Kiểu văn bản có kết cấu hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 36 - 39)

Thông thờng, một văn bản có kết cấu hoàn chỉnh gồm có các phần : Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong "Thi nhân Việt Nam" ngoài ba phần naỳ, văn bản hoàn chỉnh còn coá thêm phần giới thiệu tác giả tác phẩm đứng ở vị trí đầu tiên. Do vậy đa số các văn bản có kết cấu hoàn chỉnh ở tuyển tập gồm có 4 phần: Giới thiệu, mở đầu, nội dung và kết luận. Số văn bản có kiểu kết cấu này 32/49 (65,3%).

Cấu trúc của một văn bản phê bình nói chung có 2 phần: phần phê và phần bình. Cấu trúc này đợc sử dụng và sắp xếp nh thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào cá tính sáng tạo của nhà phê bình. Sự sắp xếp khác nhau tạo nên những sơ đò kết cấu khác nhau. Chính sơ đồ kết cấu cũng là một biểu hiện về phong cách của nhà văn phê bình.

Là một ngời tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc giao tiếp: nói có đầu có đuôi, có ngọn có ngành, Vũ Ngọc Phan chủ yếu viết phê bình theo kiểu kết cấu hoàn chỉnh. Mặt khác, do sự chi phối sâu sắc của quan niệm về phê bình văn học nên trong các bài viết của mình Vũ Ngọc Phan chủ yếu nghiêng về phê nhiều hơn bình, chỉ ra và nhận xét những điểm yếu, điểm khuyết của đối tợng hơn là khen ngợi. Ông thờng nhìn đối tợng theo một chiều nên chỉ hoặc là khen, hoặc là chê, mà số lợng bài chê nhiều hơn bài khen. Trong khi đó Hoài Thanh - Hoài Chân trong tập "Thi nhân Việt Nam" cũng thờng viết theo kết cấu hoàn chỉnh nhng nội dung khen - chê, bình - phê là khác nhau trong từng văn bản . Hầu hết khi viết về các thi nhân Thơ Mới, tác giả thờng khen nhiều hơn là chê, bình nhiêù hơn là phê. Vì vậy sơ đồ kết cấu trong các văn bản là có khác nhau. Trong nhiều bài viết, phần phê đợc đẩy lên phần mở đầu nh các bài về Huy Thông, Nguyễn Vỹ, Thái Can ...

"Tôi đã cố đọc đi đọc lại thơ Thái Can để mong tìm lại cái say sa ngày trớc. Nhng lòng tôi cứ dửng dng. Sao bây giờ tôi thấy thơ Thái Can sáo quá mà những thiếu nữ trong thơ Thái Can thì hầu hết ẻo lả đến khó chịu. Nhất là những nụ cời. Những nụ cời sao mà vô duyên mà trơ trẽn thế !".

Lời phê đặt ở phần mở đầu nhng vấn đề giải quyết ở phần nội dung lại không phải những điều đã nêu. Với những nhà thơ nh thế tác giả phê bình luôn tìm thấy sau những điểm khuyết là cái hay cái đẹp, là những chỗ mạnh của thi nhân. Phê chỉ là cơ sở để tác giả bình hay hơn mà thôi.

Trong khi đó, ở một số bài viết khác phần phê lại đợc xuống phần kết luận sau khi đã bình "rặt những cái hay, cái đẹp" của thi sĩ. Đó những kết luận trong bài viết về Chế Lan Viên, Nguyễn Bính ... Chốt lại những cảm nhận về thơ thi nhân bằng những lời phê, tác giả phê bình thờng viết với một giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Chẳng hạn kết luận của Nguyễn Bính, nhà phê bình đã nhận xét:

"Đáng trách chăng là giữa những lời giống hệt ca dao, bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu nh vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng".

Thế mạnh của kiểu kết cấu hoàn chỉnh là tạo nên những văn bản chuẩn mực, toàn vẹn, đa lại những thông tin một cách đầy đủ, trọn vẹn về đối tợng. Vì thế yêu cầu đặt ra cho ngời tạo văn bản là phải thực sự có một sự đầu t lớn, công phu, nhất là đối với những bài tiểu luận dài nh " Một thời đại trong thi ca". Qua khảo sát, những văn bản có kết cấu hoàn chỉnh đều là những bài viết về các phong cách thi nhân nổi bật, các nhà thơ tiêu biểu nh : Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn ... Mỗi một nhà thơ là đại diện cho một dòng thơ hoặc một khuynh hớng thơ nổi bật trong phong trào Thơ Mới. Vì vậy trong những văn bản này, kết cấu các phần đợc trình bày một cách rõ ràng với sự phân tích tỉ mỉ, chi tiết và lời văn ngập tràn cảm xúc.

Đặc biệt, trong kiểu kết cấu hoàn chỉnh, các thủ pháp kết cấu đợc sử dụng một cách triệt để để tạo nên các kiểu quan hệ khác nhau (quan hệ chuỗi, quan hệ song song). Các thủ pháp đó là: Liệt kê, móc xích, hỏi - đáp, song hành, tơng phản. Có khi trong một bài viết tác giả sử dụng hầu hết các thủ pháp này nh tiểu luận "Một thời đại trong thi ca" chẳng hạn. Với nội dung là tổng kết về phong trào Thơ Mới, ở bài viết này tác giả đã tái hiện lại cuộc đấu tranh gay gắt giữa Thơ Cũ và Thơ Mới bằng thủ pháp liệt kê. Nhất là trong đoạn phản ánh sự phản ứng của những ngời bênh vực thơ Thơ Cũ và những ngời đấu tranh cho Thơ Mới, tác giả đã viết bằng hai đoạn văn dài với các quan hệ chuỗi:

"Tháng 6 năm 1934. Ông Lu Trọng L diễn thuyết tại ... Tháng 1 năm 1935. Ô. Đỗ Đình Vợng diễn thuyết tại... Tháng 1 năm 1935. Cô Nguyễn Thị Kiêm diễn thuyết tại...

Tháng 11 năm 1935..."

Ngoài mục đích thông báo, sự liệt kê liên tục về thời gian và hành động làm tăng thêm không khí căng thẳng, gay gắt của cuộc đấu tranh. Cứ nh vậy nội dung của văn bản đợc trình bày một cách trọn vẹn.

Bên cạnh đó sự chặt chẽ của văn bản lại đợc tạo thành bởi hàng loạt những đoạn văn viết theo thủ pháp móc xích hoặc tơng phản:

"Có những thi nhân chỉ tìm ý thơ trong tình yêu của một ngời. Trái lại, trong thơ Thế Lữ thấp thoáng hình ảnh không biết bao nhiêu ngời. Mỗi thiếu nữ đi qua trong đời thi nhân hay trong trí tởng thi nhân đều mang theo một chút hơng ân ái".

Các thủ pháp kết cấu không chỉ đợc dùng trong một đoạn văn mà diễn ra trong toàn văn bản. Chúng không chỉ đợc dùng độc lập, riêng rẽ, tách biệt mà thờng nằm trong sự đan xen nhau để hiện thực hoá nội dung của văn bản.

Một điều đáng chú ý nữa trong các bài viết có kết cấu hoàn chỉnh là: độ dài ngắn không đều của các văn bản. Mặc dù có cùng một kiểu kết cấu nhng tiểu luận "Một thời đại trong thi ca" dài 32 trang, bài phê bình về Hàm Mặc Tử dài 8 trang, còn bài viết về Mộng Huyền lại chỉ có 12 dòng. Điều này cho thấy, khác với Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh- Hoài Chân trong "Thi nhân Việt Nam" không hề quan tâm đến tính cân đối giữa các bài viết trong tổng thể tuyển tập. Dờng nh nhà phê bình chỉ viết là để trớc hết thoả mãn niềm say mê đối với Thơ Mới và sau đó là vì sự tiếp nhận của độc giả, vì mục đích giao tiếp của mình mà thôi.

Nh vậy, trong "Thi nhân Việt Nam" kiểu kết cấu hoàn chỉnh vẫn chiếm số lợng lớn. Điều này chứng tỏ nhà phê bình a cách nói có đầu có cuối hơn. Tuy nhiên do những cảm nhận mang tính chủ quan của tác giả, sự phong phú về phong cách của các thi nhân cũng nh sự chi phối của mục đích giao tiếp nên độ dài và sơ đồ kết cấu của kiểu văn bản này là không hoàn toàn nh nhau. Hiệu quả là văn bản trong "Thi nhân Việt Nam" luôn có một sự biến đổi linh hoạt và có tính tác động cao đối với ngời đọc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 36 - 39)