- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản
c. Quá trình xuất khẩu
Sau khi trải qua các công đoạn từ nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, chế biến thì quá trình xuất khẩu là khâu cuối cùng để có thể đưa sản phẩm thủy sản của Việt Nam đến được với người tiêu dùng thế giới. Chính vì vậy mà quá trình xuất khẩu là rất quan trọng, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của cả một ngành thủy sản, thậm chí là còn ảnh hưởng đến danh dự của cả một quốc gia.
Công đoạn nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các quy định của các thị trường nhập khẩu về tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường đối với hàng thủy sản là rất quan trọng. Nếu như thực hiện nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc sẽ đưa ra được những
quy định kỹ thuật cụ thể của từng quốc gia, với từng mặt hàng cụ thể, từ đó có các biện pháp kiểm soát các sản phẩm đầu vào một cách chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định của từng thị trường. Ngược lại, nếu như khâu tìm hiểu quy định của từng thị trường không được thực hiện, hoặc thực hiện không tốt sẽ dẫn tới tình trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam “bị động” trước những yêu cầu của thị trường nhập khẩu, dẫn tới hậu quả là bị cảnh báo, bị trả lại, thậm chí là còn bị cấm nhập khẩu vào thị trường đó.
Công đoạn tiếp theo là việc chuẩn bị về mặt thủ tục pháp lý, giấy tờ chứng nhận cần thiết, để khi có yêu cầu từ phía thị trường nhập khẩu thì ta có thể đáp ứng kịp thời.
Trong quá trình xuất khẩu thì khâu bảo quản sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, cần phải có những công nghệ bảo quản hiện đại để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.