Một số quy định của Nhật Bản

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

c. Quy định về ghi nhãn

2.4.1.3. Một số quy định của Nhật Bản

a. Quy định của Nhật bản về chất lượng thuỷ sản và vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc kiểm định chất lượng hàng hoá, nhất là hải sản tươi sống phải xin giấy phép kinh doanh do chủ tịch tỉnh/thành phố cấp. Các sản phẩm chứa độc tố hay chất nào đó có hại cho sức khoẻ con người đều bị cấm kinh doanh. Thuỷ sản đông lạnh, mực, nhuyễn thể vỏ cứng là những mặt hàng bắt buộc phải kiểm soát; chất tẩy trắng và chất kháng sinh có trong thực phẩm nhập khẩu bắt bộc phải kiểm định hàm lượng, oxytetracycline- loại ký sinh được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thuỷ sản, lượng tối đa được phép có trong thực phẩm là 0,1/1.000.000.

Đối với từng nhóm mặt hàng thuỷ sản, Nhật bản đều đề ra các quy định quản lý tương ứng, cụ thể như quy định trong bảng sau:

Bảng 2.1 Quy định của Nhật Bản về quản lý đối với từng nhóm hàng thủy sản

STT Mã HS Nhóm mặt hàng Quy định tương ứng

1 0301 Cá sống *1

2 0302 Cá tươi/ ướp lạnh Luật vệ sinh thực phẩm

3 0303 Cá đông lạnh Luật kiểm dịch

4 0304 Philê và thịt cá tươi/ ướp lạnh/ đông lạnh 5 0305 Cá khô/ ướp muối/ ngâm nước muối/

xông khói; Bột cỏ Luật vệ sinh thực phẩm 6 0306 Giáp xác sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/ khô/

ướp muối/ ngâm nước muối/ hấp/ luộc *2 Luật vệ sinh thực phẩm 7 0307 Nhuyễn thể sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/

khô/ ướp muối/ xông khói

Luật kiểm dịch 8 1603 Chất chiết xuất từ cỏ/ giáp xác/ nhuyễn thể

9 1604 Cá chế biến; Trứng cá muối/ chế biến Luật vệ sinh thực phẩm 10 1605 Giáp xác/ nhuyễn thể chế biến

11 1212 Rong, tảo Luật vệ sinh thực phẩm

Luật bảo vệ thực vật

Nguồn: www.fistenet.gov.vn *1 Tuân theo công ước Oa-sinh-tơn

*2 Tuân thủ luật JAS, luật đo lường, luật khuyến khích, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; luật tái sử dụng bao bì/dụng cụ chứa, luật phòng chống quà khuyến mại bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng.

b. Chỉ định cụ thể của Nhật Bản đối với một số mặt hàng thuỷ sản:

- Cá tươi- không được có dư lượng CO2 ;

- Cá nóc- phải có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu;

- Cá philê, sashimi đông lạnh- không được phép có trực khuẩn Colon Bacillus, khống chế trực khuẩn( Bacillus) dưới 100.000/1gam;

- Mặt hàng chế biến chín đông lạnh- không được phép có Escherichia Coli, khống chế trực khuẩn (Bacillus) dưới 3.000.000/1gam;

- Bánh cá- không được có trực khuẩn Coli; lượng kali nitơrat dưới 0,05g/kg; - Hải sản đông lạnh (kể cả sản phẩm hấp chín rồi đông kạnh như bạch tuộc)- không được phép có trực khuẩn Coli, khống chế vi khuẩn (Bacterial) dưới 100.000/1gam;

- Hàu - khống chế vi khuẩn (Bacterial) dưới 50.000/1 gam, khống chế Escherichia Coli dưới 230/100gam;

Tất cả các quy định trên được Nhật Bản áp dụng cho hàng thuỷ sản của tất cả các nước xuất khẩu vào Nhật Bản trong đó có Việt Nam.

c. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường

Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái ( kể các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài trong đó có hàng thuỷ sản của Việt Nam), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường ( hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)

- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường

- Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trường ( hoặc gây hại rất ít)

- Sản phẩm đó đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo bất cứ cách thức nào khác.

d. Quy định của Nhật Bản về dán nhãn thực phẩm

Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thông quan được tiến hành suôn sẻ. Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm thực phẩm phải dán nhãn xuất xứ, ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận.

Luật Đo lường của Nhật Bản quy định: Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan tới lô hàng nhập khẩu đều phải ghi rõ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.

Luật vệ sinh thực phẩm đã quy định: Tất cả các thực phẩm mà trong thành phần của nó có một số loài hải sản gây dị ứng (như: mực nang, bào ngư, tôm, cua, cá thu, cá ngừ) đều phải dán nhãn biểu thị.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w