Phân tích kết quả thực nghiệm * Kết quả thực nghiệm lần

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 66 - 72)

V. Tiến trình dạy học

2.3.1.Phân tích kết quả thực nghiệm * Kết quả thực nghiệm lần

c. Tiền công danh nghĩa

2.3.1.Phân tích kết quả thực nghiệm * Kết quả thực nghiệm lần

* Kết quả thực nghiệm lần 1

Ngày sau khi kết thúc 3 tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức của SV nhằm mục đích so sánh mức độ nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, đồng thời lấy ý kiến của SV về giờ dạy. Chúng tôi cho SV làm bài kiểm tra.

Đề bài kiểm tra gồm hai phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận, nội dung của bài kiểm tra chúng tôi để ở phần phụ lục 3 và 4. Đề bài được sử dụng chung cho cả hai lớp, đánh giá theo thang điểm chuẩn như nhau. Sau đó lấy kết quả của lớp thực nghiệm và kết quả của lớp đối chứng làm kết quả để so sánh tính hiệu quả của phương pháp dạy học nêu vấn đề .

Dựa vào kết quả kiểm tra nội dung của bài học của lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1 chúng tôi tính ra tỷ lệ phần (%) và được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra nội dung bài học của SV lớp thực nghiệm 1 (CNKTXD 2 k5) và lớp đối chứng 1 (CNKTXD 1 k5)

Kết quả Lớp thực nghiệm 1 (50 sinh viên)

Lớp đối chứng 1 ( 55 sinh viên)

Điểm Số lượng Tỷ lệ % Điểm Số lượng Tỷ lệ %

Giỏi 9 - 10 12 24 9 - 10 8 14,5

TB 5 - 6 17 34 5 - 6 25 45,5

Yếu 4 - 0 2 4 4 - 0 7 12,7

Dựa vào số liệu ở bảng 2.3 chúng tôi minh họa kết quả kiểm tra của SV bằng biểu đồ sau:

Nhận xét:

Tổng hợp số liệu điểm kiểm tra (bảng 2.3) và biểu đồ minh họa (biểu đồ 2) lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1, cho ta thấy sự khác biệt về điểm số ở các mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu). Trong cùng một nội dung giảng dạy và đối tượng SV gần như nhau nếu áp dụng phương pháp dạy học khác nhau thì kết quả tiếp thu kiến thức của SV có sự khác nhau. Cụ thể:

Đối với lớp thực nghiệm 1, kết quả kiểm tra có 12 SV đạt điểm 9 -10 chiếm tỉ lệ 24%, số SV đạt điểm 7 - 8 có 19 SV chiếm tỉ lệ 38%, số SV đạt điểm 5 - 6 là 17 SV chiếm tỉ lệ 34%, SV có điểm dưới trung bình là 2 SV chiếm tỉ lệ 4%.

Đối với lớp đối chứng 1, kết quả kiểm tra có 8 SV đạt điểm 9 - 10 chiếm tỉ lệ 14.5%, số SV đạt điểm 7 - 8 là 15 SV chiếm tỷ lệ 27.3%, SV đạt điểm 5 - 6 là 25 SV chiếm tỉ lệ 45.5 % và SV đạt điểm dưới 5 có 7 SV chiếm tỉ lệ 12.7 %.

So sánh kết quả thực nghiệm lần 1, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm 1 đều cao hơn so với kết quả ở lớp đối chứng. Tỷ lệ SV đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm lần 1 cao hơn lớp đối chứng 1 là 9.5% và SV đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm 1 cao hơn lớp đối chứng 1 là 10.7%.

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm 1 chiếm 34%, còn lớp đối chứng 1 điểm trung bình chiếm 45,4 %. Như vậy, lớp thực nghiệm 1 có điểm trung bình thấp hơn lớp đối chứng 1 là: 11,4% Điểm yếu của lớp thực nghiệm 1 có 4%, còn lớp đối chứng 1 điểm yếu chiếm 12,7 %. Như vậy, lớp thực nghiệm 1 có điểm yếu thấp hơn lớp đối chứng 1 là 8,7%.

Kết quả như trên đã phản ánh rất rõ tính ưu việt cũng như hạn chế của việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề mà GV đã thực hiện đối với các lớp thực nghiệm. Việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề giảng dạy phần II chương IV và phần I chương V đã phát huy được tính tích cực học tập của SV, SV có điều kiện trao đổi, thảo luận, tương tác lẫn nhau nên nắm bắt tốt kiến thức bài học và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả. Trong khi đó, cũng bài học ấy, cùng một đối tượng SV, cùng một GV giảng dạy và môi trường học như nhau nhưng GV không sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề mà chỉ áp dụng một phương pháp truyền thống là phương pháp thuyết trình đã làm cho SV ít có điều kiện trao đổi bài học với nhau. Trong giờ học đại bộ phận SV chủ yếu chỉ lắng nghe và ghi chép một cách máy móc kiến thức sau đó về nhà học thuộc bài nên sự biết bài học của các SV bị hạn chế chính vì thế kết quả các bài kiểm tra không cao.

* Kết quả thực nghiệm lần 2

Trên cơ sở thực nghiệm lần 1 chúng tôi đã khắc phục những thiếu sót về phân bố thời gian và rút ra những bài học cho thực nghiệm lần 2. Thực nghiệm

lần 2 chúng tôi tiến hành tương tự như lần 1, thời gian giảng dạy 3 tiết. Chúng tôi lấy lớp QTKD1 k5 làm lớp thực nghiệm 2, lớp QTKD2 k5 làm lớp đối chứng 2. Kết quả thực nghiệm lần 2 chúng tôi cũng cho SV làm bài kiểm tra 45 phút, bài kiểm tra gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận (phụ lục 4).

Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 được phản ánh ở bảng sau:

Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra của SV lớp thực nghiệm 2 (QTKD 1 k5) và lớp đối chứng 1 (QTKD1 k5) Kết Quả Lớp thực nghiệm 2 (QTKD1 K5, 52 SV) Lớp đối chứng 2 (QTKD2 K5, 53 SV)

Điểm Số lượng Tỷ lệ % Điểm Số lượng Tỷ lệ %

Giỏi 9 - 10 18 34,6 9 - 10 9 17,0

Khá 7 - 8 23 44,2 7 - 8 15 28,3

TB 5 - 6 9 17,3 5 - 6 24 45,3

Yếu 4 - 0 2 3,8 4 - 0 5 9,4

Dựa vào số liệu ở bảng 2.4. chúng tôi minh họa kết quả kiểm tra của SV bằng biểu đồ sau:

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp số liệu điểm kiểm tra (bảng 2.4) và biểu đồ minh họa (biểu đồ 3) của SV thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2, cho ta thấy sự khác biệt về điểm số ở các mức độ, giỏi, khá, trung bình, yếu ở cả 2 lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2. Kết quả cho chúng ta thấy lớp thực nghiệm 2 có tỷ lệ SV đạt điểm giỏi, khá cao hơn lớp đối chứng 2. Cụ thể như sau:

- Điểm giỏi của lớp thực nghiệm 2 chiếm 34,6%, còn lớp đối chứng 2 điểm giỏi chiếm 17 %. Như vậy lớp thực nghiệm 2 điểm giỏi cao hơn lớp đối chứng 2 là: 17,6%

- Điểm khá của lớp thực nghiệm 2 chiếm 44,2 %, còn lớp đối chứng 2 điểm khá chiếm 28,3 %. Như vậy lớp thực nghiệm 2 điểm khá cao hơn lớp đối chứng 2 là: 15,9%

- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm 2 chiếm 17,3%, còn lớp đối chứng 2 điểm trung bình chiếm 45,3 %. Như vậy, lớp thực nghiệm 2 có điểm trung bình thấp hơn lớp đối chứng 2 là: 28%

- Điểm yếu của lớp thực nghiệm 2 là 3,8%, còn lớp đối chứng 2 điểm yếu chiếm 9,4 %. Như vậy, lớp thực nghiệm 2 có điểm yếu thấp hơn lớp đối chứng 2 là: 5,6%

Từ kết quả thực nghiệm 2 cho chúng tôi khẳng định chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm 2 cao hơn lớp đối chứng 2. Điều này chứng tỏ 2 lớp thực nghiệm có tác động sư phạm hiệu quả. Như vậy, việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào quá trình giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Sau khi giảng dạy thực nghiệm, tôi tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến SV đối với giờ học (phụ lục 2) có vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, chúng tôi có nhận xét như sau:

* Mức độ hứng thú học tập của sinh viên

Ở 2 lớp đối chứng: sau khi trưng cầu ý kiến SV chúng tôi nhận thấy thái độ của SV khi giảng dạy theo phương pháp dạy học truyền thống, đa số không thích giờ học này, chiếm 60/108 SV, còn số lượng tỏ ra bình thường với giờ học chiếm 29/108 SV, lý do SV đưa ra chủ yếu là do môn học khó hiểu, giờ học vẫn diễn ra đều đều với không khí buồn, đa số SV đều tỏ ra không hứng thú với giờ học theo phương pháp dạy học truyền thống. Kết quả đa số SV không nắm được nội dung sau giờ học chiếm 64/108 SV, số lượng SV nắm được một số nội dung bài học chiếm 39/108 SV.

Ở 2 lớp thực nghiệm: Hầu hết SV khi được điều tra 80/102 SV sau giờ học đều rất thích giờ học theo phương pháp dạy học nêu vấn đề, còn ở mức độ thích là 42/108 SV. Qua giờ học theo phương pháp dạy học nêu vấn đề, SV được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong giờ học, được tự mình tham gia vào hoạt động học tập, giải quyết tình huống do GV đưa ra, với bầu không khí lớp học sôi nổi, SV có cơ hội được bộc lộ những trăn trở, suy nghĩ của mình, có

cơ hội trao đổi với GV. Vì vậy, giờ học đạt hiệu quả, SV có hứng thú học tập hơn so với các giờ học theo phương pháp dạy học truyền thống.

* Mức độ hoạt động tích cực của SV

Ở 2 lớp đối chứng, chúng tôi thấy: mức độ hoạt động tích cực của SV trong giờ học ít được thể hiện, qua điều tra số lượng SV tích cực giải quyết vấn đề chỉ chiếm 19/108 SV, còn thỉnh thoảng chiếm khá cao 65/108 SV, còn số lượng chưa bao giờ giải quyết tình huống chiếm 24/108 SV, đa số SV ngồi trên lớp chỉ nghe GV giảng và ghi chép, thỉnh thoảng SV cũng trả lời những câu hỏi phát vấn của GV đưa ra, nhưng chủ yếu chỉ trả lời những câu hỏi có tính chất tái hiện nội dung của bài học và lúng túng trước những câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức. SV trả lời câu hỏi của GV trong giờ học cũng rất gượng ép, chủ yếu chỉ trả lời khi GV chỉ định. Như vậy, ở lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy thầy cứ giảng, cứ đặt câu hỏi, rồi lại tự mình trả lời những câu hỏi do mình đưa ra. Cho nên, việc phát huy tính tích cực của SV trong giờ học không được chú ý nhiều. Do đó, không tạo ra được tính tích cực, sáng tạo trong học tập của SV.

Ở 2 lớp thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: hầu hết SV hoạt động rất tích cực, sôi nổi hơn SV ở lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, sau khi GV nêu vấn đề phần lớn SV đều tự giác, tập trung chú ý, suy nghĩ, trao đổi, tích cực xung phong phát biểu ý kiến và SV luôn muốn được thể hiện mình, thông qua số liệu điều tra cho thấy SV thường xuyên giải quyết tình huống do GV đưa ra chiếm 70/102 SV, thỉnh thoảng chiếm 29/102 SV, chưa bao giờ chỉ có 3/102 SV. Vì vậy, SV đã trở thành những chủ thể năng động và thể hiện hết mình trong suốt quá trình học tập. Như vậy, trong giờ học có vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề đã tạo ra được tính tích cực, sáng tạo của SV.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (phần II) ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 66 - 72)