Tình hình của việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 30 - 43)

- Về thái độ

1.2.2. Tình hình của việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) ở trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang

1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) ở trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang

Để tìm hiểu tình hình việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, trong việc dạy chương IV và chương V môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, chúng tôi tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến GV dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thông qua các câu hỏi sau:

1. Trong quá trình giảng dạy, GV có vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề không?

2. Mục đích của GV khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” là gì?

3. GV đã sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong phạm vi nào? 4. GV thường gặp khó khăn gì khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề?

5. Mức độ hiểu biết của GV đối với quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề như thế nào?

6. GV nhận thấy chất lượng bài giảng khi có sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề như thế nào?

7. GV hãy cho biết, thái độ của SV đối với bài giảng sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề như thế nào?

8. Theo GV việc xây dựng thành công quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ mang lại kết quả như thế nào?

Sau khi xử lý phiếu điều tra GV chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 1.1. Mức độ GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề STT Mức độ GV sử dụng phương pháp dạy

học nêu vấn đề Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Thỉnh thoảng 3/8 37,5

2 Thường xuyên 5/8 62,5

3 Chưa bao giờ 0/8 0

Nhìn chung, thông qua câu hỏi trên chúng tôi nhận thấy các GV đã có sự nhận thức đúng đắn và vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy chỉ có 62,5% GV vận dụng thường xuyên, còn mức độ vận

dụng không thường xuyên là 37,5%. Điều này cho thấy GV có vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhưng chưa cao.

Bảng 1.2. Mục đích khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

STT Mục đích Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Lĩnh hội kiến thức mới 4/8 50

2 Ôn tập, cũng cố kiến thức 0/8 00

3 Khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức 2/8 25

4 Liên hệ lý luận và thực tiễn 2/8 25

Từ kết quả thu được chúng tôi nhận thấy, đa số GV đều mong muốn giúp SV lĩnh hội được nhiều kiến thức mới (chiếm tỉ lệ 50 %). Điều này cũng phản ánh phần nào đặc thù của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, là môn nặng về kiến thức. Các tiêu chí còn lại chiếm tỉ lệ nhất định đối với mục đích đào tạo của GV trong nhà trường.

Bảng 1.3. Phạm vi GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

STT Phạm vi sử dụng Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Toàn bộ môn học 0/8 0

2 Toàn bộ nội dung bài học 0/8 0

3 Một hay vài phần cụ thể 8/8 100

Qua số liệu trên cho thấy các GV chỉ quen với việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong một vài phần học cụ thể, không có GV nào sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong toàn bộ môn học, toàn bộ nội dung bài học. Với đặc thù môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đòi hỏi GV cần có sự am hiểu các kiến thức về lý thuyết mà cả về thực tiễn. Vì

thế, GV phải làm thế nào cho SV biết vận dụng các kiến thức môn học để giải quyết được các vấn đề chính trị - xã hội hiện nay. Muốn làm được điều đó phải sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong toàn bộ bài giảng.

Bảng 1.4. Mức độ khó khăn của GV khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

STT Mức độ khó khăn Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Sỹ số SV quá đông 4/8 50

2 Thiếu thời gian, thiếu tài liệu tham khảo và

đồ dùng 1/8 12,5

3 Trình độ nhận thức của SV không đều 3/8 37,5 4 Hạn chế về năng lực tổ chức, chuyên môn 0/8 0

Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy đa phần GV vì những lý do khác nhau mà đưa ra những khó khăn riêng của mình. Trong đó tập trung chủ yếu là sỹ số SV quá đông và trình độ nhận thức của SV không đều chiếm tỷ lệ rất lớn. Bên cạnh đó, thiếu thời gian, thiếu tài liệu tham khảo và đồ dùng, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào bài giảng.

Bảng 1.5. Mức độ hiểu biết của GV đối với quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề như thế nào?

STT Mức độ hiểu biết Số lượng

GV Tỉ lệ %

1 Rất am hiểu 2/8 25

2 Bình thường 6/8 75

3 Không nắm được quy trình 0/8 0

Kết quả trên cho thấy mức độ hiểu biết của GV về quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề còn ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ 75%, còn mức độ rất am hiểu đối với quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề chỉ có 25%. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài giảng của

GV khi giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang..

Bảng 1.6. Chất lượng bài giảng khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

STT Chất lượng bài giảng Số lượng

GV Tỉ lệ %

1 Bài giảng đạt chất lượng, hiệu quả 6/8 75

2 Chất lượng bài giảng như cũ 2/8 25

3 Chất lượng bài giảng thấp, không khả thi 0/8 0

Qua bảng số liệu trên cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đa số GV cho rằng việc áp dụng phương pháp dạy học này mang lại chất lượng, hiệu quả cao. Đây chính là cơ sở để khuyến khích GV quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh về sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong quá trình dạy học.

Bảng 1.7. Thái độ của SV đối với bài giảng

STT Thái độ của SV Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Thích thú, chủ động, tích cực chiếm lĩnh

tri thức môn học 6/8 75

2 Bình thường như những bài giảng khác 2/8 25 3 Không hứng thú, thụ động, lười suy nghĩ 0/8 0

Từ kết quả trên cho thấy phần lớn SV đều tỏ ra rất quan tâm, chủ động, tích cực, đối với bài giảng có sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Nó phản ánh phần nào tâm lý muốn thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học tích cực. Đây là động lực thúc đẩy GV dành nhiều thời gian đầu tư hơn nữa đối với phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Bảng 1.8. Kết quả xây dựng thành công quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

STT Kết quả xây dựng thành công quy trình Số lượng

GV Tỉ lệ %

1 Tạo đà cho sự phát triển của phương pháp dạy

học nêu vấn đề, nâng cao chất lượng dạy và học 8/8 100

2 Có một số thay đổi không đáng kể 0/8 0

3 Không có sự tác dụng gì đối với việc dạy học 0/8 0

Kết quả trên cho thấy, tất cả GV của Khoa Lý luận chính trị đều ủng hộ việc xây dựng quy trình sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy. Nó cũng đồng nghĩa với việc GV mong muốn có được một quy trình hoàn chỉnh về phương pháp này để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang nói riêng và các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước nói chung.

Qua quá trình phân tích, tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của GV ở khoa Lý luận chính trị trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang về thực trạng vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV được điều tra đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Mặt khác họ luôn có thái độ hưởng ứng, ủng hộ việc sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

1.2.2.2. Những hạn chế khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang

Bên cạnh những kết quả đạt được khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang trong những năm qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Hạn chế lớn nhất là kết quả dạy và học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang chưa thực sự cao, điều này thể hiện ở chỗ rất nhiều GV trong Khoa lý luận chính trị vận dụng phương pháp này chưa thường xuyên. Đa số GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để giảng dạy nội dung chính của chương trình và chỉ sử dụng phương pháp này vào một số nội dung, còn những bài giảng nhập môn và tổng kết, hệ thống hóa chương trình thì GV chưa áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, theo tác giả những phần này rất quan trọng trong việc áp dụng phương pháp day học nêu vấn đề.

Một hạn chế khác đó là GV chưa kết hợp phương pháp này với các phương pháp dạy học khác, phần lớn GV chỉ quan tâm hình thức tổ chức dạy học cá nhân, còn hình thức tổ chức dạy học nhóm và tập thể mà theo chúng tôi hình thức này sẽ phát huy tối đa tác dụng, bời vì nó có tác động qua lại lẫn nhau giữa các SV có trình độ nhận thức không đồng đều. Qua việc thảo luận và tranh luận SV học tốt hơn nhận thức sâu hơn và kết quả học tập nhân lên gấp bội.

Bên cạnh đó trình độ nhận thức của SV chưa đồng đều là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả học tập của SV, điều này thể hiện ở đầu vào của SV còn thấp, do đặc thù của tỉnh là nơi vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp, kinh tế khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập. Phần lớn SV có ý thức cao trong học tập, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số SV ý thức học tập còn thấp, chưa xác định được mục đích và động cơ học tập vì thế dẫn đến lười biến trong học tập, ít đọc sách, ít nghiên cứu.

Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đế trong giảng dạy đó là sỉ số lớp quá đông (60 -70 SV) các điều kiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy đó là giáo trình, tài liệu tham khảo, các thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy còn thiếu như máy chiếu, máy tính, phòng học... chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội.

Nguyên nhân của những hạn chế gồm có nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, làm ảnh hưởng đến phương pháp dạy học. Tác giả đã phát phiếu điều tra GV và SV, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.10. Nguyên nhân và hạn chế khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

STT Các nguyên nhân cơ bản Số lượng GV Tỷ lệ %

1 Thiếu thời gian 1/8 12,5

2 Thiếu tài liệu tham khảo 1/8 12,5

3 Sĩ số lớp quá đông 4/8 50

4 Năng lực chuyên môn 0 0

5 Trình độ nhận thức của SV 3/8 37,5

6 GV chưa nắm chắc về phương pháp

dạy học nêu vấn đề 6/8 75

7 Kỹ năng đặt câu hỏi 5/8 62,5

8 Kỹ năng tổ chức hoạt động học tập 4/8 50

Qua kết quả thu được cho thấy nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới kết quả vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ phía GV, chưa nắm chắc phương pháp dạy học nêu vấn đề (nguyên nhân này chiếm tới 75%), kỹ năng đặt câu hỏi (nguyên nhân này chiếm tới 62,5%) , kỹ năng tổ chức hoạt động học tập (nguyên nhân này chiếm tới 50%). Còn lại các nguyên nhân khác: thiếu thời gian, thiếu tài liệu tham khảo, sĩ số lớp quá đông ... nguyên nhân này chỉ có tác động ảnh hưởng, không phải nguyên nhân chủ yếu.

Qua việc phân tích, điều tra, khảo sát của GV trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang về thực trạng vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Phần lớn GV được điều tra đã có những nhận thức đúng đắn về hiệu quả của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Mặt khác, họ luôn có thái độ hưởng ứng, ủng hộ việc sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học.

- Tuy có những nhận thức đúng đắn về bản chất, ý nghĩa của phương pháp dạy học nêu vấn đề, nhưng trên thực tế, việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn còn nhiều hạn chế nên chất lượng dạy học chưa được cao.

Về phía sinh viên: chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV thông qua bảng sau :

Bảng 1.11. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của SV

STT Nguyên nhân Số lượng SV Tỷ lệ %

1 Tầm quan trọng của môn học 40/154 25,97

2 Nội dung môn học khái quát trừu tượng,

khó học 70/154 45,45

3 Thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo 47/154 30,52 4 Phương pháp dạy học của GV chưa tích cực 124/154 80,52 5 Câu hỏi của GV đưa ra quá khó 93/154 60,38

6 Phương pháp hướng dẫn trả lời câu hỏi của

GV đối với SV 114/154 74,03

Kết quả trên cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của SV chủ yếu là do phương pháp dạy học của GV chưa tích cực (80,52 %), phương pháp hướng dẫn trả lời câu hỏi của GV đối với SV (74,03 %), Câu hỏi

của GV đưa ra quá khó (60,38 %). Còn những nguyên nhân khác như : Nội dung môn học khái quá trừu tượng, khó học, thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo... chỉ có tác động đến hứng thú học tập của SV qua việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang.

Khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong quá trình dạy đối với GV và SV là chưa có một quy trình khoa học. Vì vây, phương pháp dạy học nêu vấn đề chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, tình

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w