Khái niệm nhịp điệu:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 103 - 105)

Nhịp điệu theo cách giải thích trong “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên là “Sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ. Sắp xếp theo những hình thức nhất định” [29-tr 714].

Từ điển thuật ngữ Văn học ” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên lại định nghĩa trên phơng diện lí luận văn học: “Nhịp điệu: một ph- ơng tiện quan trọng để cấu tạo hình thớc nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kỳ cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tơng đồng trong thời gian hay quá trình, nhằm kết hợp những ấn tợng thẩm mĩ.” [16-tr200].

Cũng trong cuốn sách này các nhà nghiên cứu cũng giả thích cặn kẽ hơn, cụ thể hơn “Nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn có thay đổi của các hiện tợng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế…

giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại cái đơn điệu đơn nhất của văn bản nghệ thuật [15 - tr 200].

Đơn vị cơ sở cho sự lặp lại (hay cho việc tổ chức nhịp điệu) trong văn bản thơ là câu thơ, dòng thơ. Các câu thơ quy định sự ngừng ngắt lẫn nhau ở những độ dài (số chữ, số từ ) nhất định hoặc ở những tiếng có chứa vần thơ đúng gần nhau trong văn bản:

Con về với nhân dân/ nh nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai/ chim én gặp mùa

Nh đứa trẻ thơ/ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng/ bỗng gặp cánh tay đa.

Sự hiệp vần và lặp cấu trúc câu (cả về ngữ nghĩa) tạo nên nhịp điệu dồn dập, biểu hiện tâm trạng hồ hởi, háo hức, hân hoan của nhân vật trữ tình. Nhịp điệu trở thành một yếu tố hiển nhiên, tất yếu của sự biểu lộ cảm xúc, tâm trạng trong thể loại trữ tình.

Trong văn xuôi, ở một số kiểu loại văn bản, vai trò của nhịp điệu rất mờ, thậm chí không cần thiết lắm (nh văn bản hành chính, văn bản khoa học )…

Bên cạnh đó lại có kiểu văn bản nhịp điệu trở thành yếu tố hàng đầu để tạo âm hởng cho lời văn, lôi cuốn sự chú ý của ngời nghe ngời đọc. Đó là kiểu văn bản chính luận, mà phê bình văn học là một thể loại của nó. ở loại văn bản này, tạo nhịp điệu trở thành một biện pháp tu từ chính thức, chủ yếu. Cơ sở cho việc tổ chức tạo nhịp điệu là kết cấu văn bản. Độ dài ngắn khác nhau của kết cấu văn bản là cơ sở để tạo nên nhịp điệu của lời văn chính luận: lúc nhanh, lúc chậm, lúc dồn dập, lúc nhẩn nha, khi trầm lắng lúc lại hào hứng, sôi nổi.

Nhịp điệu trong văn bản chính luận nói chung hay văn bản phê bình văn học nói riêng đợc tạo ra nhờ các biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa, tu từ cú pháp. Đó là những biện pháp nh tơng phản, phản ngữ, trờng, cú, sóng đôi cú pháp, lặp cú pháp Những biện pháp này đ… ợc biểu hiện rõ nhất trong cấu trúc câu. Thế mạnh của văn bản chính luận hay các văn bản phê bình văn học thờng là cấu trúc câu ghép nhiều tầng bậc hoặc câu đơn phức hợp (còn gọi là trờng cú). Trờng cú vừa thể hiện kiểu t duy của ngời viết văn bản lại vừa là đơn vị cơ sở để tạo nhịp điệu lời văn. Kiểu t duy thờng thấy trong văn bản chính luận là kiểu t duy lôgích - Đó là những kiến thức lý luận uyên bác và sắc sảo, vững vàng đợc thể hiện ở những lập luận chặt chẽ, lô gích trong trờng cú. Chẳng hạn:

Mặc dù nớc ta nhỏ, ngời ta ít, lại đang bị bao vây tứ phía, quân đội ta cha thao luyện và trang bị kém; mặc dù thực dân Pháp có u thế tạm thời về quân và kinh tế, nhng Trung ơng Đảng và Chính phủ đã quyết định kháng chiến và khẳng định rằng: Kháng chiến của nhân ta trờng kỳ gian khổ nhng nhất định thắng lợi vì ở trong nớc chúng ta có toàn dân đoàn kết và có Đảng lãnh đạo, ngoài nớc chúng ta có nhiều bạn đồng minh.

Nhịp điệu trong ví dụ trên đợc tạo ra bằng các biện pháp: Dùng điệp ngữ:

Mặc dù

“ ” để nhấn mạnh hay tăng cấp mức độ khó khăn của nớc ta; dùng sóng đôi: “nớc ta ít, ngời ta nhỏ” cùng với lập luận tơng phản: “Mặc dù nhng”, câu văn chính luận có nhiều những nhịp nhỏ tạo lên nhiều nhịp lớn làm cho mạch văn, hơi văn kéo dài nh những đợt sóng và đầy thuyết phục.

Nh vậy, tạo nhịp điệu là một biện pháp tu từ ngữ âm trong đó ngời ta cốt tạo nên một âm hởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn nhằm làm cho lý luận có sức thuyết phục. Biện pháp này thờng đợc sử dụng trong văn xuôi chính luận trong đó có phê bình văn học .

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w