Quy trình thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 79 - 83)

V. Tiến trình dạy học

3.1.2.Quy trình thiết kế bài giảng

c. Tiền công danh nghĩa

3.1.2.Quy trình thiết kế bài giảng

Quy trình thiết kế bài giảng còn gọi là soạn giáo án, nhằm thể hiện rõ các hoạt động dạy và học theo những mục tiêu cụ thể của môn học.

3.1.2.1. Xác định mục tiêu bài giảng

Việc xác định mục tiêu bài giảng là xác định những gì SV cần phải hiểu, phải nắm vững và phải áp dụng được vào thực tế, gắn lý luận với thực tiễn. Việc xác định nội dung kiến thức của bài là rất quan trọng nếu bỏ qua khâu này cũng đồng nghĩa với việc dạy học không có hiệu quả. Tuy nhiên, GV cần phải phân biệt giữa mục tiêu bài giảng và mục đích bài giảng để từ đó đưa SV đi đến những kiến thức cần đạt được. Ngoài ra, việc xác định mục tiêu sẽ giúp người dạy xác định và thiết kế được phương pháp, phương tiện để thực hiện bài giảng. Đối với SV khi đã có mục tiêu bài giảng SV sẽ chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân và do đó việc học trở nên tích cực hơn. Mục tiêu bài giảng cần đảm bảo hai chức năng: chỉ đạo việc tổ chức giảng dạy và là tiêu chuẩn để đánh

giá kết quả giảng dạy. Do đó, mục tiêu bài giảng cần phải bảo đảm chính xác, logic chuẩn mực kiến thức, kỹ năng, thái độ.

3.1.2.2. Phương pháp, phương tiện và tài liệu

Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện tổ chức giảng dạy trong quy trình thiết kế bài giảng cho phương pháp dạy học nêu vấn đề là khâu rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định hiệu quả của bài giảng. Căn cứ vào từng nội dung cụ thể, các phần của bài giảng mà GV lựa chọn phương pháp, phương tiện hỗ trợ cho phù hợp.

* Phương pháp: Dựa trên cơ sở mục tiêu bài giảng, đặc điểm và điều kiện

của SV mà có thể xác định phương pháp giảng dạy kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề cho hiệu quả. Trong đó mục tiêu giảng dạy quyết định phương pháp dạy học. Trong phạm vi “chương IV: Học thuyết giá trị, phần II. Hàng hoá và chương V: Học thuyết giá trị thặng dư, phần I. Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản”, phương pháp dạy học chủ đạo là pháp pháp dạy học nêu vấn đề. Ngoài phương pháp dạy học nêu vấn đề là chủ đạo, còn có thêm một số phương pháp dạy học khác cho phù hợp với nội dung giảng dạy.

* Phương tiện: Đây có thể được coi là khâu trung gian, là cầu nối để GV

truyền tri thức đến cho SV, để SV tiếp cận đối tượng tri thức một cách nhanh nhất, phương tiện dạy học có thể là những tranh ảnh, tài liệu sách báo do GV tự thiết kế hoặc sưu tầm được, có thể là phim ảnh, phóng sự được trình chiếu… có khả năng làm khơi dậy, dẫn truyền, tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy học.

* Tài liệu: Tài liệu chủ yếu là sách giáo trình đối với người dạy và người

học. Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo khác, đối với GV còn có các tư liệu như sách phương pháp giảng dạy môn học, từ điển triết học, từ điển kinh tế chính trị…các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên môn.

Đây là phần thiết kế cho từng bước lên lớp của GV, tức là thiết kế các hoạt động dạy và học trên lớp, có thể thiết kế các hoạt động giảng dạy theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra bài cũ được xem là bước rất quan trọng, thông qua kiểm tra bài cũ GV có thể đánh giá được khả năng nắm bắc kiến thức của SV ở bài trước. Vì thế trước khi giảng bài mới GV cần phải thực hiện kiểm tra bài cũ.

Chẳng hạn trong giáo án thực nghiệm 1 GV kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới với câu hỏi như sau: Dựa vào phần I cho biết kinh tế tự nhiên là gì ? có đặc điểm gì ? kinh tế hàng hóa là gì? Vậy, trong kinh tế hàng hóa sản xuất ra sản phẩm chủ yếu để làm gì ? SV lấy ví dụ

Bước 2: Giới thiệu bài mới

Đây là bước quan trọng nhằm dẫn dắt SV đến với những tri thức của bài mới một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tạo tâm thế định hướng tư duy của SV vào chủ đề bài học. Do vậy, việc giới thiệu bài mới cần bảo đảm các yêu cầu sau: Kết nối bài cũ, khái quát mục tiêu bài giảng trong sự liên hệ với các sự kiện, những vấn đề đang diễn ra trong thực tiễn. Đặc biệt đối với quy trình thiết kế bài giảng sử dụng phương pháp nêu vấn đề GV cần đưa SV vào tình huống có vấn đề và việc tìm hiểu nội dung bài học sẽ giải quyết được vấn đề đó.

Chẳng hạn trong giáo án thực nghiệm 2 trước khi đi và nội dung của bài học GV giới thiệu bằng cách đưa SV vào tình huống có vấn đề như sau: Muốn trở thành tư bản phải có gì? SV trả lời, GV tiếp tục đưa ra vần đề để SV giải quyết, bao nhiêu tiền để trở thành tư bản? Tiền muốn trở thành tư bản tiền đó phải như thế nào? Sau đó dẫn đắt SV vào khái niệm tư bản.

Bước 3: Dạy bài mới

Để việc giảng dạy thành công thì việc thiết kế đầy đủ, chi tiết các hoạt động của người dạy và người học cũng như dự kiến các tình huống có thể xẩy ra và phương hướng xử lý trong quá trình dạy học giữ vai trò quyết định. Trong

một bài giảng có nhiều nội dung đơn vị kiến thức, vì vậy căn cứ vào từng nội dung đơn vị kiến thức GV chú ý kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với các phương pháp khác theo từng nội dung đơn vị kiến thức, để SV không bị nhàm chán, ứng với nội dung bài giảng và từng đơn vị kiến thức, cũng cần phải lựa chọn phương tiện dạy học cho phù hợp và phải chỉ rõ thời gian thực hiện cho mỗi phần trong nội dung bài giảng. Lưu ý việc thiết kế phải đảm bảo mục tiêu bài giảng, trong giáo án thực nghiệm 1 và 2 được thể hiện rõ mục tiêu bài giảng.

Bước 4: Củng cố, luyện tập

Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng khi kết thúc mỗi bài giảng, toàn bộ nội dung kiến thức của bài được khái quát lại thành một hệ thống, các đơn vị kiến thức được liên kết logic với nhau. Việc củng cố kiến thức có thể được thực hiện hoàn toàn do GV, SV chỉ cần chú ý lắng nghe, xem lại giáo trình và tài liệu, nhưng cũng có thể cả GV và SV cùng trao đổi, phát biểu ý kiến và rút ra kết luận.

Bước 5: Yêu cầu về nhà

Trước khi kết húc bài giảng, GV thường nhận xét đánh giá kết quả giờ học và hướng dẫn SV về nhà học tập.

Đây có thể coi là khuôn mẫu chung cho việc thiết kế một tiết dạy học ở trường cao đẳng, đại học hiện nay. Tuy nhiên, GV không nên quá gò ép mình phải tuân theo quy trình một cách cứng nhắc, rập khuôn, như vậy có thể làm hạn chế sự sáng tạo, bởi vì mục đích cuối cùng mà chúng ta muốn đạt đến là chất lượng, hiệu quá giảng dạy. Do đó khi thực hiện một tiết giảng trên lớp bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề, một mặt tuân thủ tiến trình dạy học chung. Mặt khác, nhấn mạnh vào quy trình hoạt động dạy và học của GV và SV trải qua các bước từ khi chuẩn bị đến khi hoàn tất việc giải quyết vấn đề được khoa học và chuẩn xác, thuyết phục.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 79 - 83)