V. Tiến trình dạy học:
Chương V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN (3 tiết)
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN (3 tiết) I. Mục tiêu
1. Kiến thức
+ Biết được công thức chung của tư bản
+ Trình bày được điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa + Nêu được hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
+ Biết được Bản chất tiền công dưới CNTB. Hình thức tiền công cơ bản. + Nêu được sự khác nhau tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
2. Kỹ năng
+ So sánh được sự giống và khác nhau giữa hai công thức H - T – H (1). T - H – T’ (2)
+ Phân tích được mâu thuẫn công thức chung của tư bản + Phân tích được hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
+ So sánh được và sự khác nhau hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động
3. Thái độ:
+ Tin tưởng vào học thuyết của Mác là đúng vì nó cho ta thấy được bản chất bóc lột của CNTB đối với người lao động làm thuê
+ Chống lại những tư tưởng xuyên tạc, ngụy biện về bản chất của giá trị thặng dư (m)
II. Trọng tâm kiến thức
+ Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
+ Hàng hóa sức lao động và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
III. Phương pháp
Sử dụng pháp dạy học nêu vấn đề là chủ đạo, ngoài ra kết hợp với phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm...
IV.Phương tiện dạy học
+ Máy tính, máy chiếu
+ Giáo án, đề cương, giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Tài liệu tham khảo: giáo trình KTCT, hỏi đáp KTCT Mác – Lênin, từ điển KTCT...