Khắc họa nhân vật qua bút pháp dòng ý thức

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 72 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Khắc họa nhân vật qua bút pháp dòng ý thức

Thời gian, không gian nghệ thuật là một thực tại khách quan vừa là sự tự ý thức của con ngời. Nhà văn sử dụng thời gian, không gian nh một phơng tiện để tổ chức tác phẩm, đồng thời coi chúng nh là những hình tợng thể hiện sự cảm thụ của cá nhân mình về phơng thức tồn tại của đời sống.

Khắc họa nhân vật qua bút pháp thời gian dòng ý thức là đan cài hiện tại và quá khứ lẫn tơng lai. Nghĩa là thời gian lịch sử của các sự kiện và thời gian đợc trần thuật không trùng khít, sự kiện phụ thuộc chủ yếu vào cảm xúc, tâm lí bên trong của nhân vật. Việc tạo ra sự xáo trộn về thời gian của hệ thống sự kiện xảy ra trong tiểu thuyết thể hiện quan niệm và biểu trng của nhà văn. Với bút pháp này, nhà văn thờng để cho nhân vật bắt đầu với những sự kiện hiện tại, sau đó ng- ợc dòng về quá khứ, rồi trở lại hiện tại, hớng tới tơng lai. Sự tồn tại thời gian này bị chi phối bởi ý đồ sáng tạo của tác giả và phụ thuộc vào tâm lí, tâm trạng của nhân vật.

Khi khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975, chúng tôi nhận thấy nhân vật của Nguyễn Khải thờng hiện lên ở phơng diện thế giới tinh thần, nên nhà văn khắc họa nhân vật qua thời gian dòng ý thức là một phơng tiện nổi bật. Nhiều tiểu thuyết sử dụng yếu tố thời gian đồng hiện: Thời gian của ngời, Vòng sóng đến vô cùng, Điều tra về một cái chết, Gặp gỡ cuối năm, Thợng đế thì cời.

Thời gian của ngời kể về cuộc gặp mặt của những con ngời sau ngày đất n- ớc thống nhất. Với quan niệm “thời gian nh một cái gì rất phù du…, một nhịp thở đã là một mất đi, cái hiện tại nh một chớp mắt so với cái đã qua thăm thẳm và cái sẽ tới càng thăm thẳm hơn” [17, 8]. Cuốn tiểu thuyết mang tính triết lí về cuộc

đời con ngời. Nguyễn Khải đã tái hiện toàn bộ quá trình hoạt động oanh liệt qua những câu chuyện kể về các nhân vật. Cuộc đời họ hiện lên qua những dòng hồi ức, nhớ lại và kể về. Không chỉ có quá khứ đợc kể, ngay cả hiện tại nh chuyện ông Hai Riềng trở lại nông trờng cao su, câu chuyện vị linh mục Vĩnh và Hội thánh cũng đợc kể lại trong mạch hồi tởng của nhân vật Nghị, nhân vật Tôi. Câu chuyện trong tiểu thuyết Vòng sóng đến vô cùng đợc kể theo dạng hồi ức, hồi t- ởng: ông Mời nhớ và kể về lai lịch của cả vùng đất, những gian khổ, thử thách của cả một chiến trờng, bà vợ của ông thì nhớ và kể về chồng mình.

Trong Điều tra về một cái chết, những sự kiện chi tiết của hiện tại rất ít và vai trò của nó cũng chỉ nhằm làm cầu nối để liên kết các hồi ức mà thôi. Khảo sát cuốn tiểu thuyết này chúng tôi nhận thấy có hơn 20 đoạn hồi ức của năm nhân vật: Khoảng năm 198…”, “Năm1940, Hộ Pháp…”, “Vào khoảng năm 60 có một ông già…”, “Năm1970 T Tốn đợc…”, “ Cách đây 60 năm…”, Câu chuyện nửa buồn nửa vui về…”, “ít ngày trớc những sự việc…”, “Tháng 8 năm 45, ông…”, “lại chuyện khác, năm 1959…”, “Trở lại câu chuyện đã xảy ra vào mùa đông năm Bính Dần…

Cũng theo kiểu kết cấu ấy, nhân vật trong Gặp gỡ cuối năm cũng hiện lên qua dòng hồi tởng của chính các nhân vật. Những con ngời nh chị Hảo, anh Đại, anh Quý… đợc kể: “Năm ấy chị Hảo…”, “Anh chị vào sống tại Sài Gòn ngay cuối năm…”, “Năm 1925 anh Đại…”, “Năm anh Quí sang Pháp…”Có đến hơn 23 đoạn hồi tởng của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết hơn trăm trang.

Mỗi nhân vật là sự hiện diện của một ý thức. Kí ức của mỗi nhân vật về đời sống là một cái nhìn hiện thực trong đó thể hiện một thế giới quan và một nhân sinh quan riêng. Thời gian trần thuật là thời gian của ý thức, của kí ức và tâm trạng, nó tùy theo tâm trạng cũng nh những vấn đề mà nhân vật quan tâm. “Nguyễn Khải sử dụng khá thuần thục thủ pháp thời gian đồng hiện, thu hẹp không gian – thời gian, ít sa đà miêu tả chi tiết đời sống” [29, 204].

Tuy nhiên, sử dụng thời gian dòng kí ức là một phơng tiện trong việc khắc họa nhân vật, nhng việc “đi tìm thời gian đã mất” của các nhân vật trong tiểu

thuyết Nguyễn Khải là việc “đi tìm” có sự can thiệp tỉnh táo của ý thức. Trong dòng chảy của thời gian, các chi tiết của đời sống nhờ thế mà hiện lên rõ ràng, cụ thể. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa thời gian trần thuật và thời gian đợc trần thuật. Sự sắp xếp ấy không tuân theo qui luật của cuộc sống mà theo ý tởng của nhân vật. Vì vậy chân dung, tính cách, quá trình hoạt động của nhân vật đợc hiện lên sắc nét hơn.

Việc khắc họa nhân vật theo thời gian dòng ý thức không chỉ có riêng trong thể loại tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải. ở truyện ngắn, tạp văn hiện tợng này cũng là phổ biến. Những câu chuyện có cách kể nh trên khá nhiều: “Tôi và Phúc là bạn của nhau từ năm…” (Chúng tôi và bọn hắn), “Tôi lấy chồng từ năm…” (Chút phấn của đời), “Cái tuổi mời lăm của tôi nửa vui lại có nửa buồn…” (Một giọt nắng nhạt), “Khi tôi hay la cà sang Hội Nhà văn thì anh Hạnh đã làm việc…” (Phía khuất mặt ngời)...

Khác với thời gian thực tại, thời gian trong văn học là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thời gian. Những suy nghĩ trực tiếp và cách tổ chức tái hiện thời gian trong tác phẩm có vai trò rất lớn trong việc biểu hiện quan niệm về thời gian của tác giả. Ngòi bút của Nguyễn Khải không chú trọng đến bản thân sự kiện mà chủ yếu quan tâm đến sự ảnh hởng tác động của những sự kiện ấy tạo ra cho nhân vật của ông những biến cố, sang chấn gì trong đời sống. Trong sự trôi chảy bất định của thời gian, đặc biệt là dòng ý thức thì có những lúc nhà văn đã khai thác những khoảnh khắc thời gian thật đặc biệt để từ đó làm nổi bật tính cách, số phận nhân vật. Những “lát cắt” cuộc sống ấy đợc thể hiện trong nhiều tiểu thuyết mà nhà văn viết sau 1975. Đó là thời gian trong cái đêm giao thừa trôi vừa nhanh vừa chậm chạp trong Gặp gỡ cuối năm; thời điểm T Tốn nghi ngờ cơ bút trong Điều tra về một cái chết; thời khắc Mọ Vũ lựa chọn con đờng hoạt động chính trị trong

Một cõi nhân gian bé tí. Những thời khắc ấy là những thời khắc có ảnh hởng d- ờng nh toàn bộ đến cuộc đời số phận nhân vật. Bà Hoàng bị khuất phục trớc cuộc sống mới, T Tốn bắt đầu hành trình dấn thân vào con đờng đi tìm chân lí đầy khó nhọc, Mọ Vũ sau sự lựa chọn ấy đã để mình thành kẻ thân bại, danh liệt.

Sử dụng bút pháp dòng ý thức đã giúp nhà văn thể hiện đợc những biến động trong tâm hồn nhân vật. Những suy t, chiêm nghiệm của con ngời có nhiều cơ hội đợc giãi bày, từ đó ngời đọc thấy đợc đời sống tinh thần của nhân vật phong phú, phức tạp. Đồng thời nó cũng là yếu tố góp phần tạo nên tính triết lí trong tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 (Trang 72 - 75)