Các loại nghĩa đợc thể hiện trong đoạn kết

Một phần của tài liệu Đặc điểm đoạn văn kết thúc truyện tiếu lâm việt nam (Trang 62 - 66)

Nộidung của đoạn kết trong truyện tiếu lâm

3.3.Các loại nghĩa đợc thể hiện trong đoạn kết

Đoạn kết thúc trong truyện tiếu lâm đợc kết thúc bằng hai loại nghĩa chính sau là: Nghĩa hàm ngôn và nghĩa hiển ngôn.

* Nghĩa hàm ngôn là khái niệm đang đợc nhiều nhà ngiên cứu quan tâm. Nguyến Đức Dân cho rằng: Trong câu ngoài nghĩa hiển ngôn, câu chứa một thông tin không biểu hiện gì khác gọi là nghĩa hiển ngôn. Nghĩa hàm ngôn bao gồm tiền giả định và hàm ý.

Tác giả SGK Tiếng Việt 12 khẳng định: “Một câu nói ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa tờng minh) nó còn thông báo cho ngời nghe nhiều điều không thấy trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ “ Nghĩa hàm ẩn”. Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ngôn”.

C.J.Phillmore viết: “Trong ngữ nghĩa của câu, của lời, có hai cấp bậc thông báo: Cấp bậc hàm ngôn hay tiền giả định và cấp bậc hiển ngôn”.

Tuy vậy chúng ta có thể đa ra một số ý kiến chung nhất là: Nghĩa hàm ngôn là loại nghĩa do suy luận mới có đợc bên cạnh nghĩa bề mặt câu chữ. Nghĩa hàm ngôn là nghĩa thực của một phát ngôn có thể suy ra trên một cấu trúc bề mặt cụ thể. Gắn với một ngữ cảnh cụ thể.

Truyện tiếu lâm Việt Nam sử dụng rất nhiều loại nghĩa này. Sỡ dĩ nh vậy là vì câu có chứa hàm ngôn thờng đợc dùng để hớng tới ngời nghe, gây cho ngời nghe sự bất ngờ. Đây là cơ sở để tạo nên tiếng cời. Sự giải đáp trong ngời nghe chính là chiếc chìa khoá mở ra một sự khám phá mới về thế giới bí ẩn của trí tuệ.

Ví dụ: Ai sợ vợ nhất.

“ S cụ ngồi đàm đạo với mấy ngời khách, có ngời hỏi rằng: - Trong đám ta đây ai là ngời sợ vợ nhất nào?

Cha ai đáp thì s cụ đã nhận ngay rằng: - Tôi đây sợ vợ nhất.

Mọi ngời lấy làm lạ hỏi: - S cụ có vợ đâu mà sợ

- Tôi sợ vợ đến nổi không dám lấy vợ nữa [7].

Qua mẫu truyện trên khi mọi ngời hỏi ai sợ vợ nhất, s cụ đã lợi dụng hoàn cảnh của ngời xuất gia để trả lời. Mọi ngời đều không hiểu đợc dụng ý đó nên lấy làm ngạc nhiên, Đến khi đợc giải thích họ vỡ lẽ và bật lên tiếng cời.

Hàm ngôn đợc tạo ra do tình thế bắt buộc khi ngời hỏi và ngời trả lời đều dùng nghĩa hàm ngôn.

“ Có một anh chàng có thói tòm tem. Một đêm nọ ngời em vợ nằm ở đầu giờng với cháu, anh ta bèn mò đến toan sự nọ kia. Chẳng may vợ nó biết mới ru rằng:

Con ơi, con bú cho no

Hỡi chàng quân tử kia bò đi đâu? Bí quá anh chống đáp:

Đêm khuya gà gáy o o

Anh ngủ chẳng đợc anh bò đi chơi Ngời em vợ hiểu ý liền ru cháu:

Cháu ơi, cháu bú cho no Của dì, dì giữ, ai bò mặc ai” [7].

Câu ru của chị vợ vẽ lên bức tranh thật hài hớc. Ngời quân tử mà lại bò đi đâu giữa đêm khuya. Sự bị bắt quả tang trong lúc chẳng mong muốn nh thế khiến anh chàng bị dồn vào thế bí nên đã chống đỡ bằng câu đáp liều: bò đi chơi cũng thật nực cời. Nhng sự thông minh của ngời em đã làm yên lòng ngời chị bằng câu đáp của mình: Của dì, dì giữ... thật tài tình.

Đôi khi, nghĩa hàm ngôn đợc tạo ra thông qua phơng thức chơi chữ nh sữ dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, nói lái...

Ví dụ: Kiêng cữ.

“ Một anh lính nọ có tính hay kiêng cữ, cùng với một chú hầu về kinh đô để thi. Chú hầu có chiếc khăn quấn đầu, dọc đờng bị gió thổi rơi xuống đất. Chú cáu lắm nói:

- Sao cứ rớt hoài nh vậy? Anh chủ nghe vậy mắng rằng:

- Đi thi chỉ sợ mỗi tiếng “rớt” mà mày cứ nói tiếng “ rớt” mãi.

Chú nhỏ làm thinh. Đi một đoạn, chiếc khăn bị rơi xuống đất. Lần này, chú hầu tức lắm, Buộc chặt lên đầu và nói: Lần này tao cột chặt rồi, có đi tới kinh cũng không đậu nữa” [7].

ở đây sự đồng nghĩa giữa từ rớt và không đậu tạo nên tiếng cời cho ngời đọc. Tác giả dân gian đã sữ dụng cách nói đồng nghĩa để tạo nên tiếng cời.

Nghĩa hàm ngôn còn đợc tạo ra bằng cách kết hợp thành chuỗi bất thờng về nghĩa. Phơng thức này đợc sử dụng dựa trên sự kết hợp bất thờng về nghĩa trong ngữ cảnh, từ đó làm nảy sinh hàm ngôn.

Ví du: Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa.

“ S cụ xơi thịt chó trong phòng. Chú tiểu biết và hỏi: - Bạch cụ, cụ xơi gì đấy a?

S cụ đáp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. S cụ hỏi: - Cái gì ngoài cổng thế?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đâu phụ chùa” [7].

Câu đáp của s cụ với chú tiểu là sự nói dối để che đậu hành động xấu xa của mình là ăn thịt chó, một con vật thờng đợc nuôi trong nhà chùa nhng không đợc ăn thịt. Dựa vào sự che đậy đó, chú tiểu đã cấu tạo kết hợp bất bình thờng về nghĩa, qua đó, tạo hàm ngôn nhằm vạch trần sự nói dối của s cụ.

Nghĩa hàm ngôn đợc dùng thể hiện sự tế nhị trong khi giao tiếp, không muốn làm mất thể diện của ngời nghe nhng nó lại là một cách châm biếm, mỉa mai hết sức sâu sắc đối với ngời nghe gây nên tiếng cời hóm hỉnh.Ví dụ: Cỡi ngỗng mà về...

Nghĩa hiển ngôn nằm ngay trên bề mặt câu chữ,đợc nói tới một cách trực tiếp không cần phải suy luận.

Ví dụ:Mách nớc.

“Hai ngời kia đánh cờ tớng, có một anh đứng ngoài cứ bày hết nớc cờ này đến nớc cờ khác. Ngời thua đổ quạu, đứng dậy, tát anh mách nớc bốp một cái.

Anh mách nớc vừa xoa má suýt xoa vừa giơ tay ra chỉ: “ Kìa nó ghểnh sỹ, mình không chiếu tớng đi, còn đợi gì nữa?” [7].

Nghĩa hàm ngôn và hiển ngôn là hai dạng tồn tại của văn bản hội thoại trong truyện tiếu lâm. Thông qua các nghĩa này tiếng cời đợc bật ra. Đặc biệt

truyện mang ý nghĩa hàm ngôn bao giờ cũng sâu sắc, ý nghĩa, thể hiện trí thông minh, tính hài hớc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm đoạn văn kết thúc truyện tiếu lâm việt nam (Trang 62 - 66)