Bước 1: Bật bảng tính chứa dữ liệu cần tạo biểu đồ
Bước 2: Lựa chọn những dữ liệu cần thiếu để tạo biểu đồ như: các tiêu đề theo
dòng, cột và dữ liệu minh hoạ.
Bước 3: Bật hộp thoại Chart Wizard- Setp of 4- Chart Type có hai cách như sau:
- Từ Menu Bar vào Insert\Chart…
- Bấm vào biểu tượng Chart Wizard() trên thanh công cụ Standard.
Hộp thoại Chart Wizard – Setp 1 of 4 – Chart Type hiện lên màn hình sau:
Trong hộp thoại này có hai nhãn, Standard Types và Custom Types. Chức năng trong các nhãn như sau:
Nhãn Standard Types.
Khung Chart type: Trong khung này chứa danh sách các loại biểu đồ.
Column : Biểu đồ dạng cột
Bar : Biểu đồ dạng thanh
Line : Biểu đồ dạng đường kẻ
Pie : Biểu đồ dạng hình tròn
XY(Scatter) : Biểu đồ XY (phân tán)
Area : Biểu đồ vùng
Doughnut : Biểu đồ hình vành khuyên
Radar : Biều đồ hình ra đa (theo tia)
Surface : Biểu đồ mặt dạng 3-D Bubble : Biểu đồ dạng các hình tròn. Stock : Biểu đồ dạng hình cột Cylinder : Biểu đồ dạng hình trụ 3-D Cone : Biểu đồ dạng hình chóp trụ 3-D Pyramid: Biểu đồ dạng hình chóp 3-D
Khung Chart Sub-Type: Biểu diễn từng biểu đồ cụ thể trong mỗi danh mục. Nút Press and Hold to View Sample: cho phép bạn xem trước kết quả.
Nhãn Custom Types
Khi chọn xong một kiểu biểu đồ chuẩn trong nhãn Standard Types và chuyển qua nhãn Custom Types, ở đây bạn có thể chọn các thay đổi khác như nền, màu sắc hay kiểu
Font chữ cho biểu đồ.
Sau khi chọn xong các chức năng vừa ý, bấm Next để tiếp tục công việc tạo biểu đồ.
Các thành phần trong hộp thoại:
Nhãn Data Range
- Khung Data Range: Nếu trong bước 2 ta đã chọn dữ liệu đó sẽ xuất hiện ở khung
Data Range.
- Khung Series in: Cho phép bạn hiển thị dữ liệu theo dòng hay cột.
Nhãn Series:
- Khung Series: trong khung này hiển thị các cột dữ liệu chứa số, có hai nút Add và Remove cho phép bạn cộng thêm hay bớt đi cột, để tham gia vào tính toán lập nên biểu đồ.
- Khung Name: Cho bạn biết ô đầu của cột được chọn ở khung Series, và nội dung của ô này sẽ hiển thị lên khung chú thích của biểu đồ.
- Khung Values: Cho bạn biết khối ô của cột được chọn ở khung Series, bạn có thể giới hạn lại các ô này.
- Category(X) axis labels: Khung này chứa số thứ tự và chuỗi hiển thị lên biểu đồ để biết cột này là nhãn gì, bạn có thể thay đổi để quyết định nhãn nào được hiển thị lên biểu đồ.
+ Chọn xong những chức năng trong hộp thoại, bấm Next để tiếp tục công việc tạo biểu đồ.
+ Bạn có thể quay ngược lại bước trước bằng cách: bấm vào nút Back trên hộp
+ Nếu không muốn tiếp tục công việc tạo đồ thị nữa, hãy bấm Cancel để huỷ bỏ.
Bước 5: Sau khi bấm Next. Các thành phần trong hộp thoại: * Nhãn Titles
- Khung Chart Title: Dùng để tạo tiêu đề cho biểu đồ.
- Khung Category (X) Axis: Cho phép bạn nhập chỉ số cho trục X - Khung Value (Y) Axis: cho phép bạn nhập chỉ số cho trục Y
* Nhãn Axes
- Chức năng Custom Types: Bấm chọn chức năng này có nghĩa hiển thị các nhãn trong từng cột của biểu đồ, bỏ chọn thì không hiển thị.
- Chức năng Value (Y) Axis: Bấm chọn chức năng này có nghĩa hiển thị các nhãn trong từng dòng của biểu đồ, bỏ chọn tức là không hiển thị.
* Nhãn Gridlines
- Khung Category (X) Axis: Cho phép hiển thị hay không hiển thị các đường gạch đứng
- Khung Value (Y) Axis: cho phép hiển thị hay không hiển thị các đường gạch ngang.
* Nhãn Legend
Chức năng Show Legend: Cho phép hiển thị hay không hiển thị bảng chú thích. + Bottom : Hiển thị phía dưới ở giữa của biểu đồ
+ Corner : Hiển thị ở góc trên bên phải của biểu đồ. + Top : Hiển thị phía trên ở giữa của biểu đồ. + Right : Hiển thị bên phải của biểu đồ.
+ Left : Hiển thị bên trái của biểu đồ.
* Nhãn Data Labels
- Khung Label contains: có chức năng sau:
+ Series Name: Nếu chọn chức năng này thì Excel cho phép hiển thị chữ của dòng đầu trong cột số.
+ Category Name: nếu chọn chức năng này thì Excel cho phép hiển thị chữ trong cột đầu.
+ Value: Nếu chọn chức năng này thì Excel cho phép hiển thị giá trị số trong cột tham gia vào lập nên biểu đồ.
- Separator: Cho phép bạn chọn dấu để ngăn cách khi trong khung Label
Contains chọn hai chức năng trở lên.
- Legend Key: Nếu chọn chức năg này thì Excel cho phép hiển thị màu của từng cột trong biểu đồ tương ứng.
* Nhãn Data Table:
- Chức năng Show Data Table: nếu chọn chức năng này thì Excel cho phép hiển thị hai số đầu của giá trị tham gia vào lập nên biểu đồ.
- Chức năng Show Legend Key: nếu chọn chức năng này thì Excel cho phép hiển thị màu của từng cột có trong biểu đồ.
Chọn xong các chức năng thích hợp, bấm Next để tiếp tục.
Bạn có thể quay lại bước trước bằng cách bấm vào nút Back trên hộp thoại. Nếu không muốn tiếp tục công việc tạo đồ thị nữa, hãy bấm Cancel để huỷ bỏ.
Bước 6:
- Sau khi bấm Next hộp thoại sau sẽ hiện lên màn hình:
Trong hộp thoại này cho phép bạn chọn nơi để hiển thị biểu đồ với hai chức năng sau:
- Chức năng As New Sheet: Cho phép bạn tạo biểu đồ ở bảng tính mới và nhập tên vào khung màu trắng kế bên.
- Chức năng As Object in: Cho phép bạn tạo biểu đồ ngay trên bảng tính hiện hành và chọn bảng tính ở khung kế bên.
- Chọn xong bấm Finish để tạo biểu đồ.
- Bạn có thể quay lại bước trước bằng cách bấm vào nút Back trên hộp thoại. - Nếu không muốn tiếp tục công việc tạo biểu đồ nữa, hãy nhấn Cancel để huỷ bỏ. - Chọn dữ liệu trong bảng tính từ B2 đến C12
- Từ Menu Bar vào Insert\Chat…hộp thoại Chat Wizard –Step 1 of 4 – Chat
Location xuất hiện, hãy chọn một biểu đồ thích hợp, bấm Next.
- Trong hộp thoại Chat Wizard –Step 2 of 4 – Chat Location hãy chọn Row và bấm Next.
- Trong hộp thoại Chat Wizard –Step 3 of 4 – Chat Location hãy chọn nhãn Chart title nhập dòng chữ: “ Biểu đồ Hoá Đơn Xuất Hàng”, tại nhãn Data Labels chọn chức năng Value, bấm Next.
- Lúc này xuất hiện hộp thoại Chat Wizard –Step 4 of 4 – Chat Location, chọn chức năg As New sheet và nhập vào khung kế bên dòng chữ: “ Bieu do mau” và bấm
Finish để kết thúc.