Hoạt động quản lý của nhà nước

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 56)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

3.4.4.Hoạt động quản lý của nhà nước

c. Xử lý dữ liệu

3.4.4.Hoạt động quản lý của nhà nước

Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam, trong những năm qua để có thể đưa ngành thuỷ sản Việt Nam tham gia quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Bộ Thuỷ sản cùng với các ban ngành đã cố gắng nắm bắt các yêu cầu của thị trường thế giới từ đó đưa ra các quy định phù hợp với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đảm bảo được các yêu cầu của các thị trường này và mở rộng xuất khẩu thuỷ sản khắp các nước trên thế giới.

- Quyết định 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất,kinh doanh thuỷ sản.

- Ngày 11/7/2007, Bộ Thuỷ sản đã ra quyết định 06/QĐ-BTS về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất,kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản

- Quyết định 686/1998/QĐ-BTS ngày 18/11/1998 của Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 130:1998 trong đó quy định rất rõ những điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh cho các cơ sở chế biến thuỷ sản dùng làm thực phẩm

- Quyết định số 760/2000/QĐ-BTS về việc ban hành tiêu chuẩn cấp ngành trong đó bao gồm: số 28 TCN 156:2000 " Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thuỷ sản", số 28 TCN 139:2000 "Cơ sở chế biến thuỷ sản khô- điều kiện đảm bảo VSATTP"...

Nhà nước đã xây dựng và sửa đổi một số đạo luật liên quan đến an toàn thực phẩm như: Luật thuỷ sản (2003), Pháp lệnh chất lượng hàng hoá (Sửa đổi năm 2003), Pháp lệnh thú y (sửa đối năm 2004), Pháp lệnh VSATTP (ban hành năm 2004) và những văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật trên.

Bên cạnh đó, Bộ Thuỷ sản còn xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn VSATTP phù hợp với các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất VSATTP từ khâu chế biến đến các khâu sản xuất nguyên liệu, thu mua và chế biến thuỷ sản.

Bộ Thuỷ sản đã ban hành quyết định 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản ( bảng 3.9)

Bảng 3.9: Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản.

STT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng

1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến.

2 Chloramphenicol 3 Chlororm 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole

9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole

11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethlstibestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) Nguồn: Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS

*Tiến hành kiểm soát các công đoạn nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản

Nhằm hạn chế dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thuỷ sản, Bộ và ngành đã tiến hành kiểm soát các công đoạn bao gồm:

- Trong đánh bắt thuỷ sản: kiểm tra tình trạng của các tàu đánh bắt gần và xa bờ, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề cách thức bảo quản hàng thuỷ sản sau khi

đánh bắt, các vấn đề về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như: vệ sinh các thùng chứa, các khoang ướp lạnh,...

- Trong nuôi trồng thuỷ sản: Từ năm 1999 NAFIQUAVED bắt đầu triển khai chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thuỷ sản nuôi tại các vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm. Năm nhóm được kiểm soát trong chương trình dư lượng là: Kim loại nặng (Hg, Cd,Pb), thuốc trừ sâu (gốc Clo), độc tố nấm, chất kích thích sinh sản và sinh trưởng và các chất kháng sinh có hại. Bên cạnh đó, từ năm 2003, Việt Nam bắt đầu triển khai ứng dụng thí điểm Quy phạm nuôi tốt (GAP) tại 6 tỉnh ( Thanh Hoá, Khánh Hoà, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre). Đầu năm 2007, Quy phạm này đã được áp dụng với tất cả chủ nuôi. Từ năm 2004 đến nay, phối hợp với NACA và dự án JMA ứng dụng Quy phạm quản lý tốt (Best Management Practices- BMP) tại một số tỉnh khác và cũng đem lại một số kết quả khá khả quan. Các kết quả này đựơc nhiều nước chấp nhận đáp ứng yêu cầu

- Trong bảo quản, sơ chế, vận chuyển nguyên liệu: Các tỉnh đều có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản, trong đó có nhiệm vụ quản lý điều kiện đảm bảo VSATTP đối với tàu cá, chợ cá, cơ sở thu gom nguyên liệu. Tuy nhiên trên thực tế việc quản lý ở các khâu này còn chưa tốt.

- Trong chế biến thuỷ sản: thực hiện kiểm tra về điều kiện đảm bảo về VSATTP (trong đó bao gồm cả việc áp dụng HACCP) đối với các cơ sơ sản xuất, kinh doanh thuỷ sản. Đối với các cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành thuỷ sản, tần suất kiểm tra là 6 tháng đối với các cơ sở được xếp loại A, 3 tháng với các cơ sở sản xuất loai B. Riêng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản thì đựơc kiểm tra một cách thường xuyên và chặt chẽ hơn, chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm của NAFIQUAVED mới được phép xuất khẩu thuỷ sản vào ba thị trường này.

* Có chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuỷ sản đầu tư cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị sản xuất, trước đây nhà nước đã có nhiều ưu đãi về mặt tài

chính, thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp này. Cụ thể như: theo quy định trong "Luật Đầu tư" thì đối với những nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt hải sản ở cùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ sẽ được giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất hoặc được miễn tiền thuê đất từ 3 đến 6 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm xuống còn 25%. Và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư vào việc đổi mới công nghệ thì sẽ được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại. Về ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, với những hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm, dụng cụ đo lường và thí nghiệm phục vụ trực tiếp cho các dự án, hợp đồng nghiên cứu triển khai mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu được miễn thuế nhập khẩu.

Về mặt tín dụng, các doanh nghiệp này được vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi, mức vốn vay được đáp ứng đến 70% vốn đầu tư tại Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trọ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Nhờ đó mà nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp được cơ sở sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận được với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì các biện pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp không được phép áp dụng nữa, Bộ ngành đã chuyển sang đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển các giống thuỷ sản mới có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả và tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi trồng thuỷ sản. Hàng năm, Bộ đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo trực tiếp cho cán bộ quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực: quản lý chất lượng, marketing, quản lý tổ chức, quản lý nhân sự,... Đồng thời tổ chức nhiều lớp đào tạo về ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ từ

Trung ương đến địa phương. Nhiều cán bộ kỹ thuật đã được gửi đi đào tạo sau đại học, đào tạo nâng cao cả ở trong nước và nước ngoài.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 56)