- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản
c. Xử lý dữ liệu
4.3.2. Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tớ
Xuất khẩu thủy sản của Việt nam trong những năm vừa qua tăng trưởng khá cao chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường tăng, giá trung bình xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng gặp không ít khó khăn về nguyên liệu, rào cản về thuế quan (xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản vẫn bị áp thuế nhập khẩu cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, dẫn đến giảm sức cạnh tranh), rào cản về chất lượng (Nhật Bản và Ôxtrâylia trăng cường kiểm tra thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam). Bên cạnh đó, xu hướng ngày càng ưa chuộng thủy sản nuôi và thủy sản khai thác bền vững cũng phần nào tác động đến nhu cầu của các nước phát triển.
Trong thời gian tới, những khó khăn trên sẽ tiếp tục là trở ngại đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vấn đề sử dụng hóa chất, kháng sinh ở các công đoạn nuôi trồng và trước chế biến chưa được giải quyết dứt điểm; doanh nghiệp khó tiếp cận vay vốn sản xuất, chế biến; sự cạnh tranh từ các thị trường nhất là đối với cá tra, dẫn đến hành động bôi xấu làm giảm uy tín sản phẩm của Việt Nam; và đặc biệt là
tình trạng thiếu nguyên liệu và nhân công. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng mạnh vì nhu cầu của thị trường thế giới vẫn cao, trong khi một số nước đang bị cắt giảm sản lượng khai thác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng chú trọng đến nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu để đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính.
Dự báo sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2011-2015: Sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt: 1.620 nghìn tấn, tăng bình quân 4,66%/năm; Giá trị xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, tăng bình quân 7,63%/năm
- Giai đoạn 2016-2020: Sản lượng xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt: 1.900 nghìn tấn, tăng bình quân 3,24%/năm; Giá trị xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, tăng bình quân 4,24%/năm
Tính chung cả kỳ quy hoạch, tốc độ tăng bình quân của sản lượng xuất khẩu là 3,92%/năm về giá trị.
Cụ thể về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu như sau:
* Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Trong giai đoạn 2011-2020, tôm, cá tra và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng trong cơ cấu sản lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 80%. Trong đó, tôm đông lạnh vẫn là sản phẩm chủ lực. Quy hoạch đến năm 2015, sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đạt 270.000 tấn, kim ngạch đạt 2,32 tỷ USD, chiếm 16,7% về sản lượng và 35,7% về giá trị. Đến năm 2020, sản lượng xuất khẩu đạt 320.000 tấn, kim ngạch đạt 2,88 tỷ USD, chiếm 16,8% về lượng và 36% về giá trị.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, cá chẽm và cá rô phi có thể được bổ sung vào danh mục sản phẩm xuất khẩu, tuy nhiên, sản lượng chưa đáng kể (xấp xỉ 2%). Đến năm 2015, sản lượng cá rô phi xuất khẩu đạt 30.000 tấn, giá trị kim ngạch đạt 80 triệu USD, chiếm 1,9% về sản lượng và 1,2% về giá trị; sản lượng cá chẽm xuất khẩu đạt khoảng 30.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 210 triệu USD, chiếm 1,9% về
lượng và 3,2% về giá trị. Đến năm 2020, sản lượng xuất khẩu cá rô phi là 60.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu USD, chiếm 3,2% về lượng và 2% về giá trị. Trong khi đó, sản lượng cá chẽm xuất khẩu đạt 60 ngàn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 420 triệu USD, chiếm 3,2% về lượng và 5,3% về giá trị.
Dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục tăng và đạt giá trị khoảng 300 triệu USD mỗi năm, với các thị trường tiềm năng là Mỹ, Nhật, Canađa, Libăng, và Crôatia. Xuất khẩu nhuyễn thể sẽ tăng trưởng chậm hơn xuất khẩu cá ngừ và tiếp tục gặp rào cản về chất lượng tại các thị trường nhập khẩu, dự báo đạt khoảng 490 triệu USD/năm. Xuất khẩu cua, ghẹ và giáp xác khác sẽ tiếp tục tăng mạnh vì sản lượng nuôi biển tăng, dự báo giá trị đạt khoảng 115 triệu USD, cùng với các loài cá biển khác sẽ đưa tổng giá trị xuất khẩu hải sản lên trên 900 triệu USD.
* Về cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
Nhận định về xu hướng 3 thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 như sau:
Thị trường EU: Tăng số lượng, ổn định tiêu thụ vào khoảng 21kg/ng/năm; Thủy sản nhập khẩu tăng (cá tra từ Việt Nam, hàu từ Chilê …). EU tăng mức kiểm soát an tòa thực phẩm, ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sản xuất nội địa; và thêm nhiều các chứng nhận tự nguyện.
Nhu cầu nhập Tôm tại thị trường EU lớn thứ 2 thế giới (465 – 475.000 tấn/năm) và cũng khá ổn định. Việt Nam đứng thứ 8 (21-25.000 tấn) các nhà cung cấp (sau Ecuador, Ấn độ, Greenland, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh và Argentina). Tuy nhiên, Thái Lan đang tăng trưởng rất mạnh trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt tính đến T7/2010, tăng gần 88% so với 2009.
Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường EU sẽ có mức tăng trưởng cao, các đối tượng chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá nước ngọt, cá biển và nhuyễn thể đông lạnh.
Thị trường Hoa Kỳ: Mặc dù đồng USD giảm và thiếu ổn định, sức tiêu thụ giảm trong năm 2008 -2009, nhưng đã tăng trở lại vào năm 2010; số lượng tiêu thụ tăng 24kg/người/năm.Do đó, Thị trường Mỹ tăng trưởng thời gian dài, sớm thành thị
trường hàng đầu. Đồng thời, Mỹ tăng mức kiểm soát ATTP, ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sản xuất nội địa và thêm nhiều các chứng nhận tự nguyện.
Nhu cầu nhập Tôm của Mỹ lớn nhất thế giới (555 – 570.000 tấn/năm) và ổn định. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 5 tại thị trường này (40 – 43.000 tấn/năm) và đang có dấu hiệu giảm sút bắt đầu từ cuối 2009. Thái Lan là số 1 (180 – 195.000 tấn/năm) và vẫn giữ mức tăng trưởng 5- 10% hiện nay.
Trong thập kỷ tới, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Đến năm 2015, nhu cầu thủy sản nước này sẽ tăng thêm 2 triệu tấn. Các mặt hàng chính vẫn là tôm, cá hồi, cá rô phi và cá da trơn.
Thị trường Nhật Bản: suy giảm thời gian dài, duy trì mức tiêu thụ cao 65kg/người/năm; và sẽ tăng mức kiểm soát ATTP (chỉ tiêu kiếm và tần suất kiểm).
Đối với mặt hàng Tôm: nhu cầu nhập của Nhật ổn định trong 3 năm trở lại đây và dự kiến tiếp tục ổn định nhu cầu này trong 2-3 năm tới với mức 190 –200.000 tấn/năm. Việt Nam đã & đang là nhà cung cấp Tôm số 1 cho Nhật Bản (39 – 43.000 tấn/năm). Tuy nhiên đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi 2 nước cung cấp thứ 2 & thứ 3: Thái lan và Indonesia, đặc biệt là Thái Lan có mức tăng trưởng XK từ năm 2009 gần 30%, trong khi Việt Nam giảm gần 6%. Tuy nhiên, trong thời gian tới Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm chủ lực, đặc biệt là tôm sú cỡ lớn.
Bên cạnh đó, các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ… là các thị trường tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng vì dân số lớn, kinh tế phát triển nhanh và yêu cầu chất lượng sản phẩm ở mức trung bình.