Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 35)

- Chỉ thị 2006/88/EC: Yêu cầu sức khỏe động vật đối với động vật thủy sản

a. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra xã hội học

Luận văn đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi trong việc phát phiếu điều tra tới những cán bộ và công nhân viên chức tại các doanh nghiệp có nguồn hàng chủ yếu từ nuôi trồng: Hung Vuong Corp, Vinh Hoan Corp, Minh Phu Seafood Corp, Fimex VN, Camimex; các doanh nghiệp có nguồn hàng chủ yếu từ đánh bắt: Havico, Havuco, Thuận Phước Corp, Nha Trang Seafood F 17, Bidifishco; và các cán bộ, công nhân viên làm việc tại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhằm khảo sát tình hình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản thời gian qua.

Để làm được điều này, tác giả đã thực hiện các bước như sau:

- Chuẩn bị điều tra: Tác giả tiến hành điều tra tại các phòng ban của các doanh nghiệp trên, đặc biệt là những công nhân viên trực tiếp tham gia và quản lý các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

- Tiến hành điều tra: Gồm 2 loại bảng câu hỏi

+ Bảng 1 dành cho chính nhân viên tại các doanh nghiệp, gồm phần chung về doanh nghiệp và vị trí làm việc, phần cụ thể bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến công tác nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại các doanh nghiệp. Bảng này gồm 50 phiếu điều tra.

+ Bảng 2 gồm 2 phần: phần chung về doanh nghiệp và phần cụ thể cũng bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong công tác nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp. Bảng này gồm 100 phiếu điều tra được phát tại hội chợ quốc tế…. mà doanh nghiệp tham gia và được gửi bằng email, fax… cho các khách hàng của doanh nghiệp.

* Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia:

Thông qua tổng hợp các điều tra tại các bộ phận phòng ban của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, tại VASEP, cũng như các phiếu điều tra cho khách hàng tại thị trường trong nước và nước ngoài, tôi đã nhận thấy được vấn đề cấp thiết đặt ra mà doanh nghiệp đang gặp và cần phải giải quyết. Nhưng để hiểu rõ hơn về lý do của những vấn đề như vậy thì việc phỏng vấn các đối

tượng có liên quan trực tiếp đến vấn đề sẽ giúp cho việc tìm kiếm thông tin một cách chính xác và đầy đủ hơn cho quá trình điều tra.

- Chuẩn bị phỏng vấn: Các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn xoay quanh tình hình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Làm thế nào để khắc phục tình trạng thủy sản Việt Nam bị nhiễm hóa chất độc hại và bị trả lại khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (đặc biệt là 3 thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản)

- Tiến hành phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại VASEP trực tiếp

Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy – phó phòng thông tin VASEP và bà Tạ Thị Vân Hà – phóng viên phòng thông tin VASEP qua điện thoại.

Phỏng vấn ông Bùi Ngọc Huy – chuyên gia nghiên cứu Viện thủy sản 2 qua email.

Một phần của tài liệu 310 biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w