Một số cảnh báo đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường EU

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

3.3.1.Một số cảnh báo đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường EU

c. Xử lý dữ liệu

3.3.1.Một số cảnh báo đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường EU

phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu vào thị trường EU

Theo hệ thống cảnh báo của EU, năm 2009, EU đã từng cảnh báo 38 lô hàng thủy sản Việt Nam bị phát hiện dư lượng Trifluralin vượt giới hạn cho phép, thuộc 16 doanh nghiệp, trong đó sản phẩm chủ yếu là cá chỉ vàng và tôm nguyên liệu đông

lạnh. Lúc đó, sản phẩm có chứa Trifluralin đã bị loại ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật, kể cả danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao Cục Nuôi trồng thủy sản (nay là Tổng cục Thủy sản) rà soát và loại bỏ các sản phẩm có chứa Triflurallin. Cũng trong năm này, 30 lô hàng xuất khẩu tôm, mực và chả giò thuộc 15 doanh nghiệp của Việt Nam đã bị EU cảnh báo vì có chứa chất Chloramphenicol gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Những tháng cuối năm 2009, EU tiếp tục công bố danh sách 25 lô hàng cá ngừ xay, cắt khúc đông lạnh và tôm đông lạnh thuộc 15 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị nhiễm chất Ivermectin. Liên tiếp sau đó là 20 lô hàng thuộc 9 doanh nghiệp bị nhiễm chất Neomycin trong các sản phẩm tôm đông lạnh, cá chỉ vàng và thịt càng cua đông lạnh. Như vậy, trong năm 2009 đã có tổng số 113 lô hàng thuộc 50 doanh nghiệp bị EU cảnh báo.

Bảng 3.6. Thống kê một số lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU bị cảnh báo trong năm 2009, 2010

Năm Lý do cảnh báo Tổng số lô Số DN bịcảnh báo Sản Phẩm 2009 Neomycin 20 9 - Tôm đông lạnh - Cá chỉ vàng - Thịt càng cua đông lạnh Chloramphenicol 30 15 - Tôm - Mực - Chả giò Ivermectin 25 10 - Cá ngừ xay, cắt khúc đông lạnh - Tôm đông lạnh Trifluralin 38 16 - Cá chỉ vàng

- Tôm nguyên liệu đông lạnh

2010

Ivermectin 20 8 - Cá ngừ xay, cắt khúc đông lạnh - Tôm đông lạnh Neomycin 12 6 - Tôm đông lạnh - Cá chỉ vàng - Thịt càng cua đông lạnh

Salmonella & listeria

monocytigenes 5 3

- cá tra đông lạnh - Mực đông lạnh

Nguồn: Trung tâm thông tin của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP

Vẫn tiếp diễn tình trạng của năm 2009, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trong tháng 2/2010, Đức phát hiện một số lô hàng thủy sản đông lạnh nhập vào nước họ (trong đó có hàng của Việt Nam ) bị nhiễm chất Ivermectin, một chất gây hại cho sức khỏe con người. Chính phủ Đức ngay lập tức cấm mọi sản phẩm thủy sản có chất này nhập khẩu vào nước họ. Nhiều nước khác trong khối EU sau đó cũng đưa ra lệnh cấm. Theo hệ thống cảnh báo nhanh của EU – Rasff Portal, trong 3 tháng đầu năm 2010, tổng lô hàng thuỷ sản Việt Nam nhập khẩu vào EU bị cảnh báo gồm 6 lô. Riêng tháng 3 đã có 3 lô bị cảnh báo. 2 trong số 3 lô hàng này có chứa dư lượng kháng sinh Neomycin vượt quá giới hạn cho phép. Đây là một loại kháng sinh mới xuất hiện trên hệ thống cảnh báo của EU. Neomycine là một kháng sinh được chiết xuất từ nấm, có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ thuộc họ aminoglycosid, được sử dụng hạn chế trong nuôi trồng và sản xuất thuỷ sản. Cả EU và Việt Nam đều qui định mức giới hạn tối đa cho phép đối với thuỷ sản là 500ppb. Trong tháng 5-2010, có 3 lô hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng nằm trong danh sách cảnh báo nhanh của EU, bao gồm 2 lô cá tra đông lạnh nhiễm khuẩn Salmonella & listeria monocytigenes và 1 lô thăn cá ngừ lọc xương xử lý CO. Như vậy, trong năm 2010, có tổng cộng 38 lô hàng, thuộc 18 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo tại EU.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)