Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

c. Xử lý dữ liệu

4.5.2 Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

Với đề tài “Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng

thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” Nội dung đề cập trong đề tài khá rộng, vấn đề nêu trong đề tài lại mang

tính “thời sự” mà toàn ngành thủy sản đang rất quan tâm. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến vấn đề một cách khái quát nhất, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu đó là:

- Đi sâu hơn nữa vào nghiên cứu cụ thể từng yêu cầu về mặt kỹ thuật của từng thị trường (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản) đối với từng nhóm mặt hàng cụ thể như: cá, tôm, nhuyễn thể, giáp xác, mực, …

- Tìm hiểu thêm quy định của các thị trường nhập khẩu khác (như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, …) đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói chung và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng

- Tìm hiểu kỹ nguyên nhân của các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị thị trường nhập khẩu cảnh báo và trả lại

- Tìm hiểu cách thức giải quyết của các doanh nghiệp và của Nhà nước với từng lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp phải các rào cản về kỹ thuật và môi trường của thị trường nhập khẩu.

- Nghiên cứu và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể với từng nhóm mặt hàng và từng thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới

KẾT LUẬN

Thuỷ sản là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản không những có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước mà còn có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Thập niên vừa qua đã đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản trên nhiều lĩnh vực như nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì cũng còn tồn tại rất nhiều tồn tại, khó khăn và thánh thức mà đòi hỏi toàn ngành thủy sản của Việt Nam phải cùng nhau lỗ lực để vượt qua. Hiện nay một số lượng đáng kể các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị các thị trường nhập khẩu cảnh báo, thậm chí là trả lại, bởi không phù hợp với các quy định của nước nhập khẩu về yếu tố môi trường, quy định kỹ thuật, an toàn thực phẩm, … đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Chính vì vậy để hàng thuỷ sản của nước ta có thể khai thác được hết thế mạnh của mình, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thế giới, đặc biệt là sang ba thị

trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần phải tìm hiểu rất kỹ các rào cản kỹ thuật và môi trường đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu vào những thị trường. Đồng thời cần đưa ra các giải pháp để đáp ứng các rào cản đó một cách phù hợp và thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp đã đặt ra với sự nỗ lực của doanh nghiệp và sự hỗ trợ đắc lực từ phía Bộ ngành liên quan, từ phía các Hiệp hội và sự hợp tác, liên kết từ phía các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, từ các ngư dân và sự tham gia của toàn thể xã hội. Có như vậy hàng thuỷ sản Việt Nam mới có thể thâm nhập ngày càng sâu hơn và rộng hơn vào thị trường đầy tiềm năng của thế giới. Đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO thì hàng thuỷ sản của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các quốc gia khác trên thế giới mà trước hết là các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc... Do đó nếu Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu về rào cản kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu thì hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w