Hành trình sáng tạo

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Hành trình sáng tạo

Nguyễn Khải bắt đầu viết văn từ năm 1950. Năm 1951, Nguyễn Khải đợc tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi văn nghệ 1951 - 1952 với truyện ngắn Xây dựng, và bắt đầu đợc chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I - 1959, phần II - 1962). Tác phẩm này đánh dấu sự nghiệp sáng tác của nhà văn.

Xung đột thể hiện một lối văn phân tích nhạy bén sắc sảo của tác giả về những vấn đề phản diện trong đời sống. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đọc Xung đột và tin

rằng nền văn học nớc nhà sẽ xuất hiện một “phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo”. Năm 1960 trong phong trào xây dựng quê hơng mới và hàn gắn vết thơng chiến tranh, Nguyễn Khải có nhiều tác phẩm viết về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Ngòi bút nhạy cảm với cái mới của nhà văn đã viết những tác phẩm nh: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đờng (truyện dài, 1962), Tầm nhìn xa (truyện, 1963), Ngời trở về (tập truyện vừa, 1964), Chủ tịch huyện (tập truyện, 1972)... Qua những tác phẩm này, hiện thực cuộc sống mới đợc nhà văn khái quát bằng những bức tranh phong phú, giọng văn nhiều xúc động, ấm áp. Nổi bật lên trong đó là những con ngời sống có trách nhiệm trong cuộc đời mới. Tình yêu, sự đổi thay số phận, những quan hệ đạo đức mới là cảm hứng nổi bật ở những trang văn này. Bên cạnh đó, nhà văn cũng mạnh dạn chỉ ra những khó khăn của quá trình xây dựng cuộc sống mới cùng những t tởng lạc hậu bảo thủ, những xấu xa tiêu cực của con ngời. Nguyễn Khải đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ của quân và dân ta. Những vùng đất đầu sóng ngọn gió nh Cồn cỏ, Trờng Sơn ác liệt với đờng Chín – Nam Lào, Tây Nguyên “dấu chân ngời lính” viết văn đã đều in dấu. Viết về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (kí sự, 1966), Hòa Vang (bút kí, 1967), Tháng ba ở Tây Nguyên (kí sự, 1976)… Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về mảng sáng tác này: “Lí giải những mâu thuẫn, từ những vấn đề tình cảm, tình yêu, tình đồng chí, đến những vấn đề quan hệ giữa cá nhân và tập thể, dân chủ và tập trung, bảo thủ và tiên tiến, sống và chết, sản xuất và chiến đấu, tiền tuyến và hậu phơng, tinh thần và vũ khí, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Các tác phẩm này đã ghi lại những tháng ngày hào hùng của lịch sử khi cả nớc bớc vào trận đánh lớn. Nhà văn đi vào lí giải sức mạnh con ngời Việt Nam trong chiến đấu, âm hởng chính là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nguyễn Khải đã sống và viết với t cách nhà văn- chiến sĩ.

Từ sau 1975, đất nớc thống nhất, non sông về một mối, Nguyễn Khải đến với hiện thực mới, đó là hiện thực cuộc sống miền Nam sau giải phóng, sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải đề cập đến nhiều vấn đề xã hội - chính trị có tính thời

sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, t tởng của đời sống tinh thần của con ngời trớc những va thúc phức tạp của đời sống. Tiêu biểu có: Cách mạng (1978, Cha và con và… (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của Ngời (1985), Điều tra về một cái chết (1985)… Nhà văn thông qua các tác phẩm đã bàn đến t tởng của những con ngời từng gắn bó với chế độ cũ, “cái quyết liệt của ngày hôm nay”, vấn đề tôn giáo trong đời sống và cả vấn đề nhân sinh nh thời gian của cuộc đời mỗi con ngời. Ngòi bút của Nguyễn Khải đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhà văn “sục sạo” sâu trong đời sống tâm hồn nhân vật phát hiện nhiều ý nghĩa sâu xa của cuộc sống cũng nh con ngời thời gian và lịch sử.

Khi đất nớc bớc lần ra khỏi thời kì khủng hoảng, sang thời kì đổi mới, Nguyễn Khải lại có dịp đến với nhiều vùng đất mới, và trở về những nơi nhà văn đã gắn bó trớc đây. Những lần tiếp xúc, những cuộc hội ngộ, gặp gỡ đã làm cho nhà văn nhận ra những giá trị bền vững của cuộc đời cũng nh những nỗi buồn th- ơng, trắc trở mà cuộc sống mang đến cho kiếp nhân sinh. Thế giới nhân vật, cảm hứng sáng tạo của nhà văn thời kì này thật phong phú. Có nhân vật già, trẻ, thông minh tháo vát, hăm hở nhập cuộc lẫn lạc thời, bế tắc, cô đơn. Nhà văn chú ý nhiều hơn đến những cảnh đời, số phận bất hạnh, những giá trị truyền thống trớc cơn gió thốc của đồng tiền, ảnh hởng từ mặt trái của cơ chế thị trờng. Những trang viết của ông tha thiết, ấp ám tình thơng. Đấy là “tiếng kêu cuối của con chim báo bão đối với con ngời”. Nguyễn Khải yêu Hà Nội, nơi ấy cất dấu kỉ niệm tuổi thơ cùng những ngời thân yêu của nhà văn. Trong dòng đời ào ạt của cuộc sống hiện đại, phố xá xáo động, đục ngầu, nổi váng, nhà văn tìm về “mạch nớc ngầm trong suốt, vô nhiễm để nuôi sống những tinh hoa của dân tộc” (Đất kinh kì). Đó là con ngời Hà Nội bình dị mà ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn. Những tác phẩm tiêu biểu cho thời kì đổi mới và sau này: Vòng sóng đến vô cùng (1980), Khoảnh khắc đang sống (1980), Hạnh phúc đến muộn (1998), Một cõi nhân gian bé tí (1989), các tập truyện ngắn: Một ngời Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995), Truyện ngắn và tạp văn (1997, gồm 3 phần: Truyện ngắn,

Truyện nghề, Tạp văn), Chút phấn của đời (1999), Sống ở đời (2002); Thợng đế thì cời (2003)…

Nguyễn Khải là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào bền bỉ. Ông đã thử ngòi bút của mình trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn, hồi kí. Nhìn chung thể loại nào cũng có thành tựu, đợc sự quan tâm của bạn đọc lẫn giới phê bình. Bên cạnh những tác phẩm sáng tác bằng văn hình tợng, Nguyễn Khải cũng để lại khá nhiều bài viết liên quan đến “chuyện nghề”, thể hiện quan điểm của nhà văn về văn chơng. Nhà văn quan niệm sáng tác văn học là tham dự vào cuộc đấu tranh chung vì sự tiến bộ của xã hội, là ngời bạn đồng hành của độc giả. Đề cập đến tính hiện thực trong văn học Nguyễn Khải nêu lên quan niệm: “Một ngời viết không có cái t tởng riêng của mình, không có tiếng nói đặc biệt của chính mình, không có sự đóng góp quan trọng hoặc có ích vào những vấn đề đang làm băn khoăn những ngời cùng thời, thì dù anh ta đã tỏ ra rất có tài miêu tả thiên nhiên hoặc tâm lí con ngời, cũng khó có thể khiến bạn đọc công nhận là ngời bạn đáng tin cậy của mình” [14]. Trong bài Trả lời bạn đọc báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Khải nói rằng: “Nhà văn và trách nhiệm xã hội vô cùng to lớn của họ không chỉ trong hôm nay mà còn cả mai sau” [40, 463]. Cuộc đời cầm bút của nhà văn đã trải hơn nửa thế kỉ. Với thời gian và sức sáng tạo dồi dào, ông đã để lại một lợng khá lớn về tác phẩm. Sáng tác của nhà văn vừa mang hơi thở cuộc sống, phản ánh thực tiễn cách mạng, đồng thời đi vào chiều sâu đời sống t t- ởng của con ngời. Trong bài viết “Những bớc đi nhọc nhằn và dũng cảm ,” Nguyên Ngọc đã có sự đánh giá cao và chân thành về sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Khải: “Nguyễn Khải đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp đồ sộ, một bức tranh toàn cảnh sẽ vô cùng cần thiết để hiểu một thời vào loại quan trọng nhất của đất nớc”.

Ghi nhận sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc, Nguyễn Khải đã đợc nhận Giải thởng Hồ Chí Minh của Nhà nớc về văn học nghệ thuật, giải th- ởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thởng văn học ASEAN.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 25 - 29)