Ngôn từ giàu chất trí tuệ, sinh động

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 94 - 98)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Ngôn từ giàu chất trí tuệ, sinh động

Tạo nên đặc điểm giọng điệu triết lí tranh luận trên nhà văn Nguyễn Khải đã sử dụng một lợng ngôn từ mang màu sắc bác học đủ mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó lợng từ tôn giáo, kinh tế, chính trị, triết học xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết của nhà văn. Hãy đọc đoạn văn trong Điều tra về một cái chết: “Hộ pháp kiêm luôn chởng quản cả hai cơ quan hành pháp và lập pháp, đứng

ngang với giáo tông thiêng liêng trong mọi châu tri quyết định, tự xng là bần đạo, sau này có quân đội lại thêm một danh xng khác là Thợng tôn Quản thế. Trên đã cao lên thời dới phải hạ thấp nữa. Các chức sắc trong đạo tới tòa Hộ pháp đờng nh quì trớc cửa khuyết, cúi đầu kính trình, kính bạch đức ngài, đức thầy, cúi bạch đức s phụ, kính dâng lên đức thợng tôn Quản thế (…) lời dạy của giáo chủ là chỉ dụ, là thánh ý, là thánh ngôn. Cuối lời trình bao giờ cũng có câu: Đệ tử cúi xin đức s phụ từ bi lấy lẽ công bình của đức Chí Tôn (…). Đệ tử cúi lạy (…). Con xin cúi lạy đức ngài muôn yêu ngàn kính” [17, 205, 206]. Quả thật, đoạn văn toàn từ ngữ thuộc lĩnh vực tôn giáo. Hay đọc đoạn văn sau: “Nhng họ đợc chính quyền ủng hộ, vì vốn là của họ, lãi nộp cho nhà nớc, lơng công nhân rất cao, thị trờng có thêm một số mặt hàng, cả mọi ngời đều hài lòng, đều hồ hởi, có gì là không đúng với một chính sách kinh tế đã hớng về sự cởi mở (…), nhà nớc phải bỏ tiền, là mua chịu, sẽ trả bằng nông sản trong nớc thông qua công ty xuất nhập khẩu thành phố” [17, 419 - 420]. Đoạn văn nói về vụ án T2 liên quan đến nhân vật Mã Hà với vụ mua một triệu bóng đèn huỳnh quang của Hồng Kông với sự xuất hiện dày đặc các từ thuộc lĩnh vực kinh tế.

Những trang văn của Nguyễn Khải luôn đầy ắp t liệu là thế. Nhà văn có sự am tờng về tôn giáo, về đất nớc thời kì mở cửa, về chiến tranh. Chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Khải không hiện lên ám ảnh rùng rợn nh trong những trang viết của Chu Lai, Nguyễn Trọng Oánh… nhng không vì thế mà nói tiểu thuyết của Nguyễn Khải thiếu đi chất khói lửa của cuộc chiến. Ngời đọc vẫn hình dung rất rõ về chiến tranh qua bản thân vốn từ nhà văn sử dụng. Hãy đọc đoạn văn trong tiểu thuyết Vòng sóng đến vô cùng, hay Thời gian của ngời: “Một cuộc chiến tranh với đủ mọi hình thù xấu xa của nó: khai báo, săn đuổi, bắt bớ, tra hỏi, trại giam, nhà tù, đối mặt với đủ mọi cách chết: dao nhọn, lỡi lê, búa, thừng, thuốc độc, hố chôn sống, đến súng ngắn, súng dài, các loại bom, các loại đạn…” [17, 341]; “Hơi đạn đã đẩy thân ngời Tám Rỗ bay lên đập vào trần nhà lợp bằng tôn lạnh thành hình máu rồi mới rơi xuống” [17, 71]; “Thủ cấp ông Long đem bêu tại chợ Cai Lậy mấy ngày, buổi sáng mắt ông chiếu màu xanh, qua chiều mắt ông chiếu màu

đỏ, đàn bà có thai đi ngang qua mà lé mắt dòm vô là sẩy thai liền” [17, 261]. Thật kinh khủng, nhà văn miêu tả quá sắc.

Bên cạnh lớp từ ngữ mang tính chất bác học, trí tuệ, những thuật ngữ của tôn giáo, chính trị, kinh tế… lớp từ ngữ hội thoại của đời sống hàng ngày cũng đợc nhà văn khai thác, sử dụng hợp lí, tùy vào hoàn cảnh và tùy vào từng nhân vật cụ thể. Chính điều này làm cho những trang viết của ông đỡ khô khan trong một “tr- ờng” chính luận, triết lí. Những từ nh: mần ăn, ruộng đất, sinh đẻ, vỏ trấu, cày bừa, sạ lúa, trâu đái … đợc dùng nhiều khi nói về công việc thờng nhật của ngời dân. Những từ địa phơng khi đặt đúng ngời đúng hoàn cảnh thì có sức gợi rất lớn: Một tổng thống của chế độ cộng hòa vẫn dùng các từ “ ” “vô , thằng nớ , Ngu nh” “

rứa” (“Ông huyện vô đi”, “Thằng nớ là ngời hoàng tộc sao lại ngu nh rứa”, “Cái thằng đốc phủ xứ hồi ni làm chi hè. Tại răng? Tại Ngô tổng thống biểu rứa!” [17, 80].

Đối với Nguyễn Khải, mảnh đất và con ngời miền Nam sau 1975 đã thu hút ông thả sức khai vỡ. Sau 1975 ông viết nhiều về cuộc sống con ngời miền Nam nh: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngời, Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng... Lớp từ địa phơng miền Nam đợc nhà văn sử dụng khá hiệu quả. Điều ấy cũng dễ hiểu bởi lớp từ này có tác dụng làm tinh tế hóa ý nghĩa của hình tợng nhân vật và tiểu thuyết, tạo nên sự gần gũi giữa tác giả và nhân vật, đồng thời tạo nên sắc thái riêng của một vùng đất. Đặt những từ ngữ ấy vào cửa miệng của nhân vật có khả năng khắc họa nhân vật sắc nét. Chỉ cần một vài từ hội thoại là tính cách nhân vật hiện lên sinh động. Ngôn từ này là một công cụ lợi hại để miêu tả tái tạo cuộc sống thực. Nhà văn trong chừng mực nào đó cũng sử dụng nhiều từ thông tục, kiểu nh: “Chiến tranh lại giái là loại chiến tranh gì? Không hiểu hả? Hiểu sao nổi! Con đực thiến không gọn, thiến sót thì nó sẽ lại giái. Có nghĩa là nó muốn làm đực mà không đợc, mới nổi cơn hung lên, dữ tợn không kể xiết” [17, 250]; “Loại cầu tiêu, cái máy bay hai thân ấy mà, nó đã bắn phải dai nh trâu đái”; “Nhng đờng gạo vẫn còn, có đoạn lội sâu ớt đít” ( Vòng sóng đến vô cùng). Nhà văn đa vào tiểu thuyết của mình một lợng từ hội thoại, từ thông tục

thuộc phong cách sinh hoạt hàng ngày tạo nên những trang viết một mặt đậm chất triết lí, mặt khác mang tính chất tự nhiên, thoải mái, trong đó các nhân vật có mối quan hệ thân mật suồng sã, mặt khác có tác dụng cá thể hóa nhân vật.

Nh đã trình bày trong một số phần trên, nhân vật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1975 phần đa là trí thức, nhà văn nhà báo, nhà hoạt động tôn giáo hay chính khách. Họ có vốn sống, sự từng trải hiểu biết rất rộng. Các nhân vật ấy không ít ngời có học vấn uyên thâm, giỏi ngoại ngữ, nhất là tầng lớp thợng lu của chế độ Sài Gòn. Những con ngời này sử dụng ngoại ngữ trong công việc, trong đời sống hàng ngày không có gì là lạ. Điều đó đợc nhà văn đa vào trang viết một cách có chủ ý. Từ ngữ nớc ngoài không chỉ đợc dùng trong khi nói về các cửa hàng, cửa hiệu, hay những tờ báo của nớc ngoài, những học thuyết hay chính sách…bên trời Âu, mà nó còn đi vào cung cách sinh hoạt hàng ngày của giới quí tộc đã hết thời. Đây là một đoạn đối thoại ở bữa cơm tất niên tại nhà bà Hoàng:

“ Anh Đại nói lẩm bẩm:

- Vanité, chỉ là vanité mà thôi… Anh Quý:

- Ông ấy đánh quan lớn Nam Triều, nhng lại bồ bịch với thằng thống sứ Bắc Kì Tholance. Đánh tớ quen chủ thì có chuyện gì.

Anh Đại:

- Ông Truyền là ngời có tài lắm. Ông ấy viết văn Pháp còn giỏi hơn cả ngời Pháp, c est le premier Vietnamien qui connait a Pond cette langue, môn sinh của Anatole France mà:

Anh Quý chữa:

- Ngày ấy cha có Vietnamien, chỉ có annamite thôi! Anh Đại phì cời:

- ờ, ờ… thì le premier annamite, thôi, vứt mẹ nó đi, đã là annamite thì có premier cũng chả là cái quái gì” [16, 634].

Tóm lại, ngôn ngữ tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải, đậm chất hiện thực đời thờng, đậm chất khẩu ngữ, thông tục chứ không phải chỉ có trang

trọng chuẩn mực nh những sáng tác trớc đây. Ngôn ngữ tăng cờng tính tốc độ thông tin và triết lí. Dù sử dụng lớp từ nào đi nữa, thì cách xử lí của nhà văn cũng tinh tế, tự nhiên, nhuần nhị. Nó phản ánh con đờng đi của ngôn ngữ trong thời mở cửa, hội nhập. Điều ấy làm cho tinh thần dân chủ và cá tính đợc bộc lộ mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 94 - 98)