Cảm hứng và đề tài trong sáng tạo văn học

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 33 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.Cảm hứng và đề tài trong sáng tạo văn học

Trong lí luận văn học, khái niệm “cảm hứng” và “đề tài” đã trở nên quen thuộc, tuy nhiên hiểu về nó không phải đã hoàn toàn thống nhất.

Có thể hiểu một cách khái quát, cảm hứng và đề tài thuộc về phơng diện nội dung của tác phẩm văn học. Đề tài là những vấn đề chủ yếu đợc tác giả nêu lên, đặt ra trong tác phẩm. Cảm hứng “là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ t tởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đợc mô tả” [10, 39]. Đề tài đợc hiểu là: “Khái niệm chỉ loại các hiện tợng đời sống đợc miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học” [10, 94]. Nguyễn Khải đã từng cho rằng tác phẩm văn học là “một mảnh đời sống chung, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung”. Vì vậy, mà mỗi nhà văn phải có tiếng nói riêng của mình. Tiếng nói ấy thể hiện nơi những vấn đề mà nhà văn quan tâm. Nhà văn là ngời phải có tài năng và hứng thú. Những phẩm chất này quyết định đến sự lựa chọn đề tài của nhà văn. Sự nhận thức, cảm thụ đời sống, cùng với khả năng đáp ứng trớc những nhu cầu về t tởng, tình cảm là những yếu tố có vai trò quan trọng đối với việc hình thành cá tính sáng tạo của nhà văn.

Sáng tạo văn học là quá trình lao động đặc biệt, trong quá trình lao động đó cảm hứng luôn đóng vai trò quan trọng. Không có cảm hứng, ngời nghệ sĩ sẽ không “khải thị” đợc vấn đề. Cảm hứng và tài năng thôi thúc nghệ sĩ sáng tạo. Trong quá trình này nhà văn luôn đặt ra mục tiêu Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì?... Những vấn đề đó là đề tài và chủ đề của văn bản văn học. Văn học nghệ thuật đích thực trớc hết phải là văn chơng, nhng văn học suy cho cùng cũng vì con ngời. Muốn viết đợc, nhà văn phải thực sự trải nghiệm theo Gorki: “Đề tài là t t- ởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi ra cho nhà văn”; “là những mảnh đất để nhà văn ơm gieo những hạt giống t tởng, những vấn đề xã hội”.

Sau chiến tranh, đất nớc hòa bình, ngời nghệ sĩ lại đợc sự cổ vũ của không khí đổi mới trong đời sống văn nghệ của những năm cuối thập niên 80, với khát vọng sáng tạo và sự đổi thay ấy, lúc này nhiều nhà văn thực sự sống và viết.

Những Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trờng, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải… đã có những hớng tìm tòi mới trong sáng tạo văn học. ở

họ có sự may mắn là “lớp ngời của hai thời đại”: thời của chiến tranh cách mạng và thời bình. Đối với những nhà văn này “hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà nó còn là hiện thực của đời sống hàng ngày, với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp, chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con ngời với những vấn đề riêng t, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá, khai vỡ” [29, 132-133].

Một trong những nét biểu hiện phong cách nhà văn là sự lựa chọn đề tài. Đề tài trong văn học vô cùng phong phú đa dạng, bởi có bao nhiêu loại hiện tợng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Đề tài mang tính khách quan của đời sống nhng sự lựa chọn đề tài nào của nhà văn lại là do cái tạng của ngời viết. Vì vậy, đề tài cũng mang dấu ấn chủ quan của nhà văn. Đề tài không mang tính t tởng nếu ta xét ở bản thân nó, nhng nhà văn lựa chọn đề tài nào trong quá trình sáng tác thì chính đề tài ấy đã mang tính t tởng.

Nh đã nói ở trên, đề tài là phơng diện khách quan của nội dung tác phẩm. Đó là các hiện tợng đời sống đợc mô tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Hiện thực đời sống muôn màu, muôn vẻ đòi hỏi ngời viết phải nhìn nhận, nắm bắt những vấn đề nổi bật, những vấn đề thực sự trở thành ám ảnh nghệ thuật để rồi từ đó khái quát thành những hình tợng nghệ thuật độc đáo không lặp lại. Hình tợng văn học mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn. Phản ánh trong văn học gắn liền với sự biểu hiện là vì vậy.

Những phơng diện cảm hứng, đề tài trong văn học giúp nhà văn có định h- ớng trong quá trình sáng tác. Nó giúp cho độc giả thấy đợc cái nhìn toàn cảnh về một thời kì lịch sử, đồng thời hiểu hơn những khó khăn mà nhà văn đã trải qua để có đợc thành tựu nh ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 33 - 35)