Các kiểu mở đầu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 43 - 52)

Mở đầu là dấu hiệu đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu trong giới hạn của văn bản. Nhiệm vụ quan trọng của phần này là giới thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tợng giao tiếp. Với nhiệm vụ quan trọng ấy, phần này chỉ ra hệ thống vấn đề, nội dung và phạm vi khảo sát trong phần nội dung sẽ triển khai.

Trong các văn bản khoa học, phần mở đầu thờng mang nhiệm vụ thông tin thuần tuý nghiêng về cách trình bày lôgic. Nó chỉ đơn giản là chứa đựng những thông tin cần thiết về những vấn đề mà tác giả sẽ trình bày ở phần nội dung. Với các văn bản mang tính chất giao tiếp công cộng lớn nh tin tức, bài báo, tờng thuật Phần mở đầu ngoài nhiệm vụ thông tin những nội dung sẽ trình bày còn…

có một nhiệm vụ tâm lý quan trọng. Đó là nó có nhiệm vụ thu hút sự chú ý của độc giả, lôi cuốn, hấp dẫn họ ngay từ đầu. Là một thể loại văn bản đợc hình thành từ một bộ phận d luận xã hội về vấn đề văn học, văn bản phê bình văn học cũng có nhiệm vụ tâm lí ấy.

Để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trên, phần mở đầu trong “Thi nhân Việt Nam” có nội dung và cấu tạo đa dạng. Những nội dung thông tin mà phần này đa ra bao giờ cũng là những vấn đề về tác giả tác phẩm Thơ Mới. Những vấn đề ấy, đợc trình bày theo ba kiểu: Mở trực tiếp, mở gián tiếp, và rút gọn mở.

Mở trực tiếp là kiểu mở thờng thấy nhất trong nhiều loại văn bản. Kiểu mở này trình bày theo cách đi thẳng, nói thẳng vào vấn đề cần bàn trong văn bản mà không phải qua một sự bóng gió xa gần nào. Các nhà phê bình luận chứng nh Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai a cách mở này hơn. Đa số các văn bản trong tập phê bình văn học “Nhà văn Việt Nam” Vũ Ngọc Phan nghiêng về kiểu vào đề này hơn. Khảo sát mời văn bản phê bình về mời thi sĩ Thơ Mới thì có tám văn bản đặt vấn đề theo kiểu trực tiếp. Với giọng văn tỉnh táo, lời văn gãy gọn, nhà phê bình trực tiếp đa luôn ngời đọc vào những vấn đề mà tác giả sẽ nói tới trong nội dung. Phần mở trong văn bản “Lu Trọng L” chỉ gồm một câu ngắn gọn với hai vấn đề đặt ra rõ ràng:

Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ của Lu Trọng L vào hai chữ tình và mộng .

"Tình và mộng" là hai vấn để nổi bật trong thơ Lu Trọng L cũng là hai nội dung quan trọng xuyên suốt bài phê bình của Vũ Ngọc Phan. Khai thác hai vấn đề này, nhà phê bình đã tìm cách phân tích và lý giải nó một cách thấu đáo để cuối cùng đi đến kết luận: Thơ Lu trọng L "là tấm gơng phản chiếu tâm hồn một hạng thanh niên Việt Nam buồn nản trong lúc hai nền văn hoá Đông Tây giao nhau"

Tác giả “Thi nhân Việt Nam” cũng vào đề theo kiểu ấy nhng không nhiều, chỉ 9/49 văn bản (18,4%) mà thôi. Những văn bản viết về Đoàn Phú Tứ, Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ đều có phần mở t… ơng tự nh vậy. Chỉ có điều nói trực diện bằng một câu ngắn gọn rõ ràng quá nh thế cũng không phải là sở trờng của

Hoài Thanh – Hoài Chân. Cho nên rất ít văn bản có cách vào đề theo kiểu một câu nh trên.

Lời mở trong “Thi nhân Việt Nam” bao giờ cũng nh một sự giãi bày: Giãi bày về những cảm nhận của nhà phê bình đối với thi nhân:

"Thơ Mộng Huyền đôi ba bài đến với tôi nh một hơi gió hiền hoà. Tôi nghĩ đến hơi gió ngàn năm vẫn đìu hiu trên sông Hơng".

Những vấn đề mà tác giả phê bình đặt ra bao giờ cũng là những điểm nổi bật trong nội dung: đó là “cái nghiệp say” đã tồn tại từ muôn thở lại trở về trong thơ Vũ Hoàng Chơng; còn thơ Đoàn Văn Cừ là nơi ghi lại “những hình ảnh cuộc đời Việt Nam xa còn lu lại trong thời gian này”, ở Bàng Bá Lân là cảm hứng về “đồng quê xứ Bắc” với sự hoà quyện của tình và cảnh hài hoà cân đối trong thi phẩm Những vấn đề trên trở thành chủ đề xuyên suốt văn bản phê…

bình, chi phối mọi yếu tố nội dung và hình thức trong văn bản. Khi vào đề theo kiểu trực tiếp, nhà phê bình luôn đứng ở vị trí của mình - một nhà phê bình - để nhìn nhận, đánh giá tác giả tác phẩm. Vị trí ấy, khi thì hiện ra trên câu chữ bằng lời phát biểu trực tiếp về thi nhân:

"Tôi thấy Tế Hanh là một ngời tinh lắm. Tế Hanh đã ghi đợc đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hơng "

Ngay từ câu mở đầu cái “tôi” chủ quan đã bộc lộ một cách trực diện, xác định chủ thể của phát ngôn và quan hệ giữa chủ thể với đối tợng đợc nói (ở đây chủ thể là nhà phê bình và đối tợng là thi sĩ). Trong cách mở này, tác giả phê bình thực hiện luôn không chỉ nêu vấn đề mà còn bình sâu hơn vào vấn đề ấy: Vấn đề đợc đa ra trong bài viết về Tế Hanh là những “nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hơng”, thì tiếp đó Hoài Thanh – Hoài Chân đã thực hiện luôn những thao tác phân tích, bình luận ngay trong phần mở đầu. Đa ngời đọc vào thẳng vấn đề nh vậy đã giúp họ có một sự nắm bắt nhanh chóng những điều cốt yếu tác giả sẽ nói tới mà không cần phải qua một khâu liên tởng, tởng tợng nào.

Trong kiểu mở trực tiếp, Hoài Thanh – Hoài Chân thờng đặt những vấn đề về đối tợng trong mối quan hệ và sự so sánh xa gần với những thi sĩ khác. Lúc này, vị trí của nhà phê bình bị ẩn đi, lời bình trở nên khách quan, tỉnh táo hơn. Đó là cách mở trong bài viết về Vũ Hoàng Chơng, Bàng Bá Lân Đặt thi…

ràng hơn và càng nổi bật. Qua đó, ngời đọc có thể dễ dàng nhận ra vị trí của thi nhân trong làng Thơ Mới.

"Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Nhng ngời hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ; hiểu hơn vì mến hơn "

Sự cảm nhận sâu sắc hay đúng hơn là sự thấu hiểu cả những rung động tinh vi của thi nhân sau những câu, những chữ, những hình ảnh trong tác phẩm nghệ thuật mang đến cho ngời đọc một cách vào đề vừa chi tiết vừa cụ thể. Hầu nh tất cả những trạng thái cảm xúc, những rung động thẩm mĩ của thi nhân đều không thể lọt qua con mắt nhạy bén, tinh tờng của nhà phê bình. Để rồi từ những phát hiện bằng tâm hồn ấy, tác giả đã đa ra những nhận xét, những lời bình vừa chuẩn xác, vừa bao quát cho cả một đời thơ. Những vấn đề đợc phát hiện đầu tiên ấy giống nh một lối nhỏ đa ngời đọc vào khám phá thế giới nghệ thuật muôn hình sắc của Thơ Mới.

Cùng với những cách mở trên, trong kiểu mở trực tiếp còn có một dạng mở có cấu tạo đặc biệt - phần mở chỉ gồm một

câu. Với cấu tạo ấy, nội dung của phần mở chỉ nh một lời đề dẫn trực tiếp, đơn giản để ngời đọc hớng vào nội dung chính sẽ trình bày ở phần nội dung.

" Bài thơ trích dới đây rút ở tập Thơ Thâm Tâm ch“ ” a xuất bản".

Nh vậy, tác giả phê bình đã sử dụng cùng lúc nhiều dạng mở khác nhau. Cùng là mở trực tiếp nhng có khi tác giả xuất hiện ngay từ đầu xác định vị trí cụ thể của mình trong việc đa ra các vấn đề nội dung. Có khi với vị trí là ngời dẫn dắt, giới thiệu tác giả ẩn đi cho ngời đọc trực tiếp làm việc với thi nhân qua một số gợi ý của ngời dẫn, lại có khi nhà phê bình chỉ đa ra một lời giới thiệu ngắn gọn hớng ngời đọc vào nội dung chính mà thôi. Kiểu mở trực tiếp đáng lẽ là khô khan, cứng nhắc nhng nhờ thế đã khắc phục đợc điều đó và cũng nhờ thế, ngời đọc đã chú ý một cách đều đặn khi tiếp cận văn bản phê bình.

Bên cạnh lối mở trực tiếp, trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh - Hoài Chân còn sử dụng nhiều cách mở gián tiếp. Thực chất của cách mở gián tiếp là lối nói vòng, nói tránh rất quen thuộc của ngời phơng Đông. Biểu hiện của kiểu mở này là tác giả, chủ thể của phát ngôn, không đi thẳng vào vấn đề cần bàn mà chỉ nêu một cách gián tiếp thông qua một vấn đề khác. Vấn đề khác có thể là một câu chuyện đợc lấy ra từ chính nội dung tác phẩm Thơ Mới, cũng có thể là

những ấn tợng có tính chủ quan về chân dung thi nhân, hay một tình huống có thật hoặc tởng tợng làm tiền đề cho câu chuyện thơ mà tác giả sẽ kể Kiểu mở…

gián tiếp trong “Thi nhân Việt Nam” chiếm số lợng 28/49 (bằng 57,1%).

Mang dáng dấp của thể loại phê bình thi thoại, văn bản phê bình trong “Thi nhân Việt Nam” thờng vào đề bằng những lời tự sự. Đó là những câu chuyện thơ mà ngời kể là nhà phê bình, nhân vật chính trong câu chuyện là thi nhân, cốt truyện là nội dung toát lên từ thi phẩm. Câu chuyện lâm li cảm động về một cuộc tình duyên không thành trong "Hai sắc hoa ti gôn" của T.T.Kh đợc “kể” lại với giọng thiết tha, chân thực với cách vào đề kể về tình huống có thật đối với tác giả của nó. Giọng văn lúc vào đề trầm buồn nh những dòng hồi kí về một con ngời đầy sầu muộn và bí ẩn là tác giả bài thơ hay chính nhân vật trữ tình trong câu chuyện tình yêu đầy đau khổ ấy:

"Hồi tháng 9 năm 1937, Tiểu thuyết thứ bảy đăng một chuyện ngắn của Ô. Thanh Châu: Hoa ti gôn . “ ” ít ngày sau toà báo nhận dợc một bài thơ nhan đề Bài thơ thứ nhất , rồi lại nhận đ“ ” ợc một bài thơ nữa: Hai sắc hoa ti gôn .“ ”

Hai bài đều kí tên T.T.Kh và đều một nét chữ run run "

Bằng những dòng hồi kí, tác giả tái hiện lại sự xuất hiện đột ngột và uẩn khúc của T.T.Kh trong làng thơ với những bài thơ đầy chất tự sự. Câu chuyện có thật là cái cầu để dẫn dắt độc giả vào một câu chuyện tình yêu trong tác phẩm. Nhà phê bình trở thành ngời kể chuyện đầy nhiệt tình, hào hứng và sáng tạo.

Cách vào đề bằng những tình huống có thật nh vậy có trong các trong văn bản về Trần Huyền Trân, Thế Lữ, Mộng Tuyết, Phan Văn Dật Đó là những…

tình huống dẫn dắt nhà phê bình đến với thi nhân. Những tình huống viết theo kiểu hồi ký thờng mở đầu bằng trạng ngữ thời gian:

- Hồi tháng 9 năm 1937……

- Hồi tháng 12 năm 1937 - Hai năm trớc

- Một hôm

Cách mở này tạo cảm giác gần gũi trong quan hệ giữa thi nhân và nhà phê bình cũng nh quan hệ giữa nhà phê bình và độc giả. Nhà phê bình xem độc giả là những ngời nghe chuyện, mình là ngời kể chuyện, và câu chuyện là những lời

tâm tình về thi nhân. Mối quan hệ “tay ba” hình thành và tồn tại cho đến hết cuốn sách, khi có những lời “ nhỏ to” chỉ dành cho độc giả.

Tình huống mở đầu câu chuyện thơ có khi là có thật nh trên, nhng cũng có khi tình huống, khung cảnh làm nền cho câu chuyện thơ không xác định về thời gian mà cũng có thể là do trí tởng tợng của nhà phê bình tạo ra (không có thật):

- Tôi cầm bút viết bài này thì văng vẳng bên tai tôi giọng ca Nam Bình đ- a sang từ nhà bên cạnh. Giọng ca âm thầm ai oán mỗi lần nghe lại khiến lòng tôi bồn chồn, chân tay tôi rời rã.

Cái “giọng ca Nam Bình” ấy có thể không phải từ nhà bên cạnh mà là từ trong tâm tởng hay từ những ám ảnh về thế giới nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên đa lại. Thật khó xác định. Chỉ có điều, nó trở thành những dòng gợi ý đầu tiên khi đi vào khám phá thi phẩm Chế Lan Viên, dự báo cho nội dung đa ra, đó là thế giới kỳ dị, hãi hùng trong tập “Điêu tàn”.

Tơng tự vậy, không gian mở ra ngay từ những dòng đầu trong văn bản về Quách Tấn đậm đặc không khí thơ Đờng. Trong không gian đã rất tĩnh lặng mà tác giả vẫn phải “lắng lòng’ để đón những câu thơ Quách Tấn thì quả thực không có một sự cảm nhận tinh tế nào hơn. Nhà phê bình khi ấy đã đi tới chỗ vi điệu nhất của hồn thơ, cảm nhận đợc cả những rung động tinh vi nhất trong tâm hồn thi nhân:

"Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn. Ngoài kia có lẽ trăng sáng lắm. Nhng trời về thu, khí trời lạnh lạnh, cửa sổ bên bàn viết đóng kín. Ngọn nến trên bàn toả ra một bàu ánh sáng chỉ đủ chỗ tôi ngồi. Chung quanh tối cả. Tối và im. Một thứ im lặng dày đặc. Trong ấy có muôn ngàn thứ tiếng ta không nghe. Lúc này chính là lúc xem thơ xa. Tôi lắng lòng tôi để đón một sứ giả đời Đờng, đời Tống ..."

Không gian trong đoạn mở trên gợi nhớ đến cái cảnh sôi kinh nấu sử trong th phòng của các nho sinh thuở trớc. Nó là cái nền cho những cảm xúc về nhà thơ Quách Tấn xuất hiện. Không khí nhè nhẹ, bàng bạc của đêm trăng bao trùm lên toàn bộ bài phê bình, phủ lên từng con chữ từng câu văn. Cứ nh vậy với những lời "nói rất khẽ, bớc rất êm" không khí thơ Đờng thấm dần vào từng dòng mạch cảm xúc của nhà phê bình để rồi cuối cùng bài phê bình cũng bị Đờng thi hoá.

Vào đề bằng cách nêu một t tởng, một cảm quan về nghệ thuật và phê bình cũng là một nội dung rất phổ biến trong "Thi nhân Việt nam". Các bài viết về: Vũ Đình Liên, Đông Hồ, Phan Thanh Phớc, Nguyễn Giang đều mở đầu theo…

cách này. Những t tởng hay quan niệm đó đợc đúc rút từ chính cuộc đời và văn nghiệp của chính nhà phê bình. Lời nhận xét đợc viết một cách trực tiếp rõ ràng, nhất quán, là con đờng dẫn độc giả đến với thi nhân:

- Có những nhà thơ không bao giờ có thể làm đợc một câu thơ. Tôi muốn nói một câu đáng gọi là thơ. Nhng ngời ấy hẳn là những ngời đáng thơng nhất trong thiên hạ

- Khách yêu thơ gặp đợc một bài thơ hay là một cái thú. Nếu bài thơ cha từng in trên mặt giấy cho hàng vạn ngời xem thì cái thú lại gấp hai. Thơ in ra rồi hình nh có mất đi một tí gì, có lẽ là một ít hơng trinh tiết.

Đem nhũng kinh nghiệm đợc đúc rút từ chính cuộc đời và văn nghiệp của mình để thẩm định và đánh giá về tác giải tác phẩm Thơ Mói là việc làm thờng xuyên của nhà phê bình. Nhờ thế lời bình vừa chân xác, cô đọng, sâu sắc vừa có tính triết lý. Quá trình thẩm bình thơ trở thành quá trình tinh luyện những cảm xúc gạn lọc những gì tinh tuý nhất cho tâm hồn. Quá trình ấy phải đợc diễn ra trong những điều kiện nhất định chứ không thể ồ ạt, xô bồ, phải “lấy hồn”, mới hiểu đợc “hồn” không thể khác.

Song song với việc phát biểu trực tiếp Hoài Thanh - Hoài Chân còn bộc lộ những quan niệm ấy gián tiếp thông qua lời của một ai đó hoặc của chính thi nhân phát biểu về thi phẩm của mình. Cách mở này vừa cụ thể, vừa khách quan, là cơ sở để thuyết phục ngời đọc trong những luận điểm tác giả đa ra bàn ở phần triển khai.

"Phan Thanh Phớc nói: Một bài thơ của tôi xong là tôi tự thấy kém sút

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w