Dựng đoạn nội dung trong phần triển khai.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 66 - 74)

Trong quá trình trình bày, sau khi lựa chọn và sắp xếp ý, ngời tạo văn bản còn phải làm một việc nữa là phân cấp ý để hình thành từng đoạn trong nội dung (đoạn văn). Một văn bản đợc tạo thành trực tiếp từ nhiều đoạn văn lớn. Sự sắp xếp các đoạn văn theo một tổ chức hay một trong các cách trình bày đã nêu sẽ cho ta một văn bản theo một chủ đề nào đó. Một đoạn văn thông thờng, ở dạng chuẩn gồm có: 1 một luận điểm lớn (hay một tiểu chủ đề, một ý lớn), nhiều luận cứ (ý nhỏ) và những luận chứng (dẫn chứng).

Sự phân cấp ý tạo các mối quan hệ giữa các luận điểm với các luận cứ, giữa các luận cứ với các luận chứng, giữa các luận điểm, luận cứ, luận chứng với nhau. Các quan hệ đó rất đa dạng: có quan hệ đẳng lập- quan hệ chính phụ, có quan hệ tơng đơng- quan hệ bao hàm Cụ thể là quan hệ giữa các luận điểm…

với luận điểm, luận cứ với luận cứ, luận chứng với luận chứng là quan hệ tơng đơng, quan hệ đẳng lập; Các quan hệ giữa luận điểm với luận cứ, giữa luận cứ với luận chứng là quan hệ bao hàm; và những quan hệ ngợc lại luận chứng với luận cứ, luận cứ với luận điểm, luận điểm, luận điểm nhỏ với luận điểm lớn là…

quan hệ phụ thuộc. Các quan hệ này đan xen nhau tạo nên tính hệ thống, tính lôgic chặt chẽ, tính mạch lạc trong hình thức và nội dung văn bản.

Đoạn văn trong văn bản “Thi nhân Việt Nam” rất đa dạng. Sự đa dạng này biểu hiện sự trình bày theo trình tự chủ quan hay theo trình tự khách quan và chịu sự qui định của nội dung thông tin, định hớng giao tiếp và sở trờng của nhà phê bình. Sự đa dạng trong cách xây dựng đoạn văn đợc biểu hiện ở chỗ: đoạn văn có đầy đủ các cấp ý và có cả đoạn văn không đầy đủ các cấp ý.

Loại thứ nhất: Đoạn văn có đầy đủ các cấp ý . Đây là đoạn văn có cấu tạo bình thờng. Các ý trong đoạn có sự phân cấp rõ ràng từ luận điểm đến luận cứ, luận chứng. Loại đoạn văn này giống nh một tiểu văn bản, nó diễn tả một nội dung tơng đối hoàn chỉnh (một tiểu chủ đề). Nó làm thành một luận điểm mà tập hợp các luận điểm lại sẽ cho ta một văn bản, giải quyết đợc vấn đề đặt ra trong phần mở đầu. Với chủ đề đặt ra trong bài viết “Chế Lan Viên” là: Sự kinh dị trong tập Điêu tàn“ ”, nhà phê bình đã dựng thành ba đoạn ý lớn tơng đơng với ba luận điểm (LĐ).

Đoạn văn 1 (LĐ): Thế giới kỳ dị, yêu ma trong “Điêu tàn”.

Đoạn văn 2 (LĐ): Lòng tin của Chế Lan Viên vào thế giới ấy.

Đoạn văn 3 (LĐ): Sự thành thực của thi nhân phía sau thế giới kỳ dị.

Các đoạn ý này đợc trình bày mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng. Đoạn văn 1 chẳng hạn: Luận điểm đợc minh hoạ bằng nhiều luận cứ (LC) và luận chứng (Lch).

LĐ1: Nó (Tập "Điêu tàn" - Tác giả luận văn) dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xơng máu cùng yêu ma.

LC1: Yêu tinh, Ma Hời nghe trống cầm canh chợt nhớ trần thế

LC2: Thi nhân trong thế giới lạ lùng.

Trong các luận cứ lại gồm có các luận chứng và dẫn chứng.

LC1 Thế giới yêu tinh và Ma Hời:

Lch1: Yêu tinh: Rồi lấy ra một khớp xơng rợn trắng Mút bao dòng huyết đẫm máu tanh hôi Tìm những miếng trần gian trong tuỷ cạn“ ”

Lch2: Ma Hời; Rồi say sa, vang cất tiếng reo cời. Những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi. LC2: Thi nhân trong thế giới lạ lùng

Lch1: Có khi ngồi trên bờ biển, Chế Lan Viên bàng hoàng tự hỏi: Ai kêu ta trong cùng thẳm khi vô?

Ai réo gọi trong muôn sao chới với?

Lch2: Chế Lan Viên điên cuồng ân ái với các vì sao: Ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn

cho trăng ghì, trăng riết cả làn da.

Lch3: Có khi đứng suốt đêm với một bóng ma hay nhìn một chiếc quan tài đi qua mà tởng thi thể của mình nằm trong đó.

Hầu hết các văn bản đều có sự phân cấp thành những tiểu chủ đề rõ ràng nh vậy. Các văn bản viết về “Một thời đại trong thi ca”, Thế lữ, Lan Sơn, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ đều là những văn bản…

có cách dựng đoạn theo kiểu trên.

Một điều đáng chú ý trong cách dựng các đoạn văn có đầy đủ các cấp là: Dù các luận điểm có vai trò ngang nhau (có quan hệ đẳng lập) nhng trong khi dựng đoạn độ dài và cấu trúc của chúng là không nh nhau. Có đoạn ý tác giả viết rất dài, nhng có luận điểm lại viết rất ngắn. Có khi tác giả trình bày lần lợt theo trình tự tôn ti ý lớn trớc, ý nhỏ sau rồi đến luận chứng nhng cũng có khi tác

giả trình bày một loạt luận điểm trớc rồi mới minh hoạ sau (nh trờng hợp viết về Vũ Đình Liên chẳng hạn)

Ví dụ: Văn bản “ Lu Trọng L có ba luận điểm lớn:

LĐ1: Con ngời lơ đãng của L“ ” u Trọng L. LĐ2: Thế giới mộng trong thơ Lu Trọng L.

LĐ3: Sự thành thực của thi sĩ ẩn sau thế giới mộng.

Trong 3 luận điểm này khi trình bày, tác giả phê bình không phân tích kỹ lắm về hai luận điểm trên. Chỉ đến luận điểm thứ 3, tác giả chú tâm xoáy sâu ngòi bút của mình vào phân tích và bình luận. Quá trình triển khai luận điểm này diễn ra nh sau:

LC1: Thi sĩ kể lại một cách cảm động những chuyện về cuộc sống đời th- ờng: buồn thơng, đau khổ, chán nản vì tình yêu, hôn nhân

LC2: Tuy không phải ngời của gia đình nhng không ngần ngại nói về vợ con.

LC3: L không chọn chữ, không chịu gọt dũa câu thơ vì L chỉ để lòng mình tràn lan trên trang giấy.

Sau những luận cứ, nhà phê bình diễn ra các dẫn chứng để minh hoạ. Với những luận cứ và luận chứng trên, tác giả dành lời bình cho luận điểm 3 tới 1,5 trang trong tổng số 4 trang văn bản. Cũng có khi tác giả trình bày một loạt luận điểm trớc rồi mới lấy dẫn chứng minh hoạ sau. Văn bản về Vũ Đình Liên chẳng hạn đợc viết theo cách này.

Đáng chú ý là những luận chứng mà nhà phê bình chọn để làm dẫn chứng thờng làm những khổ, những câu thơ hay, những tứ thơ đặc sắc, nổi bật cho phong cách thi sĩ. Minh hoạ cho ý nêu ra: Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến kết cấu âm thanh, nhà phê bình đã lấy một đoạn trong bài “Nhớ rừng”:

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trờng ca dữ dội,

Ta bớc chân lên, dõng dạc, đờng hoàng, Lợn tấm thân nh sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Rõ ràng trong lịch sử văn học Việt Nam cha hề có những câu thơ dữ dội, có tính chất đột phá nh thế này. Tác giả phê bình tỏ ra cực kỳ chuẩn xác, tinh nhạy trong việc chọn dẫn chứng.

Hay khi viết về "cảnh mùa thu Việt nam đợc viết theo một lối thơ rất mới" của Xuân Diệu, nhà phê bình đã chọn những câu thơ đầy tài hoa:

- Những luồng run rẩy rung rinh lá - Cành biếc run run chân ý nhi - Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Các luận cứ, luận chứng và dẫn chứng mà nhà phê bình đã nêu ra giúp ng- ời đọc hình dung đợc diện mạo của cả một tập thơ, một đời thơ và phong cách cũng nh chân dung thi sĩ.

Khả năng nắm trúng, bắt đúng thần thái một đời thơ giúp nhà phê bình say sa, hào hứng trong cái hay cái đẹp của thế giới nghệ thuật. Với những tứ thơ ý nghĩa, những câu chữ tài hoa, những giọng điệu hoặc hiền hoà, hoặc mới lạ…

đều trở thành những ý lớn, những luận điểm chính trong bài viết của nhà phê bình. Đặc biệt, tác giả luôn thấy ở phía sau câu chữ (dù là những ý cạn, những câu sáo) là những tâm hồn thành thực, những tấm lòng của thi nhân. Tấm lòng ấy thể hiện ở “khát vọng thành thực , kh” “ át vọng cởi trói cho thi ca .” Khát vọng đợc bộc lộ những điều sâu kín trong tâm hồn. Khám phá sâu vào ý này, ở văn bản về Lu Trọng L, tác giả viết:

L có làm thơ đâu, L chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. Tình đã gửi trong lời thơ, L không còn đoái hoài đến nã.

ở Chế Lan Viên là “những nỗi đau thơng tựa hồ nh vô lý nh vậy mà thành thực vô cùng”. Thơ Nguyễn Giang “không có gì” nhng vì "những ý nghĩ thành thực và ngộ ngộ đợc giãi bày trong lời tựa dài đầu quyển Trời xanh

câu thơ ta mơ hồ thấy cái gì: có lẽ là hồn thi nhân”…Thấy đợc sự thành thực, đợc cái hồn thi nhân sau những câu, những chữ, trong cả cái thế giới kỳ quái kỳ dị của hình tợng thơ cho nên với thi nhân nào, nhà phê bình cũng tìm đợc những ý hay, lời đẹp để viết. Viết một cách đam mê chìm đắm nhất vào những chỗ tâm đắc.

Loại thứ hai là: đoạn văn không đầy đủ các cấp ý.Để tránh tính công thức trong trình bày, nhà phê bình đã không nêu những dẫn chứng trực tiếp trong văn bản mà để ngời đọc tự tìm lấy trong phần tuyển thơ. Do vậy loại đoạn văn này là tổng hợp các ý lớn tức là tác giả chỉ nêu ra những ý chính mà nếu triển khai các ý ấy ra sẽ đợc các đoạn văn chứa một tiểu chủ đề. Kiểu đoạn văn này thờng thấy trong những văn bản ngắn có kết cấu cha hoàn chỉnh (văn bản một phần, văn bản hai phần) Ví dụ nh… bài viết về Thanh Tịnh: Văn bản này chỉ gồm hai đoạn nội dung. Tác giả diễn tả lại cái cảm giác nổi trội nhất của mình bằng những hình ảnh của một mặt hồ để tái hiện cái thế giới hình tợng đầy ẩn ớc

trong thơ Thanh Tịnh. Trong văn bản này tác giả phê bình không đa ra một trích dẫn nào để làm dẫn chứng. Ngời đọc có thể tự tìm ở phần trích thơ.

Văn bản Lu Kỳ Linh chỉ gồm một đoạn văn. Đoạn văn này có cả luận điểm, luận cứ nhng không có luận chứng. Tất cả những luận cứ lập luận đều h- ớng tới những kết luận cuối cùng nằm ở vị trí câu kết thúc trong văn bản:

" Thơ Lu Kỳ Linh tuy mới nhng đôi bài còn có cái nhẹ nhàng cái kín đáo, cái vi điệu của những vần thơ xa. Nó không huy hoàng lộng lẫy. Trong vờn thơ nó chỉ là những bông hoa màu nhạt, hơng thanh e lệ nở trong góc tờng. Nhng ai dám bảo là những bông hoa không quý?"

Bằng con mắt tinh tờng, tâm hồn nhạy bén, linh cảm chuẩn xác, Hoài Thanh – Hoài Chân đã tìm ra những tứ thơ hay, những ý đặc sắc, những hình thức nghệ thuật độc đáo để làm cơ sở cho việc chức ý và dựng đoạn nội dung văn bản. Việc tổ chức ý và dựng đoạn đó đều nằm dới sự chỉ huy của cảm xúc của nhà phê bình đối với Thơ Mới.

Tóm lại, văn bản trong “Thi nhân Việt Nam” có kết cấu đa dạng, các phần trong kết cấu đợc viết theo nhiều kiểu và biến đổi khôn lờng. Phần triển khai đ- ợc xây dựng bởi nhiều ý, các ý đó phong phú và nhiều cấp độ, quan hệ giữa các ý có thể là tơng đơng có thể là bao hàm Song dù văn bản có đ… ợc viết theo

kiểu nào, nội dung viết có chia thành nhiều ý nhiều luận điểm thì bao giờ cũng phải chịu sự tổ chức, dẫn dắt, chi phối của cảm xúc thẩm mĩ của nhà phê bình đối với phong trào thơ lãng mạn. Đọc bất kỳ một văn bản nào dù là văn bản dài nhất cho đến những văn bản ngắn nhất ngời đọc đều thấy có sự chen lấn của cảm xúc giữa những ý, những câu. Trong nhiều văn bản dù tác giả đã cố gắng để nhìn nhận, xét đoán về phong cách thi nhân, để nhận dạng nhận diện phong trào Thơ Mới một cách tỉnh táo nhng rồi chỉ trong chốc lát cảm xúc sôi nổi, dạt dào lại cũng lấn át. Cho dẫu có định ra nhiều ý và phân cấp quan hệ giữa chúng cho có tính khoa học thì khi có sự dâng trào của cảm xúc tác giả lại sa ngay vào cái bẫy tình cảm của mình. Những chỗ nào ý nào đợc nhà phê bình cảm và hiểu sâu sắc thì chắc chắn tác giả sẽ bình sâu, bình say hơn vào chỗ đó. Giọng văn vì thế ngập tràn những cảm xúc, ranh giới giữa các ý vì thế thờng bị xoá nhoà và cũng vì thế mà mọi khuôn hình kết cấu đều bị phá vỡ. Dòng tình cảm trào sôi, mãnh liệt đợc chảy ra từ trong tình yêu say mê, chân thành của nhà phê bình đối với Thơ Mới đã phá bỏ mọi hàng rào ngăn cản nó. Kết cấu văn bản do vậy trở nên linh hoạt, uyển chuyển đầy ấn tợng và hấp dẫn vô cùng.

Chơng 3

Đặc điểm Lời văn phê bình trong “Thi nhân Việt Nam”

3.1 Khái niệm lời văn và lời văn phê bình

Lời văn là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực lý luận văn học. Trong văn học, mọi tác phẩm đều đơc viết hoặc kể bằng lời văn, lời thơ, lời tác giả, lời nhân vật gộp chung lại là lời văn. Nếu ngôn từ là chất liệu của lời nói, viết trong tất…

cả tính chất thẩm mĩ của nó, là chất liệu của sáng tác văn học thì lời văn là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học.

“Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Lời văn nghệ thuật: Dạng phát ngôn đợc tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học “ [13- tr117].

Lời văn mà lý luận văn học nghiên cứu là lời văn nghệ thuật, tức là lời văn trong tác phẩm văn học. Theo quan niệm trên, thì lời văn chính là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học. Một kiến giải đầy hiệu lực và thuyết phục là quan niệm về lời văn nghệ thuật của nhà lí luận văn học M. Bakhtin trong cuốn “Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki” (Ngời dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân , Vơng Trí Nhàn). Theo M. Bakhtin bàn đến “lời văn tức là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó”[4- tr 89]. Và lời văn nh thế, theo ông phải là đối tợng của ngành siêu ngôn ngữ học (thực ra bây giờ là dụng học).

Cũng trong sự kiến giải này, M. Bakhtin đã chỉ ra: “Cần thấy rằng các hình thức kết cấu tự chúng còn cha giải quyết về vấn đề loại hình của lời văn

[4-tr 206]. Vấn đề hình thức kết cấu và loại hình lời văn ở đây hoàn toàn theo quan niệm của thi pháp học. Mục đích tác giả khi nghiên cứu loại hình lời văn là để tìm ra các giọng điệu khác nhau trong một lời (lời đa giọng) trong tiểu thuyết đa thanh của Đoxtôiepxki.

Cuốn “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê chủ biên lại hiểu: “Lời văn: Hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ đợc viết thành văn” [29-tr.582].

Theo cách hiểu trên thì phạm vi tồn tại của lời văn rộng hơn, nó không còn chỉ là lời văn trong tác phẩm văn học mà là lời văn trong tất cả các văn bản

thuộc các lĩnh vực khác, tất cả những dạng lời nói đợc cụ thể hoá, ký hiệu hoá bằng văn bản.

Nh vậy, dù là cách hiểu nào, các nhà nghiên cứu đều định nghĩa lời văn xuất phát từ cơ sở ngôn từ của văn bản. Đó là cách diễn đạt hay là cách tổ chức sử dụng, sắp xếp các phơng tiện và biện pháp biểu đạt của từ ngữ nhằm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w