- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản
c. Xử lý dữ liệu
4.4.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp
* Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu
Việc đổi mới công nghệ chế biến là một trong những vấn đề quan trọng quyết định tới chất lượng của hàng thuỷ sản xuất khẩu. Với những công nghệ chế biến lạc hậu thì rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trườn nhập khẩu, đặc biệt là ba thị trường “khó tính” như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chất lượng các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam chưa được đảm bảo cũng một phần là do công nghệ chế biến của chúng ta qua lạc hậu. Theo thống kê của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam thỡ các công nghệ được sử dụng tại Việt Nam lạc hậu khoảng 20-25 năm so với các công nghệ được sử dụng ở các nước tiên tiến. Ngay với một số quốc gia láng giềng với Việt Nam cũng như một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia,… thì công nghệ chế biến thuỷ sản của ta cũng vẫn thua kém họ. Do vậy, các doanh nghiệp của chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ chế biến, quy trình sản xuất, công nghệ đóng gói và bao bì,… cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ và đem lại những kết quả cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại của chúng ta cũng chưa nhiều nên các doanh nghiệp thuỷ sản khác cần phải thực sự chú ý đến vấn đề này.
Một giải pháp rất hữu hiệu để có thể giúp hàng thuỷ sản Việt Nam đáp ứng tốt các rào cản kỹ thuật và môi trường của thi trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản là các doanh nghiệp Việt Nam nên mua lại dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ hay mua lại giấy phép Licence của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản hiện đang hoạt động trên các thị trường này. Điều này sẽ dảm bảo chắc chắn rằng chúng ta có
thể tạo ra được sản phẩm hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào công nghệ vì chi phí để đầu tư ban đầu là rất lớn. Do vậy chúng ta nên thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuỷ sản để cho họ có thể nhanh chóng huy động nguồn vốn từ các cổ đông và nếu có thì có thể huy động được nguồn vốn ngay từ những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Như vậy có thể gắn kết được quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp, nhờ vậy có thể đảm bảo được chất lượng công việc, có thể thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn vì nếu vậy họ sẽ làm tăng được lợi ích cho chính bản thân mình
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục khẩn trương xây dựng các hệ thống HACCP, ISO9001 2000, ISO14000,… Các doanh nghiệp đã áp dụng và thành thạo trong việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn thì có thể giúp đỡ và hướng dẫn các doanh nghiệp mới hoặc chưa áp dụng để tạo nên lợi thế chung cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Có thể nói việc áp dụng được và hiểu được bản chất của các bộ tiêu chuẩn quốc tế này sẽ giúp cho hàng thuỷ sản Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng các rào cản kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu, nó là chìa khoá để hàng thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới nói chung và thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản nói riêng.
*Kiểm soátt chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu
Để tạo ra các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu không chỉ có khâu chế biến trong các doanh nghiệp mà nó cũng bao gồm nhiều khâu khác từ thu mua nguồn nguyên liệu, bảo quản. Chất lượng của sản phẩm thuỷ sản cuối cùng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Do vậy, để có thể đáp ứng được các rào cản kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu về vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong hàng thuỷ sản của Việt Nam thì các doanh nghiệp cần:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ nguồn đầu vào cho chế biến. Nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng của hàng thuỷ sản.
Nếu nguồn nguyên liệu đó bị nhiễm bẩn, nhiễm kháng sinh thì doanh nghiệp không thể tạo ra được các sản phẩm sạch, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Do vậy các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào một cách chặt chẽ, tốt nhất là nên có phòng thí nghiệm và kiểm tra ngay trong nhà máy sản xuất của mình để vừa có thể kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào, vừa kiểm tra được các sản phẩm đã qua chế biến và trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sử dụng các thiết bị kiểm tra hiện đại, có thể phát hiện được một lượng kháng sinh rất nhỏ thì mới có thể đảm bảo được yêu cầu rất khắt khe của thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần kiên quyết không sử dụng các nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc và các nguồn nguyên liệu có dấu hiệu chứa một lượng kháng sinh, chất kích thích,… vượt quá mức quy định.
Thứ hai, cần có các công cụ để thu mua, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu phù hợp với các quy định của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các dụng cụ đó phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không được chứa các chất hoá học,kháng sinh để ướp, làm tươi nguồn nguyên liệu,… Các thiệt bị này phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá xem có đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định mà Bộ ngành đã ban hành không. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải xác định một khoảng thời gian phù hợp để thay đổi các thiết bị này đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguồn nguyên liệu.
Thứ ba, cần theo dõi và kiểm tra sát sao quá trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Có rất nhều các sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm bẩn do quá trình chế biến, do đó các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh trong sản xuất, cảnh báo với công nhân về việc sử dụng thuốc sát trùng quy định 100% công nhân pải đeo găng tay khi tham gia vào sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải cập nhật những hoá chất, phụ gia nào cấm và hạn chế trong chế biến thuỷ sản để có cách sử dụng cho phù hợp.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác như vấn đề bao bì sản phẩm, kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu, các thủ tục kiểm tra và lấy mẫu hải quan…Nếu tất cả các khâu này đều được doanh nghiệp kiểm tra và giám sát một
cách chặt chẽ và đảm bảo các yêu cầu mà Bộ, ban ngành đã ban hành thì chất lượng của hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ được đảm bảo.
* Xây dựng mối quan hệ khăng khít với các doanh nghiệp thuỷ sản khác và nhà cung ứng nguyên liệu
Để có thể đáp ứng được các rào cản kỹ thuật và môi trường của thị trường nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản Việt Nam thì một việc cũng rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần làm ngay bây giờ là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp thuỷ sản khác, cũng như với các nhà cung ứng nguyên liệu.
Các doanh nghiệp thuỷ sản không nên coi nhau như đối thủ trên trường quốc tế, mà cần phải phối hợp, phải liên kết với nhau để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cùng giúp đỡ nhau trong việc kiểm soát dư lượng kháng sinh và về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Các doanh nghiệp lớn, đã làm tốt các vấn đề trên nên giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ mà chưa thực hiện tốt. Các doanh nghiệp cũng nên giúp đỡ nhau trong việc xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế: HACCP, ISO 9001:2000, ISO14000,… vào sản xuất chế biến thuỷ sản. Có như vậy các doanh nghiệp sẽ có thể vượt qua các rào cản dễ dàng hơn và sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng cần liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng nguyên liệu. Các nhà cung ứng nguyên liệu cần phải tổ chức các vùng nuôi sạch, các vùng nuôi sinh thái, không sử dụng hoá chất, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản… để tạo ra nguồn nguyên liệu sạch cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp thu mua nguồn nguyên liệu này với mức giá hợp lý, đồng thời có thể giúp đỡ các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục cải thiện điều kiện nuôi trồng, đảm bảo vệ sinh bằng cách đầu tư vốn hoặc phổ biến cho các cơ sở này biết về các hoá chất, các chất kháng sinh mà từng thị trường nhập khẩu cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi trồng. Như vậy, không những tạo ra được những sản phẩm sạch mà cũng có thể quản lý và kiểm soát từ khâu tạo ra con giống, từ khâu sản xuất nguyên liệu, từ khâu chế biến và do vậy cũng đáp ứng được các yêu cầu về rào cản
kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu, đặc biệt ba thị trường lớn của thủy sản Việt Nam là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Ngoài ra, các nhà cung ứng nguyên liệu thuỷ sản cũng cần liên kết lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề dư lượng kháng sinh và hoá chất trong các nguồn nguyên liệu, cùng nhau tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề dịch bệnh khi nó bùng nổ và cũng cần hợp tác với nhau trong việc tìm ra các chất, các loại thuốc chữa dịch bệnh nhưng không phải là những chất cấm hay hạn chế sử dụng.
Chỉ có làm như vậy thì mới có thể xây dựng được mạng lưới sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản trên phạm vi cả nước, từng bước xây dựng được nền thuỷ sản lớn mạnh, và phát triển, xoá dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tạo điều kiện nâng cao vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên truờng quốc tế.
*Tham gia vào các hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
Hiện nay vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp thuỷ sản chưa tham gia hoặc không muốn tham gia các hiệp hội vì cho rằng khi tham gia vào đó không những họ không được lợi ích gì mà có khi còn bị thiệt do phải chia sẻ thông tin với cac doanh nghiệp khác. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, hiệp hội ngành nghề là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong sự cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tình hình tài chính,… trong và ngoài nước đặc biệt là cung cấp các thông tin về các rào cản kỹ thuật và môi trường của các nước nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản Việt Nam, từ đó tư vấn giúp các doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất để đáp ứng các rào cản này. Hiệp hội cũng là một tổ chức đại diện hợp pháp về mặt quyền lợi, giúp các doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong buôn bán quốc tế. Hiện nay, thông qua hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP); các hiệp hội chuyên ngành khác như: Hiệp hội tôm, Hiệp hội cá tra, cá basa,… đã chứng minh được vai trò quan trọng của hiệp hội trong sự phát triển của ngành thuỷ sản Việc tham gia vào các hiệp hội chuyên ngành là một vấn đề rất quan trọng, thông qua việc tham gia vào các tổ chức như vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản có thể thành lập được những mối quan hệ với nhau trong “một ngôi nhà chung”, cùng giúp đỡ nhau để làm
cho ngôi nhà chung này càng lớn mạnh và “ngôi nhà chung” này lại che chở, bảo vệ và đưa ra các giải pháp phù hợp để hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp ngày càng đảm bảo chất lượng. Tạo nên sức mạnh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trên đây là một số giải pháp chính từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp mà nếu chúng ta áp dụng tốt các giải pháp này thì một phần nào đó sẽ giúp cho hàng thuỷ sản Việt Nam có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu nói chung, và đặc biệt là ba thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện để giữ vững và ngày càng thâm nhập một cách sâu rộng hơn vào thị trường những truyền thống này.