Những tồn tạ

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

c. Xử lý dữ liệu

4.1.2. Những tồn tạ

Bên cạnh những thành công mà thuỷ sản Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, trong việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật và môi trường của thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế.

a. Việt Nam vẫn chưa kiểm soát một cách hiệu quả vấn đề dư lượng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu

Dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản xuất khẩu là một vấn đề không mới nhưng Việt Nam vẫn chưa kiểm soát một cách hiệu quả vấn đề này. Đó chính là vấn

đề nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của những người tham gia chuỗi xuất khẩu từ nuôi trồng,chế biến đến xuất khẩu chưa cao. Chất lượng thuỷ sản được đánh giá theo kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng". Việc Nhật Bản cảnh báo có thể cấm nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam là một hồi chuông cảnh báo cho ngành thuỷ sản Việt Nam. Cách thức là ăn theo ăn theo lối chụp giựt, chạy theo lợi nhuận trước mắt như tranh nhau thu gom mua hải sản từ nhiều nguồn không được kiểm soát, dùng kháng sinh bừa bãi trong khâu bảo quản ngay sau khi đánh bắt hay không quản lý chặt chẽ việc lựa chọn nguyên liệu chế biến... thì những hậu quả xảy ra là tất yếu. Bước vào sân chơi WTO, ngành thuỷ sản Việt Nam (cũng như một số ngành khác như gạo, cà phê, hạt điều,...) sẽ còn có nhiều cơ hội để vươn ra thị trường thế giới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đi nhanh như dự kiến nhưng có phải Việt Nam đã qua chủ quan trong khâu quản lý từ nhà sản xuất trong nước đến những cơ quan chức năng về thương mại, kiểm dịch... tự mình đánh mất giá trị của thương hiệu khi bị từ chối và có thể bị cấm nhập khẩu như trường hợp một số hàng thuỷ hải sản của Trung Quốc xuất khẩu sang Koa Kỳ. Người dân các nước tiên tiến đặc biệt là người dân EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều được cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm các hoá chất độc hại trong thực phẩm có thể từ các mặt hàng thuỷ sản nuôi trồng (như tôm, cá basa, lươn,...) như Chloramphenicol, Nitrofuran vào cơ thể con người ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, mất khả năng kháng thuốc khi tích tụ lâu ngày và có khả năng gây đột biến, rối loạn nội tiết.

b. Vấn đề quản lý các loại kháng sinh, thuốc trừ sâu, … vẫn còn lỏng lẻo

Việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh, trừ sâu (phân Urê) là một thói quen của ngư dân hay nông dân nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta nhằm tiết kiệm giá thành cũng như giữ được độ tươi lâu hơn trong khâu chế biến, tiêu thụ,... nhưng rất tiếc hiện nay vấn đề quản lý những chất độc này vẫn còn bỏ ngỏ, không thấy các lực lượng thanh tra vệ sinh phòng dịch, an toàn thực phẩm lên tiếng trong khi các hàng thuỷ sản vẫn lưu hành rộng rãi nội địa thì rất có thể sẽ nằm trong các lô hàng xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

c. Việc mua bán thuốc thú y thuỷ sản và thức ăn chăn nuôi thuỷ sản chưa được quy về một mối.

Ở Đồng Tháp, kiểm tra trên 30 mẫu thức ăn thuỷ sản thì có những mẫu không đảm bảo chất lượng. Vì sao lại thế? Mức phạt hiện nay quá thấp (3-5 triệu đồng/vụ) trong khi lợi nhuận cao, nên các cửa hàng bán thuốc thú y và thức ăn thuỷ sản chưa thật sự tuân thủ. Hơn nữa việc kiểm định nhập khẩu đối với thuốc thú y và thức ăn thuỷ sản còn lỏng lẻo dẫn đến nhập phải nhiều lô nhiễm hoá chất cấm.

d. Việc quản lý các cơ cở chế biến thủy sản trong nước còn chưa được tiến hành nghiêm ngặt

Nạn thuỷ sản nhiễm kháng sinh tràn lan bị các nước cảnh báo, trả lại, khó có thể khắc phục, ngăn chặn khi mà ngay ở địa phương sản phẩm thuỷ sản lại được cho phép các cơ sở chế biến không đủ tiêu chuẩn chế biến hàng xuất khẩu chế biến hoạt đông. Có doanh nghiệp vì muốn duy trì thu nhập cho công nhân, buộc phải lấy tôm bóc nõn của các cơ sở này đem xuất khẩu. Vậy là kháng sinh lẫn vào, không thể kiểm soát, kiểm tra xuể. Điều này thể hiện ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, còn kém phát triển. Do vậy Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các rào cản của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là về vấn đề dư lượng kháng sinh.

e. Vẫn chưa có một quy hoạch vùng phát triển thuỷ sản khoa học

Một rào cản nữa mà Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được đó chính là rào cản về môi trường đối với việc sản xuất và kinh doanh của ngành thuỷ sản. Các quy định về môi trường ngày nay đã trở thành một trong những rào cản rất khó đáp ứng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng vấn đề ở chỗ Việt Nam vẫn chưa có một quy hoạch vùng phát triển thuỷ sản khoa học. Mạnh tỉnh nào, tỉnh đấy khoanh nuôi tràn lan dẫn đến môi trường bị nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trên một khúc sông nuôi cá, thì cả một đoạn sông dài nước bị ô nhiễm. Tính đến nay, số lượng các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam áp dụng hệ thống ISO 14000 đang dừng lại ở một con số hết sức hạn chế. Do đó có thể nói đây là một trong những rào cản mà doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam vẫn cần cố gắng để đáp ứng.

f. Việc đáp ứng các quy định về bao bì hàng hoá còn nhiều hạn chế .

Hiện nay, rất ít doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam có được các thông tin về quy định về bao bì của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản liên quan đến môi trường như quy định về nguyên liệu sử dụng để sản xuất bao bì, độ phân huỷ và khả năng tái chế, nhìn chung các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam hiện nay thường cung cấp bao bì hàng hoá theo yêu cầu của nhà xuất khẩu chứ không biết đến tiêu chuẩn về bao bì như thế nào. Do vậy ngành thuỷ sản phải kết hợp với các cơ quan chức năng quan tâm đến vấn đề này để hàng thuỷ sản của Việt Nam có thể đáp ứng được các điều kiện về bao bì đóng gói khi muốn xuất khẩu sang thị trường thế giơi, đặc biệt là ba thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

g. Vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng là một trong những yếu điểm của Việt Nam.

Để đáp ứng được yêu cầu này thì Việt Nam phải áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Có vậy, khi sử dụng một sản phẩm nào đó mà đặc biệt là khi có vấn đề xảy ra thì người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm đó có xuất xứ từ đâu, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ nào, đáp ứng được các tiêu chuẩn gì hoặc nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó là ở đâu, được nuôi bằng thức ăn gi... Do vậy đây cũng là một thách thức đối với hàng thuỷ sản Việt Nam khi một số thị trường đã quy định đây là điều kiện bắt buộc đối với mọi sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường này.

Trên đây là những tồn tại, hạn chế trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật và môi trường của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Vậy tại sao hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn chứa dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép? Tại sao hàng thuỷ sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về bao bì, về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, về môi trường của các nước nhập khẩu? Đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w