không lừa dối ai bao giờ, bởi nó luôn mang lại cho con người cảm giác được “nhấm nháp thú vui siêu thoát của lòng mình” [1, 321]. Thế nhưng, dù cảnh tiên có hấp dẫn đến đâu bởi vẻ đẹp của thiên nhiên chốn Bồng Lai thì những hình vẻ, màu sắc cùng những âm thanh du dương, gọi mời cũng sẽ trở nên hẫng hụt, thiếu vắng nếu thiếu vẻ đẹp yêu kiều của tiên nữ. Sự sống của tiên giới chính là đây. Sự xuất hiện của các nàng tiên là sự tưởng tượng của thi nhân trong cảm giác đầy thơ mộng. Hình ảnh các nàng tiên cũng ẩn hiện theo sự bài trí của tác giả, được hiện lên trong cảnh sắc dịu hiền của chốn Bồng Lai với đầy đủ những cung bậc âm thanh:

“Êm như tiếng lọt tơ tình,

Thiên Thai thoảng gió mơ mòng Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng bay xa...”

(Tiếng sáo Thiên Thai)

Nếu làm phép so sánh, có lẽ trong các nhà Thơ mới, Thế Lữ là người hay mơ màng cõi Bồng Lai, tiên cảnh nhất, có lúc đang ở dưới trần gian giữa phố xá đông người, nhà thơ lại mải mê tưởng nhớ đến cõi u huyền trên chín tầng mây - nơi có những nàng Tiên Nga, Ngọc Nữ:

“Trông khóm đào, mai bán khắp đường Ta cười, tưởng nhớ cảnh quê hương. Bồng Lai muôn thuở vườn xuân thắm, Sán lạn, u huyền trong khói sương...” (Mưa hoa)

Trở về với Thiên Thai đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh một không gian đặc biệt. “Tiếng sáo Thiên Thai” mở ra một không gian trong sáng, xa vắng đến vời vợi. Cảnh sắc thật yên bình, thanh thản, trong lành, dường như đang lắng đọng lại:

“Tiên Nga tóc xoã bên nguồn. Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu;

Mây hồng ngừng lại sau đèo,

Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi.” (Tiếng sáo Thiên Thai)

Những câu thơ kết hợp cùng nhau như là một bức tranh gợi cảm về chốn thần tiên, bức tranh đó đã bao quát cả một không gian rộng lớn và nhiều đường nét, đậm màu sắc mơ mộng. Không gian yên tĩnh cùng với những làn gió xuân nhè nhẹ, áng mây hồng lấp ló sau đèo. “Ngòi bút của Thế Lữ thật tài tình khi phác hoạ cái tĩnh trong không gian để diễn tả sự ngưng đọng của thời gian” [1, 384].

“Thế Lữ không hề nhầm lẫn khi ông yêu thương và tưởng nhớ cảnh Bồng Lai như “tưởng nhớ cảnh quê hương” của mình vậy. Đấy chính là tấm lòng của thi nhân với cuộc sống. Đấy cũng chính là quan niệm thẩm mĩ của Thế Lữ” [1, 326]. Bài thơ “Mưa hoa” là một trong những bài thơ tiêu biểu mà nhà thơ muốn gửi tâm tư, tình cảm, đó là thông điệp thẩm mĩ, là ước vọng muốn hướng tới cõi tiên của nhà thơ:

“... Nửa ở Bồng Lai, nửa dưới trần, Ta đi, trong lúc cả trời xuân

Nồng say, thắm đượm màu thi cảm. Chợt cánh hoa đào rụng dưới chân”

Thơ tiên của Thế Lữ dù đắm say với cõi Bồng Lai tiên cảnh thì vẫn có lúc muốn “nửa dưới trần”. Nhà thơ là người đi tiên phong trong công cuộc kiếm tìm tới cõi Đẹp - nơi chứa đựng tình yêu, cuộc sống của con người trần thế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 49 - 52)