Sự đa dạng của kết cấu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 34 - 36)

Sự ngắn dài của các văn bản trong “Thi nhân Việt Nam” đợc lý giải một cách thuyết phục khi đi vào tìm hiểu sâu hơn kết cấu của từng văn bản. Trong ngữ pháp văn bản, một văn bản đợc gọi là hoàn chỉnh thờng có kết cấu ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết thúc ( ở đây chỉ nói tới văn bản thông thờng, còn gọi là bài viết). Văn bản trong “Thi nhân Việt Nam” có nhiều kiểu kết cấu. Nếu đem so sánh với các tập sách tơng tự của một số nhà phê bình khác - “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, một cuốn sách ra đời cùng thời với “Thi nhân Việt Nam” chẳng hạn - thì điều đó sẽ hiển hiện rõ nét.

Trong quyển ba tập hai của “Nhà văn hiện đại” có 19 văn bản viết về ba nhóm: Phê bình và biên khảo, kịch, và thơ. ở đó, văn bản nào độ dài cũng tơng đơng nhau, văn bản nào cũng đầy đặn hoàn chỉnh cũng có kết cấu ba phần nh kết cấu chuẩn. Kết cấu ấy trở thành khuôn hình chung, khuôn mẫu thống nhất cho tất cả các văn bản trong toàn quyển, toàn tập và cả bộ sách. Khảo sát các mục IV, V, VI trong quyển ba tập hai, với 19 văn bản thì có tới 9 văn bản từ 10 trang trở lên (gồm những bài viết về Thiếu Sơn, Lu Trọng L, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc ). Văn bản dài nhất là bài viết về Thế Lữ với độ dài 15 trang và…

văn bản ngắn nhất là bài viết về Vũ Hoàng Chơng cũng đã 4 trang. Nh thế, độ dài ngắn giữa các văn bản có khác nhau nhng không chênh nhau quá lớn nh trong “Thi nhân Việt Nam”. Hơn nữa, các phần trong các văn bản tơng đối giống nhau. Phần mở bao giờ cũng nêu một cách khái quát nhất, một nhận xét có tính lý luận về đối tợng đợc viết. Phần nội dung bao giờ cũng là những lời khen - chê rõ ràng, nhất quán mà chủ yếu là phê nhiều hơn bình. Phần kết luận là phần chốt lại những điều đã nói ở hai phần trên. Với cách tạo văn bản nh trên,

Vũ Ngọc Phan tỏ ra là ngời luôn chú trọng tới tính cân đối, nhất quán giữa các bài viết, tính chuẩn mực và toàn vẹn của một văn bản.

Cách làm của Vũ Ngọc Phan có một u điểm là: Đem đến cho độc giả một cái nhìn hệ thống về đối tợng nghiên cứu, đồng thời giúp độc giả dễ dàng hơn khi tiếp nhận văn bản (độc giả cứ theo khuôn mẫu ấy, mô hình ấy mà hiểu văn bản, không phải lúng túng khi chuyển từ văn bản này sang văn bản khác). Song, cách làm ấy lại cũng vô tình đem đến cho độc giả cảm giác đơn điệu buồn tẻ, nhàm chán vì tính công thức của nó. Tất nhiên điều đó có vẻ không quan trọng lắm, bởi vì rằng trong phê bình văn học cái quan trọng là nhà phê bình đã mang lại những nội dung t tởng sâu sắc gì, những quan niệm mới mẻ gì về nghệ thuật qua cách phê bình về nhà văn, nhà thơ và tác phẩm của họ. Đồng thời qua sự phê - bình những cái hay cái dở, cái đợc cái cha đợc của đối tợng, độc giả có thể tự rút ra cho mình những bài học gì để điều chỉnh đúng hớng hoạt động sáng tác văn học.

Nhng theo lý thuyết của hoạt động giao tiếp, bất kì một cuộc giao tiếp nào cũng phải có những mục đích mà ngời tham gia giao tiếp đặt ra. Giao tiếp bao giờ cũng phải hớng tới một kết quả nào đấy. Do vậy, khi tham gia giao tiếp, ng- ời trong cuộc bao giờ cũng phải xây dựng cho mình một chiến lợc giao tiếp (dù vô tình hay cố ý ). Chiến lợc giao tiếp đợc hiện thực hoá trong mô hình kết cấu văn bản. Và nh thế có nghĩa là: Kết cấu văn bản trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện những ý đồ của ngời sáng tạo ra nó. Một cuộc giao tiếp thành công bao giờ cũng làm cho ngời tham gia cảm thấy bị hấp dẫn ngay từ đầu, thoải mái trong quá trình giao tiếp và mãn nguyện khi kết thúc. Sự nhàm chán, buồn tẻ đơn điệu rõ ràng sẽ không cho một kết quả giao tiếp nh mong muốn. “Thi nhân Việt Nam” đã khắc phục đợc điều đó bằng chính việc sử dụng linh hoạt nhiều kiểu kết cấu. Chính Hoài Thanh đã từng bày tỏ: Một bài bình thơ có lẽ không cần thiết phải có một kết cấu cố định, kết cấu nh thế nào là tùy vào mục đích, nội dung câu chuyện. Có nh vậy mới đủ sức hấp dẫn ngời ta. Qua tâm sự ấy có thể nhận ra một điều, khi sáng tạo văn bản nhà phê bình luôn luôn chú ý đến hiệu quả giao tiếp do đó rất quan tâm đến độc giả - đối t- ợng tham gia giao tiếp, những ngời sẽ cùng nói chuyện thơ với tác giả.

Hơn nữa, cuộc giao tiếp giữa nhà phê bình và độc giả trong “Thi nhân Việt Nam” là cuộc giao tiếp về nghệ thuật mà cụ thể là về thi ca, về Thơ Mới. Đó là

một cuộc giao tiếp tự nguyện, bởi nội dung của nó là thế giới hình tợng và thế giới ngôn từ nghệ thuật của Thơ Mới, mục đích của nó là tìm sự đồng cảm, tri âm tri kỉ trong thởng thức nghệ thuật. Với phơng châm “lấy hồn tôi để hiểu hồn ngời” và “hiểu cho đúng không phải cho đủ - hình sắc các hồn thơ”, nhà phê bình chủ yếu là bình bằng cảm xúc, bằng những tình cảm chân thành hơn là bình bằng lý trí, lý luận. Chỉ những gì trong thơ mang lại cho tác giả niềm say mê, hứng khởi, sự rung cảm mãnh liệt thì tác giả mới viết. Nhà phê bình đã bộc bạch: “đối với một quyển sách, mình có ý liến gì lạ lạ mới nên hạ bút phê bình; không thì thôi” [38 – tr38]. Và khi đã viết thì viết một cách hào hứng say sa và chìm đắm. Viết rất hay những cái hay cái đẹp ở trong thơ. Cái mục đích cuối cùng của nhà phê bình là giới thiệu cho độc giả những chân dung văn học mới, phát hiện hộ độc giả những câu, những khổ, những đoạn thơ hay của các thi sĩ lãng mạn đơng thời. Cho nên, trong phê bình, Hoài Thanh - Hoài Chân a điểm hơn a diện, văn bản dài ngắn không chừng.

Một lý do nữa có thể hiểu đợc, lý giải đợc về sự đa dạng của kết cấu trong “Thi nhân Việt Nam” là sự tập hợp phong phú các gơng mặt của Thơ Mới. Cùng trong một phong trào thơ, giữa các thi sĩ có những điểm tơng đồng là cái tôi trữ tình đợc thể hiện trong những hình thức nghệ thuật mới mẻ hiện đại. Nhng giữa họ lại có nhiều chỗ khác nhau. Mỗi thi sĩ có một giọng nói riêng, một phong cách riêng, hợp thành các bè. Tập hợp nhiều bè lại thành dàn hợp sớng Thơ Mới (điều này đợc tác giả phê bình phân tích rõ trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca). Nhà phê bình đã nhìn tác giả, tác phẩm Thơ Mới bằng cái nhìn nhạy cảm, nắm bắt đợc cái thần trong tác phẩm của mỗi nhà thơ. Song, trong một đời thơ không phải mọi tác phẩm đều hay đều đẹp, đều dễ hiểu. Khi thởng thức tác phẩm, hiểu đến đâu nhà phê bình viết đến đó bất luận ngắn - dài. Có khi với những tác phẩm mà nhà phê bình cho là khó hiểu thì ngời viết cả ra cho bạn đọc tham khảo rồi có thể từ đó có những cách hiểu đúng hơn, trúng hơn (Các bài văn bản về Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên đợc trình bày theo cách này). Lại có khi trong một thi sĩ, tác giả phê bình chỉ tìm đợc một điểm nào đó đặc sắc hoặc một tứ thơ hay để bình mà đúng hơn là gợi ý cho độc giả. Đấy chính là tính hiện đại trong phong cách phê bình của “Thi nhân Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 34 - 36)