Cảm hứng chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 39 - 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.1.Cảm hứng chiêm nghiệm

Chiêm nghiệm về quá khứ lịch sử, về những điều đã qua cũng là cảm hứng nổi bật trong nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải. Con ngời tìm về quá khứ nh là sự mong muốn tìm lại nguyên nhân cái cao cả, cái ác, cái xấu, cái thấp hèn. Đôi lúc đó là sự ngậm ngùi ngùi nhớ tiếc, và chỉ nhìn thẳng vào quá khứ, khắc phục những lỗi lầm thì con ngời mới có thể thanh thản để sống và hớng tới lẽ phải, và điều thiện. Là một ngời hay chiêm nghiệm và mẫn cảm với thời cuộc, Nguyễn Khải luôn luôn có những suy nghĩ sâu sắc về những gì đã qua, đặc biệt là về lịch sử. Thế nên trong không khí của hôm nay, nghĩ về ngày hôm nay và nghĩ

về ngày hôm qua cũng là những đòi hỏi thiết thực trong tâm nguyện nhà văn và các nhân vật mà ông xây dựng.

Nhắc tới lịch sử là nhắc tới những gì đã qua, nhắc đến những phần gọi đó là kỷ niệm, có những kỷ niệm vui cũng có những nỗi buồn, sự cay đắng. Lịch sử Việt Nam gắn liền với những trận chiến oai hùng và cả đau thơng của dân tộc. Chiến tranh đã qua, đất nớc sống trong thời bình, nhìn lại những ngày qua chúng ta không khỏi ngậm ngùi, suy nghĩ. Với ngời cầm bút, những gì viết trên trang sách về cuộc kháng chiến, về dân tộc là kết tinh của tất cả sự từng trải, vốn hiểu biết, kinh nghiệm thực tế cũng nh những ấn tợng đã tích lũy đợc trong cuộc chiến tranh. Cùng với sự xuất hiện những yêu cầu mới, yêu cầu tái hiện lịch sử đi liền với đòi hỏi bám sát số phận và diễn biến tính cách con ngời. Vì thế, chiêm nghiệm về quá khứ, lịch sử, về cuộc đời, con ngời là một yêu cầu của những ngời có ý thức về cuộc sống. Chiêm nghiệm, suy nghĩ để mình sống đúng hơn, tốt hơn. Thờng khi cái cũ đã qua, cái mới hình thành nhng cha có sự bén rễ sâu vào cuộc sống, hoặc có sự lệch nhau giữa quá khứ và hiện tại, tâm lí con ngời hay nghĩ về một thời quá khứ.

Nguyễn Khải là một nhà văn gắn bó với cách mạng, đối với ông, cách mạng đã đem lại cho nhà văn nhiều cơ may. Nhà văn chứng kiến hai cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc, chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, những năm tháng hào hùng, cũng nh những hi sinh mất mát của chiến tranh chắc hẳn in dấu ấn sâu đậm trong kí ức của ông. Trớc 1975 ông đã từng ca ngợi những con ngời lí tởng, đó là những chiến sĩ mang trong mình những lí tởng cao đẹp (trong các tác phẩm: Đ- ờng trong mây, Họ sống và chiến đấu, Chiến sĩ…). 1975 chiến tranh kết thúc, đất nớc hòa bình, rồi đổi mới, bao nhiêu chuyện của cuộc sống mới đặt ra và giờ đây ngời ta có một độ lùi về thời gian nhất định để nhìn lại mọi vấn đề trớc, nhất là chiến tranh cách mạng. Vì vậy cảm hứng chiêm nghiệm thấm nhuần trong nhiều tiểu thuyết của Nguyễn Khải sáng tác sau 1975, trong đó nổi bật nhất có thể kể những tiểu thuyết: Thời gian của ngời, Vòng sóng đến vô cùng, Gặp gỡ cuối năm.

Viết về lịch sử, về sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử, về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tôc, về những con ngời đã vì đất nớc này mà hi sinh hoặc đánh đổi một phần xơng máu đó là mặt đóng góp của Nguyễn Khải. Nhà văn ngoài viết về những con ngời của phía chính nghĩa, còn viết về những con ngời bên kia chiến tuyến. Ông viết về những nhân vật lịch sử cùng những con ngời đang sống hiện nay đã từng tham gia cuộc chiến có thể bên này hoặc bên kia chiến tuyến. Họ đang chiêm nghiệm, suy t về một thời đã qua, những thành bại, đợc mất; vinh quang chiến thắng cùng những thất bại lầm lỡ. Nhà văn có đợc cái nhìn thấu đáo hơn, có chiều sâu hơn ở vấn đề này.

Chiêm nghiệm trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sáng tác sau 1975 đi vào hai vấn đề cơ bản đó, là chiêm nghiệm về những sự kiện lịch sử và chiêm nghiệm về sự thành bại của con ngời trong cuộc đời. Hai điểm này nhiều khi đi liền với nhau. Vì thế, ta bắt gặp trong tiểu thuyết Nguyễn Khải cảm hứng chiêm nghiệm và cảm hứng đời t dờng nh nằm trên một trục lựa chọn của tác giả.

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Khải sau 1975, chúng ta thấy Nguyễn Khải th- ờng để cho nhân vật nhìn nhận lại một thời đã qua. Vòng sóng đến vô cùng là tiểu thuyết kể về một vùng đất với những con ngời đã từng “đánh đâu đợc đấy, oai hùng biết mấy”. Nhân vật ông Mời, anh Chín Hòa… là chứng nhân của một vùng đất, của một thời oanh liệt. Đó là cuộc đời của những con ngời đã tạo ra vòng sóng đến vô cùng.

Nhân vật anh Mời không phải là cán bộ gì hết nhng qua lời giới thiệu của anh Chín nói với nhân vật Tôi thì “mọi việc ở huyện, ở xã, ở ấp trong vòng bốn chục năm nay anh cứ hỏi anh Mời là biết hết, bình công xét tội từng ngời từng việc là anh không có trật, có thiếu”. Chính anh nhận là ngời chép sử ở xã. Thông qua nhân vật này, mảnh đất lịch sử của Đồng Tháp Mời từ ngày khai thiên lập địa cho đến hôm nay anh thuộc nh in, “Những chuyện xa xa thì chẳng nói làm gì, bằng chứng đa ra mỗi thời mỗi khác, chúng ta là con cháu biết xét đoán làm sao” [17, 295]. Trong kí ức của anh Mời thì lịch sử từ những ngày đầu đánh Pháp đến hôm nay thời hội nhập anh nhớ một cách tỉ mỉ chính xác đến từng sự kiện, chi

tiết. Vì vậy, đọc tiểu thuyết này ta thấy một thời chiến tranh ác liệt cùng những con ngời quả cảm nơi đây hiện lên sống động nh những thớc phim về chiến tranh. Nhng có điều, những sự kiện, chi tiết ấy lại đợc nhìn dới cái nhìn hiện tại. Ngời kể chuyện với thái độ trầm t, điềm tĩnh - cái thái độ của một ngời từng trải là chứng nhân của một vùng đất họ để quá khứ ùa về. Quá khứ lịch sử ấy đợc soi chiếu trong sự cảm nhận của ngày hôm nay. “Nh là chiến tranh đã qua hẳn rồi. Nh là mất mát, đau thơng và chia ly đã thuộc hẳn về một quá khứ rồi. Có thể nhìn cái quá khứ ấy một cách kiêu hãnh, một cách ngậm ngùi, và từ nay chỉ còn nghĩ tới có một cuộc sống trong hòa bình với những lo âu, những khắc khoải, những hi vọng của nó”. Các nhân vật già trong tiểu thuyết này luôn nghĩ về quá khứ, bởi theo họ cái hôm nay khó hiểu và khó cắt nghĩa. Anh Mời thú nhận: “Trong chiến tranh tôi có thể cắt nghĩa đợc tất cả, còn trong hòa bình nhất nhất đều phải chờ đợi cấp trên tới giải thích, có khi nghe giải thích cả chục lợt mà vẫn ấm ức, vẫn không thông, vì không sao hiểu nổi, làm sao hiểu nổi! Cứ nh ngời bơi ngợc dòng, phải cố gắng đến từng giây từng phúc. Mà nớc thì xiết mà sức thì nhợc. Lắm lúc cũng muốn buông tay cho nó tự trôi đi” [17, 25]. Ngời đọc cảm thấy thật tội nghiệp cho những ngời oanh liệt của một thời. Cái điều nhân vật nói ra về thời chiến tranh và hòa bình thật chân thực “Đêm trở mình thức dậy nghe im ắng bốn bề rất lạ, sáng nghe gà gáy cũng lạ, nghe tiếng nói to cời to càng lạ, ngồi ăn cơm thong thả với vợ con từ chén cơm đầu đến chén cơm cuối nh sống trong chiêm bao. Nhiều lúc tôi phải tự véo vào cánh tay tự hỏi là vẫn còn đang sống hay đã chết từ tám đời nào rồi, là tỉnh hay mê mà đàng hoàng đến vậy, mà nhẹ nhõm đấn vậy. ấy là nói cái nửa năm đầu độc lập, còn sau đó khi đã quen rồi thì bắt đầu lo nghĩ mới, buồn bực mới, bực tức đến chết đợc”. Khi con ngời ta hay nghĩ về cái đã qua thì chắc hẳn hiện tại có thể tốt đẹp, hoặc không đợc thỏa mãn. Đó là những con ngời sống có trách nhiệm, họ cần quá khứ để chiêm nghiệm. Để rồi hôm nay khi nghĩ về quá khứ họ đâu dám quên “Có lúc nào bọn mình dám quên nó, hôm qua là nh thế (…) còn hôm nay (…) những năm tháng đang trôi đi trong sự phẳng lặng của cuộc sống hòa bình, của cuộc sống mỗi nhà, cái số phận chung

bỗng chốc bị chia ra thành mấy chục mảnh nhỏ”. Nhng dẫu sao lớp ngời nh nhân vật anh Mời là thỏa chí và mãn nguyện. Thế hệ nh anh có nhiều ngời thất bại, nh- ng cả thế hệ thì thành công to lớn. Điều chiêm nghiệm ấy thật đúng. Họ đã viết nên trang sử oai hùng của dân tộc thời chiến, thời bình họ sống có phần lặng lẽ nhng phẩm chất ngời lính lại càng rực rỡ hơn. Chiến tranh gian khổ, thử thách thời chiến đã tôi luyện cho họ, hôm nay trong cuộc sống thời bình họ vẫn là chỗ dựa vững chắc. Đứng ở hiện tại, chiêm nghiệm lại quá khứ để nhìn về tơng lai. Đó là những con ngời có trái tim ấm nóng và đầu óc tỉnh táo. Qua câu chuyện trong

Thời gian của ngời, cảm hứng chiêm nghiệm lại đợc nhà văn thể hiện khá đậm nét. Nghĩ về quá khứ để khẳng định một thời đã qua là âm hởng chính của cuốn tiểu thuyết này. Cuộc sống của nhân vật Hai Riềng hôm nay không xuôi chiều thuận lợi, Quân hôm nay cũng gặp những khó khăn lúng túng, chị Ba Huệ than thở về những điều cha biết hoặc biết mà làm không đợc. Tất cả từ chỗ đứng có phần “chông chênh” của hiện tại họ đã tìm về quá khứ nh một điểm tựa. Những con ngời của ngày hôm nay họ nghĩ về quá khứ, trong suy nghĩ của Quân quá khứ là do ngời khác chuẩn bị cho mình còn hiện tại phải là mình chuẩn bị. Những gì của ngày hôm qua đều liên quan đến hôm nay. Qua suy nghĩ của những nhân vật trong tiểu thuyết chúng ta tìm đợc lời giải đáp cho những câu hỏi nh: Vì sao công cuộc chống Mỹ xâm lợc lại thắng lợi? ý nghĩa của sự nghiệp chống Mỹ với cuộc đời mỗi ngời ra sao? Sự nghiệp ấy đối với mỗi cá nhân có dấu ấn nh thế nào? … Quân, Ba Huệ, Hai Riềng, Vĩnh… đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình. Những chiêm nghiệm về thời gian của ngời thật sâu sắc: “Chúng ta đã có những năm tháng sống tốt đẹp. Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực rỡ của nó và còn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau. Trong chúng ta, ngời nào tiếp thu đợc đầy đủ nhất tinh thần của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vợt qua đợc mọi khó khăn của cuộc sống hôm nay để mãi mãi trở thành một nhân cách đáng kiêu hãnh”. Đọc Thời gian của ngời chúng ta cảm nhận đợc môt giọng văn có tính chất trang nghiêm.

Chiêm nghệm có khi lại đợc biểu hiện trên một nét mới, không chỉ viết về chiến tranh, nhìn về quá khứ hào hùng của dân tộc mà chiêm nghiệm có khi chính là nhìn nhận lại những gì của một thời đã qua của một đời ngời. phơng diện này, cảm hứng chiêm nghiệm có những nét gần với cảm hứng thế sự. Trong Gặp gỡ cuối năm bà Hoàng, Chơng, Đại, Quý nhìn lại mình với những thành bại, thắng thua của một đời ngời. Nguyễn Khải đã tổ chức một cuộc gặp mặt cuối năm để những nhân vật trong bàn tiệc tất niên chiêm nghiệm về lẽ đời. Họ đã nhận ra mình đã thực sự lạc thời và có thái độ nhập cuộc tích cực hơn trong tơng lại. Sự lựa chọn ấy theo Nguyễn Khải là không hề đơn giản. Điều ấy cho thấy thái độ, cách nhìn của nhà văn về những ngời từng một thời ở bên kia chiến tuyến. Một cái nhìn nhiều mặt, với giọng điệu thấu suốt nhân tình. Hay trong Một cõi nhân gian bé tý, cuộc đời của Mọ Vũ rút cục thật đau buồn do sự lựa chọn ban đầu sai lầm. Ngời đọc thông cảm với một con ngời có tấm lòng yêu nớc nhng vì chọn sai đờng nên thân bại, danh liệt để cuối cùng ngẫm ra sự đời: “Có nhiều ngời muốn sống rất khó. Mà có nhiều ngời muốn chết cũng không dễ” [17, 469], “sống một đời ngời cũng buồn lắm ông ạ”. Những chiêm nghiệm ấy nghe thật xót xa mà cận nhân tình.

Cảm hứng này cũng đợc bộc lộ khá rõ nét trong một số truyện ngắn của ông. Nhân vật anh Mời cũng là hình bóng của ông Ba Quốc Hội, ông già trong Hai ông già ở Đồng Tháp Mời hay ông Trắc trong Lạc thời. Những con ngời sâu sắc là những con ngời luôn biết đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của mình, biết suy t trăn trở trớc lẽ đời. Chiêm nghiệm là sản phẩm tinh thần của những con ngời có đời sống tinh thần, tinh tế và sâu sắc. Tổng thống Putin - ngời làm thay đổi nớc Nga từ một nớc đang rệu rã thành một nớc có tiếng nói mạnh trên thế giới, từng nói một câu đại ý: kẻ nào không nghĩ về quá khứ thì kẻ đó không có trái tim; ngời nào mà sống theo quá khứ là ngời đó không có đầu óc. Nhìn tổng quát các nhân vật lí tởng của Nguyễn Khải họ vừa có trái tim nóng vừa có đầu óc tỉnh táo. Họ nghĩ về hôm qua để thấy giá trị của hôm nay hoặc ngợc lại thấy giá trị hôm nay lại nghĩ về hôm qua. Cuộc sống con ngời là hành trình buồn - vui, đợc - mất, xấu -

tốt, thiện - ác, thật - giả… ranh giới giữa chúng nhiều khi ngay trong một con ngời là hết sức mong manh. Nhà văn đi vào khai thác những khoảng lặng trong tâm hồn con ngời. Khi nhân vật chiêm nghiệm về lẽ đời đã làm cho những trang văn của ông giàu chất nhân bản, nhân văn. Tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải đã có những đóng góp nhất định trên phơng diện này.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 39 - 45)