V. Tiến trình dạy học
c. Tiền công danh nghĩa
3.2.4. Đối với sinh viên
Quá trình giảng dạy theo quan điểm của dạy học hiện đại là sự tương tác giữa hai chủ thể dạy (GV), chủ thể học (SV), cho nên để thực hiện có hiệu quả việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì SV cần đáp ứng được yêu cầu sau đây:
- Sinh viên hiểu rõ mục đích học tập và xác định động cơ học tập đúng đắn
Bước vào học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đầu tiên chúng ta cần có một sự khái quát chung, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì, học để làm gì? Trước khi bàn tới học như thế nào.
Khi hiểu rõ mục đích học tập và xác định động cơ học tập đúng đắn cần phân biệt sự khác nhau giữa phong cách học tập cũ và mới. Phong cách học tập mới là vừa học tập kiến thức khoa học vừa thông qua đó mà tự giác rèn luyện bản thân mình, nó chống lại việc chỉ lo nhồi nhét kiến thức mà không lo rèn
luyện con người mới. Hơn nữa, cần rèn luyện lòng say mê, yêu khoa học. Để có được lòng say mê khoa học cần thấm thía “cái hay”, “cái tài” của khoa học, điều đó chỉ có được trong quá trình lao động nghiên cứu khoa học.
Một khi đã thấy rõ được tầm quan trọng, tính thiết thực của môn học thì cần phải xác định đúng động cơ, thái độ của việc học tập ngay từ đầu. Học không cốt chỉ để đủ điểm mà cái chính yếu là để vận dụng nó vào giải quyết những công việc hàng ngày của cuộc sống, từ đó bản thân cần nêu cao quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực, tích cực trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức.
- Sinh viên xây dựng phương pháp học tập phù hợp
Qua theo dõi và trao đổi với SV, đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân đối với những SV có kết quả học tập không đạt yêu cầu, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên nguyên nhân chủ yếu là do không xây dựng được phương pháp học tập phù hợp. Bên cạnh đó có nhiều SV vẫn duy trì thói quen “học vẹt, học dồn, học tủ” từ các bậc học phổ thông. Nhiều SV học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong sách giáo khoa, nhưng không nắm được nội dung cốt lõi của vấn đề học tập. Một số SV có thói quen chủ quan ỷ lại, quá tự tin vào sức mình, hoặc do lười nhác, không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môn học, cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học đủ điểm, cho nên không tập trung nỗ lực học tập ngay từ đầu mà để đến cuối kỳ, cận sát ngày thi mới học. Với một khối lượng nội dung học tập lớn lại dồn vào trong một thời gian ngắn, trong khi còn phải chịu áp lực từ nhiều môn học khác nên rơi vào tình trạng quá tải, để đối phó với việc thi, kiểm tra trước mắt các SV thường học tủ, lựa chọn một vài vấn đề, nội dung mà SV cho là thi để học, kiến thức hoàn toàn không có tính hệ thống, kết quả đem lại không như ý muốn.
Đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi học SV sẽ phải tiếp cận với một hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học, trong đó có nhiều khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật mang tính trừu tượng cao,
bao hàm các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, trong khi quỹ thời gian học tập thì không nhiều, cho nên SV không thể áp dụng phương pháp học thuộc lòng từng câu từng chữ, kinh viện, giáo điều. Vì vậy, ngay sau khi chuyển lên bậc học cao đẳng, dưới sự hướng dẫn của GV, SV cần phải nhanh chóng đổi mới phương pháp học tập, xây dựng cho mình phương pháp học tập phù hợp, từ bỏ những thói quen xấu, học vẹt, học dồn, học tủ, chuyển sang phương pháp học tập mới, hình thành thói quen chủ động nghiên cứu, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập, tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề để lĩnh hội tri thức. Khi học trên lớp, không cần phải ghi chép nhiều, chỉ cần ghi tóm lược những ý chính và phải cố gắng lắng nghe để hiểu đúng tinh thần, thực chất của vấn đề. Khi về nhà cần đọc nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí..., trước hết là đọc lại giáo trình để hiểu rõ các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, tiếp đến là đọc các tài liệu tham khảo có liên quan, đối chiếu, liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiến thức. Để có kiến thức sâu rộng và nhớ lâu, không những cần phải lắng nghe bài giảng của GV, sử dụng các phương tiện học tập để tự học mà còn cần phải tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong nhóm, trong lớp khi có vấn đề cần phải giải quyết.
- Sinh viên phải có đủ tài liệu
Tài liệu học tập là một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với SV khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, là cơ sở để SV bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tri thức trước khi lên lớp. Việc có đủ tài liệu học tập có tác dụng rút ngắn thời gian ghi nhớ tri thức, kéo dài thời gian vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Để sử dụng tốt tài liệu, GV cần hướng dẫn SV phương pháp sử dụng tài liệu, phương pháp đọc sách, phương pháp khái quát nội dung tri thức...
Không chỉ yêu cầu về trình độ, mà phương pháp dạy học nêu vấn đề còn đòi hỏi ở thái độ tích cực, chủ động của SV. Sẽ không thể vận dụng tốt phương pháp dạy học này nếu SV không tự giác tham gia vào quá trình dạy học, thụ động chỉ ngồi nghe GV giảng, hoặc GV bảo như thế nào thì miễn cưỡng làm theo mà không động não, không suy nghĩ. Vì vậy, SV phải chủ động tiếp thu kiến thức, phải có nhu cầu tìm hiểu, tìm tòi những kiến thức. Khi SV có nhu cầu học hỏi, nghĩa là có động cơ học tốt, thì GV vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề mới có hiệu quả. Bởi vì, xét đến cùng SV mới là chủ thể của quá trình tiếp nhận kiến thức mới.
Từ bao đời nay, vai trò của GV được xem là chủ chốt của dạy học. Nhưng hiện nay, với sự đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề, SV là người giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động học tập của mình.
Kết luận chương 3
Từ lý luận và thực nghiệm phương pháp day học nêu vấn đề trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, chúng tôi đưa ra những điều kiện nhằm góp phần nâng nâng cao chất lượng dạy và học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì vậy, GV phải là người có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, có nhận thức sâu sắc về vai trò của phương pháp dạy học nêu vấn đề, kịp thời áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của SV trong học tập.
Đối với SV, chủ thể chính trong quá trình nhận thức, cần phát huy tinh thần trách nhiệm và tính tự giác trong quá trình học tập, phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, cần phải thay đổi phương pháp học tập theo hướng tích cực để rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu.
Quy trình và điều kiện mà chúng tôi đưa ra có tính chất thực tiễn trong việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang . Song để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học, chúng tôi thiết nghĩ đội ngũ GV giảng dạy bộ môn này cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và rất cần sự quan tâm của các cấp quản lý để tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp GV thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Có được điều đó, chúng tôi tin việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao và có nhiều đóng góp quý báu trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trung tâm của tất cả các cấp học, ngành học. Mục tiêu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào người học, phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường hợp tác, hạn chế phương pháp truyền thụ một chiều, chấm dứt tình trạng “đọc- chép”.
Việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, bước đầu mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Chất lượng học tập của SV ở khối lớp thực nghiệm được nâng cao rõ rệt, SV học tập tích cực, chủ động, hứng thú học tập. Điều đó đã khẳng định được tính phù hợp, hiệu quả và khả thi của các kiểu và các bước dạy học nêu vấn đề đã lựa chọn, nhất là tính khả thi được nâng cao hơn khi luận văn chỉ ra được quy trình thiết kế bài giảng và quy trình thực hiện bài giảng sử
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại cho mỗi giờ học bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Dựa trên thực trạng và quy trình vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong việc giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, chúng tôi thấy để phát huy tính tích cực của SV trong học tập, cần quan tâm đến những quy trình và điều kiện cần thiết của phương pháp đối với đội ngũ GV, SV và cả các cấp quản lý như nâng cao năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường vai trò quản lý của nhà trường cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, sự nỗ lực, cố gắng của GV, SV và nhà trường…
Trong các phướng pháp dạy học hiện nay không có phương pháp nào là vạn năng. Phương pháp dạy học nêu vấn đề dù có tích cực đến đâu cũng không thể giữ vai trò độc nhất trong quá trình dạy và học. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong quá trình dạy học không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các phương pháp dạy học khác, mà tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quá trình dạy học, GV có thể lựa chọn, sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phát huy được thế mạnh vốn có của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Mặt khác để khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Từ kết quả đã được nghiên cứu và phân tích, có thể khẳng định, đề tài nghiên cứu được thực hiện đúng hướng, đúng mục đích và giả thuyết ban đầu đặt ra. Mặc dù chúng tôi đã cố gắn trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) còn nhiều vấn đề đặc ra. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, luận văn không thể giải quyết hết mọi vấn đề. Thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy luôn luôn vận động và biến đổi tác giả luận
văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, đồng nghiệp để cho đề tài được hoàn thiện hơn.