Đảm bảo quá trình xuất khẩu

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

3.4.3.Đảm bảo quá trình xuất khẩu

c. Xử lý dữ liệu

3.4.3.Đảm bảo quá trình xuất khẩu

Trong quá trình xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm rất chặt chẽ từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản, đến khi xuất sang thị trường thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đã từng bước nâng cao giá trị gia tăng trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. Trước đây các sản

phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng thô, qua chế biến rất ít do vậy nó đem lại giá trị không cao cho ngành. Nhưng đến nay chúng ta đã và đang cố gắng tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đặc biệt là các dòng sản phẩm cao cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng quốc tế, như tôm cỡ to, mực, bạch tuộc... Nhờ đó, giá bán các sản phẩm này trên thị trường tăng lên nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh.

Đã có rất nhiều công ty thực hiện rất tốt khâu đảm bảo cho quá trình xuất khẩu, ví dụ như: công ty TNHH Hải Thuận (Bình Thuận ) tiến hành thử từng lô nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, sau đó kiểm tra lại sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Bằng cách này mỗi tháng Hải Thuận xuất khẩu 60 tấn hàng bạch tuộc đông lạnh sang Nhật Bản (mặc dù chi phí tốn kém).

Điền hình cho việc đảm bảo hải sản sạch là doanh nghiệp tư nhân Hải Tiến ở đảo Phú Quốc- Bình Thuận. Trước tình trạng nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam bị Nhật trả về, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Bình Thuận đi tìm thị trường khác, thì doanh nghiệp tư nhân Hải Hiến ở đảo Phú Quý vẫn xuất hàng đều đặn vào thị trường Nhật. Trong sản xuất kinh doanh, Hải Hiến vẫn luôn đặt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Thời gian qua doanh nghiệp Hải Hiến đó đầu tư đội tàu gồm 4 chiếc với công suất 450 CV, phục vụ thu mua hải sản và dịch vụ hậu cần trên biển, trên tàu có hầm cấp đông, kho bảo quản 25-30 độ C, với sức chứa hàng thành phẩm cấp đông khoảng 45-50 tấn, tàu thường nằm ngoài biển thu mua hàng từ 20-25 ngày. Hơn 20 ghe, thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi là vệ tinh của con tàu BT 90299, 450 CV, khi đánh được hải sản ngư dân sẽ gọi tàu tới bán. Hướng làm này giúp doanh nghiệp thu mua được sản phẩm có chất lượng cao và giảm chi phí đáng kể. Hiện nay mỗi tháng doanh nghiệp xuất 1-2 container loại 10-19 tấn qua Nhật, chủ yếu là mực ống, mực lá tươi nguyên con. Doanh nghiệp đang đứng trong trang web thương mại Nhật Bản ở danh sách những doanh nghiệp bán hải sản không có dư lượng kháng sinh.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)