Thảo luận về sự trợ giúp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật và môi trường của

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

4.2.3Thảo luận về sự trợ giúp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật và môi trường của

c. Xử lý dữ liệu

4.2.3Thảo luận về sự trợ giúp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật và môi trường của

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad), và các đơn vị liên quan.

Trước thực trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn khi bị các thị trường nhập khẩu áp đặt các hàng rào kỹ thuật và môi trường, thì việc hỗ trợ từ phía Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đơn vị liên quan là vô cùng quan trọng.

Từ khi ra đời đến nay, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp là thành viên tiếp cận vào thị trường khó tính này, đồng thời cũng tạo nên một khối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam, cũng hỗ trợ giúp đỡ nhau đứng vững trên thị trường thế giới. VASEP đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra mối liên hệ giữa các doanh nghiệp thuỷ sản và cũng tạo ra nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp là thành viên. Với 185 hội viên, tổng doanh số của các hội viên VASEP chiếm gần 90%

kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. VASEP tham gia thúc đẩy các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu. bảo đảm uy tín các sản phẩm của ngành trước công luận và người tiêu dùng. VASEP đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các hội viên và của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Đặc biệt là khi đứng trước các vụ kiện trên thị trường quốc tế như các vụ kiện chống bán phá giá thì Hiệp hội thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam theo đuổi các vụ kiện này.

Ngoài ra phải kể đến vai trò của Cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad) trong việc cung cấp các thông tin về các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản của các thị trường nhập khẩu. Đồng thời NAFIQUAD còn tiến hành tổ chức các cuộc kiểm tra dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản hàng tháng để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm trước khi xuất khẩu, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang ba thị trường lớn và “khó tính” là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh cập nhật kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, về yêu cầu của nhà nước và thị trường,

NAFIQUAD và VASEP đã thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về GMP, SSOP, HACCP,... cho các doanh nghiệp và các cán bộ của ngành. Nhờ những biện pháp hữu hiệu đó mà các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã có một diện mạo hoàn toàn mới, sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra đáp ứng tốt hơn về quy định kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)