bản chia thành hai kiểu nhỏ hơn: Kiểu kết cấu hai phần và kết cấu một phần. Trong những văn bản này các phần có khi đợc mở rộng thêm, có khi lại rút gọn đi (mà chủ yếu là rút gọn). Những văn bản hai phần lại chia thành ba nhóm nhỏ hơn:
Nhóm 1: Những văn bản chỉ có kết cấu gồm phần mở đầu và phần triển khai còn phần kết thúc bị rút gọn. Nhóm này bao gổm các bài viết về Thái Can, Thâm Tâm, Vũ Đình Liên, Mộng Tuyết, Vũ Hoàng Chơng Phần mở đầu và…
phần triển khai trong những văn bản này vẫn đợc tiến hành bình thờng, chỉ có phần kết thúc bị rút gọn đi, văn bản để ngỏ kết luận. Những dòng cuối cùng khép lại vẫn thuộc về phần nội dung, vẫn là những lời bình với các thao tác phân tích, chứng minh Tác giả không trực tiếp đ… a ra một kết luận nào nhng qua phần bình ở trên ngời đọc có thể tự rút ra đợc những nhận xét về thi sĩ. Trích đoạn cuối cùng trong văn bản của Vũ Hoàng Chơng sẽ thấy đợc điều đó:
"Con thuyền say kia chính là linh hồn và cuộc đời của thi nhân. Rút lại, hy vọng cao nhất của ngời là quên. Quên hết thảy những thứ lợm giọng của khách làng chơi:
Hãy buông lại gần đây làn tóc rối Sát gần đây nữa, cặp môi điên Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói, Đa hồn say về tận cuối trời Quên."
Đoạn văn trên về hình thức không phải là một kết luận bởi ở đây tác giả không sử dụng thao tác tổng hợp khái quát để chốt lại những vấn đề đã đa ra, cũng không trực tiếp phát biểu những cảm nhận suy nghĩ của mình về thi nhân. Nhng qua những điều đã nêu ra ở phần nội dung ngời đọc có thể rút ra một điều: Chàng thi sĩ họ Vũ kia sở dĩ muốn say và say nhiều, say triền miên là vì chàng muốn để quên, đợc quên và quên đi tất thảy. Chỉ có say và quên thì mới không phải chứng kiến không phải chịu những nỗi buồn cuộc đời đang diễn ra quanh mình, mới không phải ghi nhận vào tâm trí những điều không muốn biết.
Nhóm 2: Những văn bản chỉ có phần triển khai và phần kết thúc, phần mở đầu bị rút gọn. Nhóm kết cấu này có những bài viết về Yến Lan, Phạm Hầu, Bích Khê, Phan khắc Khoan…Trong nhóm này lại xảy ra hai trờng hợp: Một là
tác giả rút hẳn phần mở, tức là phần mở hoàn toàn bằng zero (φ). Nhà phê bình bỏ qua hẳn phần đặt vấn đề để đi thẳng trực tiếp vào phê bình tác phẩm. Chẳng hạn trong văn bản về Bích Khê, câu đầu tiên đã là một câu bình:
"Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bậc nhất trong“ ”
thơ Việt nam:
Ô! Hay buồn vơng cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông " …
Không ngần ngại, bằng trực cảm của mình, nhà phê bình đã đa ra những lời nhận xét ngay khi đặt bút viết với những ý kiến đầy tự tin, đầy bản lĩnh. Với năng lực cảm thụ tinh nhạy nhà phê bình đã cẩn thận, tỉ mỉ lựa chọn trong hàng triệu câu thơ để mang đến cho độc giả những câu thơ tài hoa đầy sức gơị nh thế.
Hai là tác giả nhập phần mở vào phần nội dung. Lúc này phần mở trở thành những câu mở đâù trong đoạn văn đầu tiên của phần nội dung. Chẳng hạn khi viết về Phan Khắc Khoan:
"Hai năm trớc tôi đã nói đến tập Xa xa , tập thơ đầu của Phan Khắc“ ”
Khoan. Nhng ngoài tập Xa xa , Phan Khắc Khoan còn vô số thơ. Nhân hỏi“ ”
xem "…
Nhóm 3: Rút gọn phần nội dung, chỉ còn lại phần mở đầu và phần kết thúc. Thực ra những văn bản thuộc nhóm này không nhiều, chỉ có hai văn bản: viết về Yến Lan và Đoàn Phú Tứ, nhng nó làm thành một kiểu kết cấu giống nh hai nhóm trên chúng tôi vẫn gọi là một nhóm. Khi viết về Yến Lan trong phần đặt vấn đề (dài hơn phần kết luận) nhà phê bình cũng giãi bày thẳng thắn:
"Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng nh đi trong mây mù. Khi đầu thì cũng hay hay, nhng dần lâu cơ đồ ngạt thở. Chỉ thấy mờ mờ con đờng chảy, êm nh những dòng sông và nhất là những vầng trăng vẫn thờng ám ảnh các nhà thơ Bình Định. Ngoài ra chịu không biết sau màn mây mù ấy có gì"
Có lẽ, tác giả vì “không biết sau màn mây mù ấy có gì” nên trích ra vài bài thơ có “cái không khí là lạ nhng nhẹ nhàng” để độc giả tự đọc, tự suy ngẫm và thởng thức. Còn Đoàn Phú Tứ, nhà phê bình cũng cảm thấy “hình ảnh mờ quá không thể đoán mẩu đời kia nh thế nào. Có khi cả nghĩa bài thơ cũng không hiểu rõ”. Chỉ vì không hiểu rõ nên tác giả đã rút hẳn phần nội dung chính thành
một bài bình riêng sau khi trích thơ (bài bình "Màu thời gian"). Chính nhà phê bình đã từng viết khi gặp những bài thơ khó hiểu: "Mỗi bài thơ là một cánh cửa mở cho tôi lối vào tâm hồn. Những tâm hồn không lối vào, những tâm hồn bng bít, thì tôi còn biết gì mà nói".
Nh vậy với những thi sĩ có những bài thơ khó hiểu đối với nhà phê bình thì: hoặc tác giả viết tất cả những cảm tởng về toàn bộ sự nghiệp thơ của thi nhân để độc giả có thể tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn mà đa ra những suy nghĩ khác, hoặc là sẽ không viết gì để ngời đọc tự tìm lấy và nghiền ngẫm theo cách của mình. Đây quả là một sự tôn trọng tuyệt vời của tác giả “Thi nhân Việt Nam” dành cho độc giả mà không phải ai cũng làm đợc.
Kiểu kết cấu cuối cùng là kiểu văn bản một phần. Những bài viết về Thanh Tịnh, Thúc Tề, Vân Đài, Đỗ Huy Nhiệm, Lu Kì Linh thuộc kiểu văn bản này (chiếm 10% trong tổng số văn bản). Không đặt vấn đề, không đa ra kết luận tác giả hoặc chỉ bình thoáng qua tác phẩm hoặc chỉ đa ra một nhận xét nào đó có tính chất ấn tợng về thi sĩ, về một nét trong nội dung hay một điểm nổi bật trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm (vần, giọng, điệu )…
"Chọn thơ Vân Đài tôi phân vân quá. Bài nào cũng đợc. Không có gì sâu sắc. Vân Đài chỉ là một ngời chơi thơ. Nhng lời thơ bao giờ cũng nhẹ nhàng, êm ái. ít khi tiếng Nam có vị ngọt ngào nh thế. ấy cũng vì Vân Đài a nói những gì rất mong manh bình yên.
Những câu xôn xao nhất nh:
Gió xuân đâu biết cho lòng thiếp Ôm ấp bên mình thiếp mãi chi?
thì lại là những câu phỏng theo thơ Đờng. Ai ngờ thơ Đờng còn có thể gửi về cho thơ Việt thời nay chút hơng sắc dục".
Những điều mà nhà phê bình nêu ra đều là những gợi ý đúng hớng để độc giả có thể tự mình trực tiếp khám phá sâu hơn vào tác phẩm nghệ thuật trong sự nghiệp của một thi sĩ. Đây chính là một trong những “cách dừng lại đúng lúc” mà nhà phê bình đã chủ trơng. Hiểu nh thế nào, viết nh thế ấy, chỉ cần đúng không cần đủ. Nếu chỉ hiểu ít mà viết nhiều tác giả vẫn có thể làm đợc nhng bài bình sẽ trở thành rỗng và sáo. Mà điều này lại tuyệt đối cấm kị với một bài phê
bình và nhất là đối với một nhà phê bình chân chính. Tác giả của “Thi nhân Việt Nam” đã từng rất tâm đắc với ý kiến của giáo s Trơng Chính: “Bình thơ nh ngời đánh đàn đệm cho ngời ta hát. Bình thơ mà nói cha đến là không đạt, nói quá là tán. Phải biết dừng lại đúng lúc, đúng chỗ để ngời đọc suy nghĩ. Cũng có khi không nên nói gì cả để ngời đọc tiếp xúc thẳng với câu thơ không môi giới" [38-tr.210-215]. ý kiến này không chỉ là nguyên tắc phê bình của Tr- ơng Chính mà nó trở thành nguyên tắc của nhiều nhà phê bình trong đó có Hoài Thanh – Hoài Chân.
Kết cấu văn bản trong “Thi nhân Việt Nam” nh vậy luôn luôn có sự thay đổi linh hoạt. Đó chính là một biểu hiện trong phơng pháp phê bình của Hoài Thanh - Hoài Chân vừa cổ điển vừa hiện đại. Tính cổ điển biểu hiện ở lối phê bình thởng ngoạn tài hoa tài tử, điểm nhiều hơn diện. Tính hiện đại lại đợc bộc lộ qua cách tác giả rất coi trọng đối tợng tiếp nhận văn bản và cảm thụ văn ch- ơng (độc giả ) vì thế đọc “Thi nhân Việt Nam” độc giả luôn cảm thấy một sự lôi cuốn hấp dẫn đến lạ kì. Hơn thế nữa sự đa dạng trong kết cấu văn bản cũng chính là một biểu hiện của cái tôi cá nhân, biểu hiện của "khát vọng đợc thành thực" của nhà phê bình và phần nào phản ánh đợc diện mạo chung của phong trào Thơ Mới. Nó là sự hội tụ của nhiều phong cách, nhiều gơng mặt, nhiều dòng thơ trong cùng một thời gian, làm nên một cuộc cách mạng có một không hai trong lịch sử thi ca Việt Nam .
2.3 Các kiểu mở đầu và kết thúc trong Thi nhân Việt Nam“ ”