Một số cảnh báo đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

c. Xử lý dữ liệu

3.3.3. Một số cảnh báo đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường

phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Bảng 3.8. Thống kê một số lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị cảnh báo trong năm 2009, 2010

Năm Lý do cảnh báo Tổng số lô Số DN bị cảnh báo Sản Phẩm 2009 Chloramphenicol Và các dẫn xuất của Nitrofuran 95 48 - Tôm - Seafoodmix - Chả giò - Mực

Trifluralin 28 15 - Mực đông lạnh- Tôm đông lạnh - Cá tra

Thuốc thú y 8 5 - Tôm nguyên liệu/chínđông lạnh Salomonella 24 12 - Cá tra phi lê đông lạnh- Thịt càng cua đông

lạnh 2010 chloramphinicol 40 27 - philê mực nang - tôm khô - mực ống Trifluralin 23 10 - Tôm - Mực - Chả giò Aminoglycosid 7 4 - Tôm - Seafoodmix - Mực

Nguồn: Trung tâm thông tin của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP

Năm 2007, do tình trạng các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản liên tiếp vi phạm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà đích thân Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi thư đến Bộ Thuỷ sản trong đó nhấn mạnh khả năng hàng thuỷ sản của Việt Nam có thể bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản.

VASEP cảnh báo "Nếu thị trường Nhật Bản bị cấm cửa, thuỷ sản Việt Nam sẽ gặp thảm hoạ". Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện. Vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong thuỷ sản Việt Nam vẫn còn tiếp diễn trong năm 2009. Theo VASEP, trong năm 2009 đã có 155 lô hàng, thuộc 80 doanh nghiệp bị phía Nhật cảnh báo do vi phạm các quy định về chỉ tiêu kỹ thuật trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Tôm là sản phẩm chủ yếu bị phát hiện có dư lượng cấm tổng số lên tới 54 lô; seafoodmix 29 lô; chả giò 6 lô và mực 6 lô. Các sản phẩm này chủ yếu nhiễm Chloramphenicol (55 lô) và các dẫn xuất của Nitrofuran (23 lô, trong đó AOZ 17 lô, SEM 6 lô). Chưa thoát khỏi “vết xe đổ” Chroramphenicol, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam lại vướng tiếp vào Trifluralin. Sau khi phát hiện các lô cá tra, mực, tôm nhập khẩu chứa dư lượng Trifuralin vượt mức cho phép. Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định tăng cường kiểm tra các lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam và nếu phát hiện các vụ vi phạm tương tự, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra 100% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Tình trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010 thì đã có chút khả quan hơn, theo hệ thống cảnh báo của Nhật Bản, tháng 3/2010, số lô hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào nước này bị cảnh báo đã giảm rõ rệt so với 2 tháng trước. Trong tháng 3 đầu năm 2010, chỉ có 2 lô hàng thuỷ sản của Việt Nam gồm philê mực nang và tôm khô bị cảnh báo với cùng lý do nhiễm kháng sinh chloramphinicol. So với 10 lô hàng bị cảnh báo trong tháng 1 và 7 lô trong tháng 2, thì số lô hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản bị cảnh báo trong tháng 3 đã giảm đáng kể. Tháng 9/2010, lần đầu tiên một lô tôm Việt nam đã bị Nhật Bản cảnh báo nhiễm dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép. Đặc biệt, ngày 4/11 Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản vừa có Công văn thông báo về việc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định tăng cường kiểm tra các lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam sau khi phát hiện thêm 3 lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu vào Nhật trong tháng 9 và tháng 10 vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này. 3 lô hàng trên thuộc về 3 doanh nghiệp xuất khẩu khác nhau của Việt Nam,

trong đó có 2 lô hàng có hàm lượng chất Trifluralin lần lượt là 0,006ppm và 0,009ppm, cao hơn so với mức cho phép của Nhật Bản (0,001ppm); 1 lô hàng có 0,00006ppm hàm lượng Chloramphenicol, là chát không được phép xuất hiện trong thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản. Đồng thời, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng đưa ra cảnh báo: Kể từ sau thông báo về quyết định trên của phía Nhật, nếu tiếp tục phát hiện các vụ vi phạm tương tự, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ thực hiện lệnh kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, dựa theo mục 3 Điều 26 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật về việc tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập khẩu. Theo hệ thống cảnh báo các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật vi phạm Luật An toàn vệ sinh thực phẩm của nước này, trong năm 2010, đã có tới 70 lô thủy sản gồm các sản phẩm philê mực nang, chả giò, Seafoodmix, tôm khô, mực ống bị cảnh báo do nhiễm các chất như Aminoglycosid,

Trifluralin, Chloramphinicol.

Trên đây là một số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong năm 2009 và 2010 đã bị cảnh báo vì đã vi phạm các quy định về mặt kỹ thuật và môi trường của nước nhập khẩu.

Qua số liệu của 2 bảng trên ta thấy rằng, mặc dù năm 2010 số lượng các lô hàng và doanh nghiệp vi phạm các quy định về kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu đã có chiều hướng giảm, tuy nhiên mức độ giảm vẫn chưa đáng kể. Đã tới lúc cần phải đưa vấn nạn thủy sản nhiễm kháng sinh và hóa chất cấm lên mức báo động đỏ, bởi nếu còn tiếp diễn tình trạng này thì thị trường thế giới sẽ không còn tín nhiệm đối với chất lượng hàng thủy sản Việt Nam vốn đã được cộng đồng doanh nghiệp dày công vun đắp qua nhiều năm.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w