Kết cấu trong văn bản phê bình văn học:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 32 - 34)

Trong phê bình văn học, kết cấu không phải là điều ngời ta quan tâm, chú ý khi nghiên cứu. Là một thể loại của văn bản nghị luận thuộc phong cách văn bản chính luận, điều thu hút sự chú ý của ngời đọc văn bản phê bình văn học không phải ở kết cấu mà ở khả năng và cách thức lập luận hớng tới nội dung, chủ đề của văn bản. Bởi đặc điểm quan trọng trong những kiểu loại văn bản này là sự lôi cuốn, hấp dẫn về những vấn đề đợc đa ra toát lên từ những lý lẽ, luận cứ, luận chứng có trong văn bản. Lập luận trở thành điểm chú ý đầu tiên của ng- ời tạo văn bản và nội dung nghiên cứu chính về văn bản phê bình văn học cũng nh các thể loại văn bản nghị luận khác.

Hơn nữa, lâu nay trong quan niệm truyền thống, đã là văn bản thì phải đầy đủ các phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Sự có mặt đầy đủ các thành phần trên bảo đảm tính hoàn chỉnh trọn vẹn cho văn bản.

Văn bản phê bình văn học vì thế cũng không đi chệch khỏi “đờng ray” ấy. Tuy nhiên trong thực tế, kết cấu của thể loại văn bản này phong phú hơn nhiều. Nếu ta xem cách thức lập luận là đặc điểm ngôn ngữ nổi bật để hiện thực hoá văn bản phê bình, là cách để thuyết phục ngời đọc, ngời nghe theo ý của ngời tạo văn bản thì kết cấu lại là cơ sở để tổ chức các lập luận ấy. Vai trò của kết cấu trong thể loại văn bản này không chỉ là tổ chức triển khai nội dung văn bản theo chiến lợc giao tiếp mà chủ của nó đề ra. Chiến lợc ấy lại bị chi phối bởi mục đích giao tiếp. Nếu anh chủ trơng mang đến cho đối tợng giao tiếp những thông tin về một vấn đề gì đó mà anh cho là quan trọng thì có nghĩa là ngay lúc ấy anh phải thuyết phục ngời nghe theo một hớng nào đó bằng chính lý lẽ và lập luận của anh. Bên cạnh đó anh phải ý thức đợc nói nh thế nào, theo cách nào thì có hiệu quả hơn. Điều này buộc anh phải xác định một kết cấu rõ ràng cho văn bản ngoài những khuôn mẫu đã có sẵn. Tức là anh phải sáng tạo. Sự sáng tạo đem đến cho ngời đọc những kiểu kết cấu mới, làm cho họ luôn có cảm giác mới mẻ, cuốn hút và ý thức khám phá tích cực.

Không có sự bắt buộc về khuôn hình nh một số thể loại văn bản khoa học hay văn bản hành chính, văn bản phê bình văn học có khuôn hình tự do xét trong một chừng mực nào đấy. Điều đó cho phép các nhà phê bình mặc sức sáng tạo văn bản theo những kiểu kết cấu phù hợp với sở trờng và mục đích giao tiếp đặt ra. Đa số họ có thói quen tạo văn bản theo khuôn hình có sẵn, truyền thống. Trong khi đó, một số khác lại a sáng tạo. Sự sáng tạo đó thể hiện ở chỗ nhà phê bình có thể thay đổi thờng xuyên các kiểu kết cấu mà không làm phơng hại gì đến nội dung cần thông tin. Và hơn thế nữa còn huy động đợc tính tích cực trong việc tiếp nhận văn bản của đối tợng giao tiếp. Tác giả “Thi nhân Việt Nam” đã làm đợc điều ấy.

Lật giở từng trang trong tập “Thi nhân Việt Nam”, điều đầu tiên gây sự chú ý cho thị giác độc giả là độ ngắn dài không đồng đều của các bài viết. Toàn bộ tập sách có 49 bài viết chính thức là 49 kiểu kết cấu với 49 kích cỡ khác nhau. Chúng tôi qui ớc gọi mỗi bài nh vậy là một văn bản. Văn bản dài nhất là tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” gồm 32 trang với kết cấu 3 phần rõ ràng và bố cục chặt chẽ; văn bản ngắn nhất là “Lu Kỳ Linh”, không kể 4 dòng ghi vắn tắt tiểu sử con ngời, sự nghiệp, bài viết phê bình này chỉ vẻn vẹn 6 dòng. Sáu

dòng mà đủ cả phê, cả bình cho một đời thơ. Quả thực, phải là ngời bản lĩnh lắm thì nhà phê bình mới làm đợc điều đó.

Văn bản trong "Thi nhân Việt Nam" có kết cấu đa dạng. Dựa trên cơ sở sự có mặt đầy đủ hay không đầy đủ các phần, có thể chia kết cấu trong tuyển tập thành hai kiểu: Kiểu văn bản có kết cấu hoàn chỉnh và kiểu văn bản có kết cấu cha hoàn chỉnh.

2.2 Các kiểu kết cấu trong Thi nhân Việt Nam“ ”

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 32 - 34)