Quy trình thực hiện bài giảng sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 83 - 87)

V. Tiến trình dạy học

3.1.3.Quy trình thực hiện bài giảng sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

c. Tiền công danh nghĩa

3.1.3.Quy trình thực hiện bài giảng sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

vấn đề

3.1.3.1. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng phương pháp dạy học trình bày nêu vấn đề.

* Bước chuẩn bị

- Xem xét kỹ trình độ SV: SV có trình độ cao đẳng, xem xét kết quả thi ở học kỳ I môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cho thấy SV đa số đạt điểm yếu và trung bình, còn giỏi khá rất ít.

- Chuẩn bị các câu hỏi gợi mở, nghi vấn, tạo mâu thuẫn ngay trong chính vấn đề nghiên cứu sẽ được trình bày. Để cuốn hút SV vào bài giảng, tình huống có vấn đề bằng các câu hỏi gợi mở, đòi hỏi các câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, lôgic chặt chẽ. Cụ thể trong giáo án thực nghiệm 1 GV nêu ra tình huống có vấn đề như sau: có phải mọi thứ con người sản xuất ra là hàng hoá đúng không? Vì sao? Vậy sản phẩm do con người làm ra muốn trở thành hàng hoá phải có điều kiện gì?. Hay giáo án thực nghiệm 2 GV diễn đạt về hàng hoá sức lao động như sau: Trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng trở thành hàng hoá. Vậy sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong điều kiện lịch sử nào?

- Xác định mục tiêu cụ thể cho từng vấn đề. * Bước thực hiện:

- GV xác định: Miêu tả đặc điểm nổi bật của tình huống bằng các câu hỏi gợi mở.

- Mục tiêu bài giảng: Nêu rõ mục tiêu cần đạt được thông qua tình huống - Nội dung tình huống

+ Mở đầu: trình bày bối cảnh tình huống

+ Nội dung: Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để SV có thể xem xét và phân tích tình huống.

+ Đặt các câu hỏi nghi vấn, gợi mở, không bình luận, không đưa ra giải pháp, để tạo ra không khí cấp bách, thúc đẩy SV suy nghĩ.

- Nhiệm vụ của SV: Sau khi nghe GV trình bày logíc của vấn đề, hiểu rõ được nội dung của tình huống có vấn đề, SV hiểu rõ nhiệm vụ của mình khi được GV đưa ra yêu cầu cụ thể.

3.1.3.2. Quy trình giảng dạy trên lớp bằng kiểu dạy học nêu vấn đề một phần

* Bước chuẩn bị

- GV đưa ra mục tiêu giảng dạy cụ thể thông qua tình huống có vấn đề mà GV muốn đạt được.

- Nghiên cứu kỹ các thông tin trong tình huống, lựa chọn để đưa vào các bài tập, hoàn thành những bước riêng biệt của việc giải quyết vấn đề.

- Chú ý đến trình độ nhận thức của SV.

- Chuẩn bị các câu hỏi theo một hệ thống các câu hỏi chính, câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở... để dẫn dắt SV nghiên cứu một cách đúng hướng.

- Lập kế hoạch thời gian tiến hành cho việc tìm hiểu tình huống, thảo luận nhóm, trình bày, thảo luận cả lớp và kết luận của GV.

- Điểu khiển hoạt động của SV, uốn nắn và xây dựng các tính huống có vấn đề trung gian.

- Ghi lại những dự đoán của SV về những tình huống có thể xảy ra trên lớp.

* Bước thực hiện

- Tổ chức cho SV nghiên cứu kỹ nội dung tri thức trước đó.

- GV giới thiệu tình huống nêu vấn đề một phần thông qua câu hỏi nghi vấn để SV suy nghĩ, hoặc bằng cách phát tài liệu chứa đựng tình huống nêu vấn đề một phần cho SV.

- GV tiến hành cho SV làm việc cá nhân, theo bàn hoặc chia nhóm để thảo luận tình huống, tuỳ theo sỹ số của lớp học mà GV quyết định việc chia nhóm, tốt nhất mỗi nhóm nên có từ 4 - 7 SV.

- Dành một thời gian nhất định để SV tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo.

- GV nên đưa ra những câu hỏi gợi mở để SV không bị chệch hướng trong khi giải quyết vấn đề.

- GV tiến hành cho các nhóm cử đại diện trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

- GV tiến hành cho cả lớp thảo luận về các ý kiến mà các nhóm đã trình bày. Khi SV thảo luận, GV có thể ghi tóm tắt những gì đã đạt được lên bảng, giấy...

- GV tổng kết, kết luận lời giải cuối cùng (hoặc SV có thể).

3.1.3.3. Quy trình giảng dạy trên lớp bằng kiểu dạy học nêu vấn đề toàn phần * Bước chuẩn bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu kỹ các thông tin trong tình huống. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chính, câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở,... để hướng SV đến việc nghiên cứu và phân tích vấn đề một cách đúng hướng, có giải pháp.

- Đưa ra các mục tiêu cụ thể thông qua tình huống đó mà GV muốn đạt được.

- Xem xét đến trình độ nhận thức của SV.

- Ghi lại những dự đoán của SV về các tình huống có thể xảy ra trên lớp khi tìm hiểu về các tình huống có vấn đề.

- Xây dựng các tình huống trung gian để dẫn dắt SV từng bước khai thác vấn đề lớn.

- Nêu vấn đề toàn phần có thể sử dụng cho một mục lớn.

* Bước thực hiện

- GV đưa ra vấn đề cho cả lớp nghiên cứu.

- GV hỏi SV đã rõ vấn đề chưa, có ai còn thắc mắc đối với vấn đề không. - Chỉ cho SV những tri thức đã được học để huy động vào giải quyết vấn đề.

- Đưa ra các câu hỏi phụ, gợi mở để SV giải quyết vấn đề, tránh sự chệch hướng trong quá trình giải quyết vấn đề của SV.

- GV yêu cầu SV nên trình bày các phương án giải quyết. - GV kết luận lời giải cuối cùng.

3.1.3.4. Quy trình giảng dạy trên lớp bằng kiểu dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết

* Bước chuẩn bị

- GV phải đưa ra được mục tiêu cần đạt được.

- Nghiên cứu các giả thuyết, lựa chọn các giả thuyết, quan điểm với tính chất mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu.

- Xem xét đến trình độ kỹ năng, kỹ sảo của SV để có thể phân tích, đánh giá, nhận xét các giả thuyết khác nhau được đưa ra.

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sau mỗi giả thuyết, quan điểm giúp cho SV phân tích, tìm tòi... một cách đúng hướng.

- Lập kế hoạch cho tiến trình lên lớp, thời gian tìm hiểu, thảo luận hoặc lựa chọn phương pháp dạy học kết hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện sử dụng cho việc dạy học bằng các kiểu phương pháp dạy học nêu vấn đề như giấy Ao, máy chiếu, bảng phụ....

- Chuẩn bị các phương án có thể xảy ra vì sẽ có một số SV thiếu nhiệt tình hoặc không sẵn sàng, không tham gia vào các hoạt động trên lớp.

* Bước thực hiện

Để thực hiện thành công kiểu dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết, ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng GV còn phải có kiến thức thật chắc, sâu rộng, phải tạo được môi trường học tập tích cực, duy trì sự hứng thú học tập của SV. Sau khi đã chuẩn bị lập kế hoạch cho bài giảng bằng kiểu dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết, GV thực hiện các thao tác như sau:

- Giới thiệu tình huống hay xác định vấn đề nghiên cứu. GV nêu ra tình huống có vấn đề nghiên cứu là các giả thuyết và đưa SV vào các giả thuyết,

hướng SV ý thức được mâu thuẫn nhận thức và có nhu cầu giải quyết bằng cách phát tài liệu, giấy Ao, máy chiếu... Cho SV phát biểu những thắc mắc của mình về các giả thuyết, quan điểm mà SV đã ý thức được và cần giải quyết những mâu thuẫn đó.

- GV tổ chức cho SV làm việc độc lập, có thể theo nhóm, bàn. SV dựa vào vốn tri thức mà bản thân đã có thể lựa chọn những giả thuyết có liên quan đến việc giải quyết mâu thuẫn đặt ra và tự trả lời cho giả thuyết mà bản thân lựa chọn.

- GV có thể gợi ý đưa vào thêm những giả thuyết mới, tạo cơ hội cho SV được suy nghĩ rộng hơn với môn học nhằm thu hút sự chú ý và kinh nghiệm của SV.

- GV có thể đưa thêm những câu hỏi nhằm mở rộng thêm các giả thuyết đó, nếu được áp dụng trong thực tiễn thì sẽ như thế nào? Đồng thời dẫn dắt SV vào các nhận định về các giả thuyết nhằm mục đích hướng SV đi đến kết luận cuối cùng.

- GV kết thúc cuộc thảo luận cả lớp, có thể yêu cầu SV tóm tắt lại vì sao những giả thuyết mà SV loại bỏ đó là thiếu chính xác, thiếu tính đúng đắn và những giả thuyết khác lại chính xác và đúng đắn. Sau đó GV có thể đưa ra những tóm tắt kết luận của mình về tình huống của giả thuyết, quan điểm bao gồm những thông tin, yếu tố, những vấn đề quan trọng nhất. Sau đó dẫn dắt SV chuyển tiếp ý kiến sang nội dung khác của bài học.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 83 - 87)