Không gian trời xưa, cõi biếc là cội nguồn cho linh hồn trở về

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 56 - 57)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Không gian trời xưa, cõi biếc là cội nguồn cho linh hồn trở về

Đọc thơ Huy Cận, người đọc có thể thấy rằng, thiên nhiên, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ ông. Nếu ở Xuân Diệu, thiên nhiên thường sực nức hương vị và ngôn ngữ ái tình thì ở Huy Cận, núi sông cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả. Không thể hình dung được thơ Huy Cận sẽ ra sao nếu thiếu đi nắng vàng, trời xanh, gió biếc, biển rộng, sông dài... Nhưng thơ ấy không thuộc loại thơ điền viên, bởi trước sau tác giả vẫn luôn nặng lòng đời, luôn có ý thức phát hiện rồi khẳng định sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; để mở rộng biên giới những xúc cảm, nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người. Đúng như Xuân Diệu đã nhận xét: “Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình”.

Thơ Huy Cận là “linh hồn trời đất” (Xuân Diệu), “với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc” (Hoài Thanh), hoặc nói kiểu Bùi Giáng là “cõi miền huyền bí nhất của tinh thể Đông Phương”… Thơ Huy Cận còn đặc sắc ở một chỗ khác, đó là khoảng không của ngôn ngữ thơ. Theo dõi đời thơ Huy Cận, những bài thơ hay của ông bao giờ cũng gắn với những khoảng không, những trống vắng lặng im kỳ lạ. Huy Cận là thi sĩ của những điều không nói rõ, không muốn nói hết và có thể, không nói hết được. Người đọc cũng chẳng bao giờ hiểu hết - hiểu hết thì hết thơ… Khi Huy Cận xa rời đặc điểm đó, thơ ông vẫn được chấp nhận nhưng không sống được lâu. Điều đó góp phần lý giải vì sao, vẫn hồn thơ ấy, vẫn tài hoa ấy mà thơ Huy Cận có lúc không phải là một ngọn Lửa thiêng.

Trong thơ Huy Cận, nét nào của cảnh vật, dẫu tuyệt đẹp, vẫn phảng phất nỗi buồn. Nhìn một xóm làng, một phiên chợ vừa tan, một bến đò, Huy Cận cảm đến tận đáy lòng một nỗi sầu muộn mênh mang, nỗi cô đơn của thân phận trước cái vô cùng của cuộc sống:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu; Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều;

Nắng xuống trời lên sâu chót vót; Sông dài trời rộng bến cô liêu”

(Tràng giang)

Mới ngoài 20 tuổi mà ông đã có những câu thơ thật tinh tế, thật tuyệt diệu khi quan sát thiên nhiên: “Nắng xuống, trời lên”, với cái cảnh “sâu chót vót” thật là tài tình và đặc sắc, mang cái riêng của Huy Cận. Cảnh trong bài Tràng giang

của Huy Cận là một dòng sông. Dòng sông ấy mênh mang và phảng phất buồn nhưng đẹp lắm, đẹp nhất là nó đã gợi lên mối tình quê hương đằm thắm, tưởng rất nhẹ nhưng sâu thẳm và bền bỉ vô cùng:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang; Không cầu gợi chút niềm thân mật; Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng (...)

Lòng quê dợn dợn vời con nước; Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

(Tràng giang)

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật thơ mới 1932 1945 qua sáng tác của một số tác gải tiêu biểu (Trang 56 - 57)