V. Tiến trình dạy học
c. Tiền công danh nghĩa
3.1.1. Quy trình tổng quát
Quá trình vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề cho một bài học trên lớp khi tiến hành vận dụng các kiểu dạy học, trình bày nêu vấn đề, nêu vấn đề một phần, nêu vấn đề toàn phần, nêu vấn đề có tính giả thuyết của phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm giúp cho GV có thể đạt hiệu quả cao hơn, một khi đã nắm vững và vận dụng kết hợp với các phương pháp dạy học khác, trước hết người GV phải tuân thủ các bước soạn và lên lớp với một quy trình tổng quát.
Quy trình tổng quát của việc thiết kế bài giảng theo phương pháp dạy học nêu vấn đề gồm các bước chủ yếu sau:
Bước 1: Lựa chọn kiểu dạy học.
Bước 2: Tổ chức thiết kế bài giảng theo kiểu dạy học nêu vấn đề. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả bài học.
Quy trình vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề cho một bài học trên lớp có thể được cụ thể hóa theo các bước sau:
3.1.1.1. Lựa chọn kiểu dạy học
Việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trung tâm của người thầy trong quá trình dạy học. Hiện nay, chúng ta đã được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học tích cực, một trong số đó là phương pháp dạy học nêu vấn đề, để sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề đạt hiệu quả cao trong dạy học cần có quy trình cụ thể và tiến hành một cách toàn diện, hệ thống. Vì thế, việc xây dựng các quy trình nhằm thực hiện và vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trên lớp thông qua các kiểu dạy học của phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những nhiệm vụ quan trọng của luận văn.
Để phát huy cao tính tích cực, về phẩm chất trí tuệ của SV khi tham gia vào bài học là ưu điểm rất dễ nhận thấy của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Ngoài ra, phương pháp dạy học nêu vấn đề có khả năng thâm nhập vào hầu hết các phương pháp dạy học khác, vừa phát huy ưu điểm sẵn có, vừa phát huy tính tích cực của phương pháp này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải bất kỳ bài học nào, nội dung nào GV cũng có thể dạy theo phương pháp dạy học nêu vấn đề và cũng không phải trong bài dạy nào GV cũng có thể sử dụng tất cả các hình thức của dạy học nêu vấn đề. Vì thế, khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào quá trình dạy học GV phải có sự lựa chọn kiểu dạy học thích hợp và phải căn cứ vào những cơ sở nhất định.
* Việc lựa chọn kiểu dạy học nêu vấn đề phù hợp với bài học phải dựa trên những cơ sở sau:
+ Mục đích, nhiệm vụ, nội dung Chương IV : Học thuyết giá trị, phần II: Hàng hóa và Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư, phần I: Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản.
+ Đặc điểm của SV Cao đẳng K5 lớp CNKTXD1, CNKTXD2, QTKD1, QTKD2.
+ Khả năng của GV, biết quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học nêu vấn đề, tổ chức giải quyết vấn đề , kiểm tra, đánh giá.
+ Thời gian thực hiện học kỳ 2 năm học 2011- 2012
+ Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ giảng dạy bao gồm Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề cương bài giảng, giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn…
* Việc lựa chọn kiểu dạy học nêu vấn đề trong phần này gồm các bước sau:
- Bước 1:
+ Lựa chọn kiểu dạy học nêu vấn đề phù hợp với nội dung bài học. + Xác định mục tiêu cần đạt cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
+ Xác định nội dung trọng tâm của bài học, mức độ phức tạp, lôgíc nội dung bài học.
- Bước 2:
+ Xác định kiểu dạy học nêu vấn đề chủ yếu nào đối với bài học.
+ Căn cứ vào các điều kiện dạy học, trình độ, khả năng của SV và khả năng của GV, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian cho phép thực hiện để xác định kiểu dạy học nêu vấn đề chủ yếu nào đối với bài học.
+ Quyết định kiểu dạy học nêu vấn đề chủ yếu nào đối với bài học.
- Bước 3:
+ Xác định các phương tiện chủ yếu phục vụ bài học, cơ sở xác định căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, trong đó
quan trọng nhất là do bản thân vận dụng các kiểu dạy học của phương pháp nêu vấn đề kết hợp với các hình thức dạy học khác đã được xác định.
+ Xác định phương tiện chủ yếu đối với bài học và các hình thức hỗ trợ khác, điều kiện vật chất phục vụ bài học.
+ Chuẩn bị các phương tiện và điều kiện hỗ trợ cho bài học.
3.1.1.2. Tổ chức thiết kế bài giảng theo kiểu dạy học nêu vấn đề
Đây được xem là một giai đoạn để giúp GV tiến hành thiết kế bài giảng sau khi đã tiến hành các bước chuẩn bị ở trên và tiến hành tổ chức soạn bài theo kế hoạch cho giờ lên lớp.
Soạn giáo án là sự cụ thể hoá tất cả các công việc được dự kiến trong quá trình thiết kế bài giảng. Việc soạn giáo án phải thể hiện rõ: các bước dạy học, các hình thức dạy học, phương tiện hỗ trợ, hoạt động của GV và SV trong giờ học.
Trong quá trình tiến hành dạy thực nghiệm bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề, trên cơ sở mẫu giáo án đã được quy định chung của nhà trường.
3.1.1.3. Kiểm tra đánh giá kết quả bài học
- Mục đích: Giúp GV đánh giá kết quả dạy học, từ đó đánh giá kết quả của việc lựa chọn các kiểu dạy học nêu vấn đề.
- Yêu cầu: Đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng các kiểu dạy học của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giờ học, những kết luận rút ra và dự kiến phương hướng giải quyết tiếp theo.
- Căn cứ vào mục tiêu bài học, việc đánh giá được xác định trên các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Kết quả nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức, thực hành. + Mức độ hứng thú của SV với giờ học.
+ Mức độ hoạt động của SV trong giờ học + Mức độ tập trung chú ý của SV trong giờ học + So sánh kết quả của lớp học đối chứng
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Tổ chức kiểm tra kết quả học tập của SV
+ Bước 2: Đánh giá về mặt định lượng gồm: Kết quả học tập, mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của SV.
+ Bước 3: Đánh giá về mặt định tính bao gồm: Mức độ hoạt động của SV trong giờ học, mức độ hưng thú và tập trung chú ý của SV trong giờ học
+ Bước 4: Đánh giá chung:
- Nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả của phương pháp dạy học nêu vấn đề được vận dụng trong giờ học, việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả đánh giá về định lượng, định tính và so sánh kết quả với lớp đối chứng.