Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 45 - 49)

- Về thái độ

2.2.Tiến trình thực nghiệm

2.2.1. Khảo sát lớp đối chứng với lớp thực nghiệm

Chúng tôi lấy kết quả thi kết thúc môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần I làm căn cứ để đánh giá khảo sát mức độ nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bảng 2.2. Kết quả bài thi môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin phần I của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Nhóm

Lớp

Số SV

Phân loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đối chứng CNKTXD1 K5 55 3 5,5 6 10,9 10 18 36 65,5 QTKD2 K5 53 5 9,4 8 15,1 16 30,2 24 45,3 Thực nghiệm CNKTXD 2 K5 50 2 4,0 4 8,0 20 40 24 48 QTKD1 K5 52 3 5,8 5 9,6 12 23,1 32 61,5

Dựa vào số liệu ở bảng 2.2 chúng tôi minh họa kết quả thi học kỳ I của SV lớp CNKTXD1 K5; QTKD1 K5; QTKD2 K5; CNKTXD 2 K5

bằng biểu đồ sau:

Tổng hợp số liệu điểm thi học kỳ 1, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần I), (bảng 2.2) và biểu đồ minh họa (biểu đồ 1) của SV 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy rằng: Mức độ nhận thức của sinh viên hai lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng là tương đương nhau. Xét về mặt bằng khi chưa tiến hành thực nghiệm, nhìn chung SV của 4 lớp có kết quả học tập yếu chiếm tỷ lệ rất cao. Còn tỷ lệ SV ở mức giỏi và khá chiếm tỷ lệ rất thấp cụ thể là:

- Điểm chiếm tỷ lệ cao là điểm yếu đều có ở 4 lớp, 2 lớp thực nghiệm là 48% và 61,5%, 2 lớp đối chứng là 65,5% và 45,3%

- Tỷ lệ SV đạt điểm trung bình giữa 2 lớp thực nghiệm là 40% và 23,1%, 2 lớp đối chứng là 18% và 30,2%.

- Điểm khá cũng chiếm tỷ lệ rất thấp ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng. 2 lớp thực nghiệm là 8,0% và 9,6%, 2 lớp đối chứng trong đó lớp CNKTXD 1 chiếm tỷ lệ 5,5%, lớp QTKD2 chiếm tỷ lệ 9,4%.

- Tỷ lệ SV đạt điểm giỏi rất ít ở 2 lớp đối chứng chỉ có lớp QTKD2 có tỷ lệ 9,4%, lớp CNKTXD1 tỷ lệ 5,5%, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ SV đạt điểm giỏi cụ thể lớp CNKTXD 2 chiếm tỷ lệ 4,0% và lớp QTKD 1 là 5,8%

Đây là một trong những yếu tố rất khó cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm. Nhìn vào kết quả ta thấy SV yếu chiếm tỷ lệ cao ở đây nó đánh giá đúng năng lực thực chất của SV, nó cũng là cơ sở khách quan để đánh giá kết quả thực nghiệm sau khi chúng tôi tiến hành vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác– Lênin.

2.2.2. Thiết kế bài giảng vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

Để tiến hành dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành sọan bài cho 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng có trình độ nhận thức tương đương nhau và cùng một bài, hai giáo án khi thiết kế đều tuân thủ các yêu cầu sau:

- Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Tuân thủ các bước lên lớp

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường.

+ Giáo án dạy ở lớp đối chứng chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình là chủ đạo.

+ Giáo án giảng dạy ở lớp thực nghiệm chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề là chủ đạo. Cụ thể, cách thiết kế một bài học theo phương pháp này gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bước 2: Xác định trọng tâm kiến thức cơ bản của bài.

Bước 3: Xác định phương pháp, phương tiện dạy học cũng như phân chia thời gian hợp lý giữa các mục trong bài.

Bước 4: Xây dựng tiến trình bài học. Tiến trình bài học bao gồm:

+ Ổn định tổ chức + Giới thiệu bài mới + Dạy bài mới

+ Củng cố và hệ thống hóa tri thức + Hoạt động nối tiếp

Sau đây là bài soạn cụ thể theo phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, chương IV “Học thuyết giá trị. Phần II hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa” và chương V “Học thuyết giá trị thặng dư. Phần I, sự chuyển hóa tiền thành tư bản”. Bài học này chúng tôi đã sọan và tuân thủ các bước cơ bản nêu trên. Sau khi soạn giáo án, chúng tôi đã đưa vào dạy thực nghiệm, cho lớp thực nghiệm.

Chương IV : HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ (Tiếp theo) II. Hàng hóa (3 tiết) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

+ Trình bày được khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa, mối quan hệ hai thuộc tính của hàng hóa.

+ Trình bày được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Lư- ợng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá

2. Kỹ năng

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản của sản xuất hàng hóa và hai thuộc tính tính của hàng hoá vào thực tiễn để phân biệt được cái gì là hàng hóa, cái gì không phải là hàng hóa trong giai đoạn hiện nay.

+ Phân tích được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và ý nghĩa

+ So sánh được sự khác nhau tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động

3. Thái độ

+ Tin tưởng vào học thuyết Mác – Lênin. Vận dụng được kiến thức của bài vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 45 - 49)