Đánh giá các tiết dạy thử nghiệm

Một phần của tài liệu Cụ thể hóa chức năng điều hành của giáo viên vào một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hình học lớp 11 luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 123)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3.1 Đánh giá các tiết dạy thử nghiệm

Qua quan sát giờ học của lớp thử nghiệm đợc tiến hành theo tiến trình đã đợc xây dựng, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

Về ý kiến của giáo viên dự giờ thử nghiệm:

Đa số các giáo viên nhất trí với nội dung thử nghiệm, đặc biệt ủng hộ việc cụ thể hóa các chức năng điều hành vào một số PPDH tích cực nêu trong luận văn. Các thầy cô đều đồng tình với phơng pháp dạy nhằm mục đích hớng ngời học vào việc phát hiện vấn đề và phát hiện cách giải quyết vấn đề cho học sinh, thông qua các hoạt động trí tuệ và hoạt động Toán học. Hớng học sinh vào học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn, đa lại hiệu quả học tập cao ở học sinh, các thầy cô rất đông ý với cách phát phiếu học tập cho từng nhóm học sinh với mục đích thể hiện sự hợp tác tạo mỗi tơng tác cho các em học tập hiệu quả hơn.

Về ý kiến của học sinh ở lớp dạy thử nghiệm:

Qua quan sát bằng phiếu điều tra sau mỗi tiết dạy thử nghiệm đối với học sinh, chúng tôi rút ra những ý kiến phản hồi từ phía các em về: không khí lớp học; nội dung bài học; lợng kiến thức; mức độ tiếp thu bài học; đề xuất ý kiến cho tiết dạy tiếp theo nh sau:

Phần lớn học sinh cho rằng: không khí tiết học sôi nổi, nhiều học sinh đợc tham gia vào bài học, các em thích thú với phần thảo luận nhóm, tạo cho các em có cơ hội phát biểu ý kiến của mình đồng thời cũng để khẳng định đợc năng lực của mình chính xác hơn, từ đó có hớng phấn đấu thích hợp. Nội dung bài học là phù hợp với hầu hết học sinh; mức độ tiếp thu bài học là trên 70%. Về cách tiếp cận tiết học 100% HS có ý kiến là các em khám phá kiến thức mới dới sự huy động kiến thức đã có, đa số các học sinh cho rằng các tình huống do GV tạo ra đã giúp HS chủ động hơn, có hứng thú hơn, tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.

3.2.3.2. Đánh giá bài kiểm tra *)Đánh giá định tính.

Hai đề kiểm tra nh trên là không quá khó và cũng không quá dễ so với trình độ học sinh. Có thể nói với mức độ đề nh trên thì sẽ phân hoá đợc trình độ của học sinh, đồng thời cũng đa ra cho giáo viên sự đánh giá chính xác về mức độ nắm kiến thức của học sinh. Đề kiểm tra chủ yếu kiểm tra về khả năng nắm vững cú pháp, ngữ nghĩa các khái niệm, khã năng suy luận, huy động các kiến thức về hình

*) Đánh giá định lợng

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp TN và học sinh lớp ĐC đợc thể hiện thông qua các bảng thống kê và biểu đồ sau:

+ Bài kiểm tra số 1:

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Lớp Số

bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 11A3 46 0 0 2 5 9 9 12 5 4 0

TN 11A4 47 0 0 0 3 6 10 13 8 5 2

Bảng 3. 1

Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp

Biểu đồ 3. 1 Bảng phân phối tần suất

Điểm

Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 11A4 0 0 0 6,4 12,8 21,3 27,7 17 10,6 4,2 ĐC 11A3 0 0 4,3 10,9 19,6 19,6 26,1 10,9 8,6 0

Bảng 3. 2

Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp

Đồ thị 3. 1

Bảng phân loại học lực của học sinh

Lớp Số bài kiểm Số % học sinh Kém(1-2) Yếu(3-4) TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi(9-10) ĐC 46 0 15,2 39,1 37 8,7 TN 47 0 6,4 34 44,6 15 Bảng 3. 3

Biểu đồ về học lực của học sinh.

Biểu đồ 3. 2

+ Bài kiểm tra số 2:

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra số 2

Lớp Số bài

KT Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 11A3 46 0 2 2 4 10 12 8 6 2 0

TN 11A4 47 0 0 1 3 9 11 10 8 4 1

Bảng 3. 4

Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp.

Biểu đồ 3. 3

Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra số 2

Điểm

Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 11A3 0 4,3 4,3 8,7 21,8 26,2 17,4 13 4,3 0 TN 11A4 0 0 2,1 6,4 19,1 23,5 21,3 17 8,5 2,1

Bảng 3. 5

Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp

Bảng phân loại học lực của học sinh Lớp Số bài kiểm Số % học sinh Kém(1-2) Yếu(3-4) TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi(9-10) ĐC 46 4,3 13 47,9 30,5 4,3 TN 47 0 8,5 42,6 38,3 10,6 Bảng 3. 6 Biểu đồ về học lực của học sinh

Biểu đồ 3. 4

Kết luận chung về hai bài kiểm tra:

Bài kiểm tra cho thấy kết quả đạt đợc ở lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng, nhất là bài đạt khá giỏi. Một nguyên nhân không thể phủ nhận là lớp thử nghiệm học sinh đã thờng xuyên đợc GV tạo tình huống hớng vào các hoạt động phát hiện vấn đề, phát hiện cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Nh vậy phơng pháp dạy ở lớp thử nghiệm tốt hơn so với phơng pháp dạy ở lớp đối chứng tơng ứng.

3.3. Kết luận chơng 3

Quá trình thử nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thử nghiệm cho thấy: Mục đích thử nghiệm đã đợc hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của việc cụ thể hóa các chức năng điều hành đợc khẳng định. Thực hiện một số vấn đề đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hình học lớp 11 ở trờng THPT.

KếT LUậN

Luận văn đã thu đợc những kết quả chính sau đây:

1. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về chức năng điều hành của GV trong quá trình dạy học. Các yếu tố điều chỉnh chức năng điều hành của GV trong dạy học Toán.

2. Luận văn đã trình bày những dấu hiệu đặc trng của PPDH tích cực, phân tích một số PPDH tích cực trong dạy học Toán ở trờng THPT hiện nay.

3. Luận văn đã cụ thể hóa hai chức năng điều hành của GV vào một số PPDH tích cực, thông qua dạy học các tình huống điển hình. Đồng thời luận văn cũng đã đề cập đến chức năng sử dụng hợp lí PTDH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hình học lớp 11.

4. Bớc đầu kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc cụ thể hóa chức năng điều hành của GV vào một số PPDH tích cực bằng biện pháp thử nghiệm s phạm.

5.Có thể sử dụng Luận văn để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán THPT. Nh vậy, có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã đợc thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận đợc.

Một số đề xuất

Đối với giáo viên:

+ Phải dành thời gian đầu t cho việc soạn thảo giáo án với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, xây dựng những tình huống học tập cho học sinh đồng thời phải tổ chức cho học sinh hứng thú học tập, lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác. Trong mỗi bài học phải có sự liên hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức mới để học sinh nắm đợc kiến thức một cách liên tục, toàn diện, không bị đứt quãng.

+ Cần tìm hiểu sâu về các PPDH để phối hợp và lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung bài dạy, với đối tợng học sinh nhằm phát huy đợc tính tích cực, chủ động của học sinh.

+ Cần quan tâm sử dụng có hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học trong mỗi bài dạy. Nên tự mình sáng tạo thêm các đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc đổi mới PPDH.

+ Cần quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc độc lập, kỹ năng suy luận logic toán học, rèn luyện ngôn ngữ toán học trong quá trình dạy học.

* Đối với nhà trờng và các cấp lãnh đạo:

+ Cần quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới phơng pháp dạy và học theo hớng gợi động cơ tạo tình huống hớng HS vào hoạt động phát hiện vấn đề, phát hiện cách giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập nói chung và học Toán nói riêng.

+ Đảm bảo 100% giáo viên đợc tham gia tập huấn về đổi mới PPDH khi cấp trên tổ chức.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo cấp tỉnh, cấp trờng bàn về đổi mới PPDH, những khó khăn vớng mắc của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Tăng cờng dự giờ, rút kinh nghiệm.

+ Cần trang bị cho đội ngũ giáo viên thờng xuyên cập nhật với những tài liệu mới phục vụ cho chuyên môn.

+ Cần đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học môn toán. Tạo điều kiện để giáo viên đổi mới PPDH.

các bài soạn.

Phép biến hình (tiết 1).

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

Yêu cầu HS nắm đợc:

1) Khái niệm phép biến hình.

2) Liên hệ đợc với những phép biến hình đã học ở lớp dới. 2. Kĩ năng.

- Phân biệt đợc các phép biến hình. - Hai phép biến hình khác nhau khi nào.

- Xác định đợc ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình. 3. Thái độ.

- Liên hệ đợc với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình - Có nhiều sáng tạo trong hình học

- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV.

- Bài soạn theo phơng pháp mới. - Thớc kẻ, phấn màu.

2. Chuẩn bị của HS.

- Đọc bài trớc ở nhà, có thể liên hệ các phép biến hình đã học ở lớp dới.

III. Tiến trình dạy học.

Hoạt động 1: Định nghĩa Phép biến hình.

*) GV tạo tình huống hớng HS vào hoạt động phát hiện khái niệm Phép biến hình.

Tình huống 1: GV giao nhiệm vụ cho HS (xuất phát từ những kiến thức đã có).

1, Trong mặt phẳng, cho điểm O cố định với điểm M tùy ý. Hãy dựng điểm M’ đối xứng với M Qua O.

2, Trong mặt phẳng, cho một véc tơ a, với điểm M tùy ý. Hãy dựng điểm M’ sao cho MM'=a.

3, Trong mặt phẳng, cho một đờng thẳng d và một điểm M. Hãy dựng hình chiếu vuông góc M’ của M lên đờng thẳng d.

Tình huống 2: Hãy nhận xét những đặc điểm giống nhau và điểm khác nhau ở các tình huống trên?

GV gợi ý về khái niệm phép biến hình sau khi HS thực hiện xong các hoạt động trên:

- Cho điểm M và đờng thẳng d, phép xác định hình chiếu M’của M là một phép biến hình.

- Cho điểm M’ trên đờng thẳng d, phép xác định điểm M để M’ là hình chiếu của M không phải là một phép biến hình.

GVyêu cầu HS tự phát biểu định nghĩa theo sự hiểu biết của mình, sau đó GV nhận xét và đa ra định nghĩa chính xác.

Định nghĩa: “Quy tắc đặt tơng ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M của mặt phẳng đó đợc gọi là phép biến hình trong mặt phẳng .

Nếu kí hiệu Phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M’ hay M’ = F(M) và gọi điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép biến hình F.

Nếu H là một hình nào đó trong mặt phẳng thì ta kí hiệu H’ = F(H) là tập các điểm M’ = F(M) với mọi điểm M thuộc H. Khi đó ta nói F biến hình H thành hình H’, hay hình H’ là ảnh của hình H qua phép biến hình F

Hoạt động 2: Củng cố khái niệm.

*) GV tạo tình huống hớng HS vào hoạt động củng cố khái niệm. Tình huống 3: GV đề ra các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Hãy phát biểu một cách chính xác định nghĩa Phép biến hình? Câu hỏi 2: Hãy nêu một ví dụ về phép biến hình?

(a) Quy tắc đặt tơng ứng mỗi điểm A với điểm A' sao cho AA'=a. (b) Quy tắc biến mỗi điểm A với điểm A' sao cho AA’//d.

(c) Quy tắc đặt tơng ứng mỗi điểm M với điểm M’ sao cho MM’=a. Hoạt động 3: Một số câu hỏi trắc nghiệm.

Câu 1: Các quy tắc sau đây, quy tắc nào không là phép biến hình. a) Phép đối xứng tâm.

b) Phép đối xứng trục.

c) Quy tắc biến mỗi điểm A thành A’ sao cho AA’ // d. d) Quy tắc biến mỗi điểm A thành A’ sao cho AA'=a . Câu 2: Hãy điền đúng sai vào các câu trả lời sau đây.

a) Phép đối xứng tâm O biến A thành A’ thì AO = OA’. b) Phép đối xứng tâm O biến A thành A’ thì AO // OA’.

c) Phép đối xứng tâm O biến A thành A’, B thành B’ thì AB // A’B’. d) Phép đối xứng tâm O biến A thành A’, B thành B’ thì AB = A’B’. Câu 3: Hãy điền đúng sai vào các câu trả lời sau đây.

a) Phép đối xứng trục d biến A thành A’ thì AA’⊥ d. b) Phép đối xứng trục d biến A thành A’ thì AA’ // d.

c) Phép đối xứng trục d biến A thành A’, B thành B’ thì AB // A’B’. d) Phép đối xứng trục d biến A thành A’, B thành B’ thì AB = A’B’

Hoạt động 4: Hớng dẫn học tập ở nhà.

Ôn tập lại nội dung của bài Phép biến hình. Đọc và nghiên cứu trớc bài Phép tịnh tiến.

Phép tịnh tiến (tiết 2).

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

Yêu cầu HS nắm đợc:

- Khái niệm phép tịnh tiến.

- Các tính chất của phép tịnh tiến. 2.Kĩ năng.

- Qua Tv (M) tìm đợc tọa độ M’. - Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.

- Xác định đợc ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến. 3. Thái độ.

- Liên hệ đợc với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép tịnh tiến - Có nhiều sáng tạo trong hình học

- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV. – Soạn bài chu đáo.

- Chuẩn bị thớc kẻ, phấn màu.

- Chuẩn bị một số ví dụ về phép tịnh tiến có trong thực tế. 2. Chuẩn bị của HS.

Đọc và nghiên cứu bài ở nhà.

III. Tiến trình tiết dạy.

Hoạt động 1: Định nghĩa phép tịnh tiến.

*) GV kiểm tra kiến thức cũ rồi tạo tình huống hớng HS vào hoạt động phát hiện khái niệm phép tịnh tiến.

Bài cũ: Hãy nhắc lại định nghĩa phép biến hình? Nêu ví dụ về phép biến hình? Tình huống1: Cho véc tơ avà hai điểm A, B. Hãy xác định hai điểm A’, B’ sao cho AA'=a,BB'=a a B’

A

Hình 1 GV yêu cầu một HS lên bảng, còn tất cả làm vào giấy nháp.

Hỏi: ứng với mỗi điểm M ta xác định đợc bao nhiêu điểm M’ để MM'=a?

GV: Điểm M’ xác định nh thế đợc gọi là ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo véc tơ a.

GV: yêu cầu HS phát biểu khái niệm phép tịnh tiến theo cách hiểu của mình. Sau đó GV nhận xét và đa ra định nghĩa chính xác về phép tịnh tiến.

Trong mặt phẳng cho véc tơ a. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành M

sao cho MM'=a gọi là phép biến hình theo véc tơ a. Kí hiệu Ta(M) = M .

*) Củng cố khái niệm.

Hỏi: 1) Phép đồng nhất là phép tịnh tiến theo véc tơ nào?

2) Trên hình vẽ 1, nếu tịnh tiến điểm A’ theo véc tơ -a thì ta đợc điểm nào?

3) Cho hai tam giác đều ABE và BCD bằng nhau trên hình vẽ. Tìm phép tịnh tiến biến ba điểm A, B, C theo thứ tự thành ba điểm B, C, D.

E D

A B C

Hình 2

Hoạt động 2: Tính chất của phép tịnh tiến.

Tình huống 2: Trong mặt phẳng cho véc tơ a và tam giác ABC. Hãy dựng ảnh A’, B’, C’ của ba điểm A,B,C qua phép tịnh tiến theo véc tơ a ? Em có nhận xét gì về độ

Một phần của tài liệu Cụ thể hóa chức năng điều hành của giáo viên vào một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hình học lớp 11 luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w