Tình hình sử dụng Mobile Banking trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh huế (Trang 31)

4. Phương pháp nghiên cứu: Sửdụng phương pháp phân tắch dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân

1.2.1Tình hình sử dụng Mobile Banking trên thế giới

Hiện nay có 3 mô hình triển khai Mobile Commerce chắnh, đều có điểm chung là cho phép người sử dụng thực hiện giao dịch, thanh toán mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động. Tuy nhiên vai trò của các bên tham gia trong các mô hình này có đặc điểm khác biệt, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, chắnh sách quản lý, thói quen tiêu dùngẦ tại mỗi quốc gia.

a. Mô hình Ngân hàng làm chủ đạo (Bank-led Model)

Mô hình này phổ biến tại các nước có dịch vụ ngân hàng rất phát triển và đa phần người dân có tài khoản ngân hàng, vắ dụ Anh, Mỹ, CanadaẦ Các ngân hàng xây dựng

những ứng dụng cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch và thanh toán trên tài khoản của mình.

Bên cạnh kênh giao dịch ngân hàng truyền thống như tại quầy giao dịch hay tại máy ATM, thì Mobile banking ra đời đã thực sự đem lại phương thức giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng không phải đến các ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, ở đâu mình muốn. Các giao dịch có thể được thực hiện qua kênh Mobile banking là truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng, thực hiện thanh toán hóa đơn, dịch vụẦ Do tất cả giao dịch thanh toán đều dựa trên tài khoản tại ngân hàng nên có tắnh an toàn cao.

Điểm yếu của mô hình này là khách hàng bắt buộc phải có tài khoản mở tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ, đối với những nước đang phát triển có tỷ lệ dân cư dùng dịch vụ ngân hàng ắt thì đây là một mô hình khó triển khai ở diện rộng.

b. Mô hình Công ty di động làm chủ đạo (Operator-led Model)

Trong mô hình này, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động chủ động đứng ra cung cấp dịch vụ thanh toán cho thuê bao sử dụng dịch vụ của mình. Mô hình này đặc biệt phát triển tại các thị trường mới nổi có đặc điểm sau:

ỚPhần đông dân số chưa tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

ỚKhông có thói quen sử dụng các phương tiện phi tiền mặt trong thanh toán. Cộng đồng sử dụng điện thoại di động lớn.

ỚNhu cầu chuyển tiền, thanh toán nhỏ lẻ trong dân cư cao.

Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần là thuê bao của nhà mạng, không nhất thiết phải có tài khoản tại ngân hàng. Sau khi đăng ký dịch vụ, khách hàng được cấp một tài khoản dưới dạng Vắ điện tử và số tài khoản chắnh là số điện thoại di động của mình. Người sử dụng có thể nạp tiền vào Vắ thông qua nhiều cách thức: nộp tại đại lý của Công ty viễn thông, nạp tiền qua thẻ cào (của Công ty Viễn thông phát hành) hoặc chuyển từ tài khoản ngân hàngẦ Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như chuyển tiền sang một Vắ điện tử (thuê bao điện thoại di động) khác, thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt từ Vắ điện tử...

Ưu điểm của loại hình dịch vụ này nằm ở tắnh đơn giản, tiện dụng (khách hàng không cần mở tài khoản ngân hàng), giao dịch nhanh chóng (thời gian giao dịch tắnh bằng thời gian gửi SMS) và chi phắ rẻ (theo cước SMS của nhà mạng).

Một vắ dụ sinh động cho việc phát triển mô hình này là dịch vụ M-PESA tại Kenya. Đây là dịch vụ được hợp tác phát triển bởi 2 công ty viễn thông lớn tại Kenya là Safaricom và Vodafone, cung cấp các dịch vụ tài chắnh cho các thuê bao của Safaricom trên toàn lãnh thổ Kenya. Cho đến nay đã có hơn 7 triệu khách hàng sử dụng thường xuyên, với số lượng giao dịch trung bình 2 triệu giao dịch/ngày và việc chuyển tiền giữa các thuê bao di động đã trở nên rất phổ biến trong đời sống của người dân Kenya. Mô hình M-PESA đã và đang được tiếp tục nhân rộng ra các nước khác như Tanzania, AfghanistanẦ

Dù mô hình Operator-led có những ưu điểm nêu trên, nhưng do dịch vụ được triển khai bởi các Công ty viễn thông nên những kinh nghiệm quản lý thanh toán, quản lý rủi ro không thể bằng ngân hàng. Hơn nữa mỗi quốc gia có những quy định, chắnh sách riêng về thanh toán, nên nhìn chung các nhà quản lý vẫn có cái nhìn khá thận trọng khi triển khai mô hìnhnày.

c. Mô hình hợp tác ngân hàng - viễn thông (Partnership model)

Trong mô hình này, ngân hàng, công ty viễn thông và các nhà cung cấp giải pháp cùng hợp tác để đưa ra sản phẩm thanh toán đảm bảo sự tiện lợi và độ xâm nhập rộng khắp vào khối khách hàng thuê bao di động, đồng thời vẫn duy trì được sự quản lý chặt chẽ về tài chắnh của ngành ngân hàng.

Trong mô hình này, ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý nguồn tiền và xử lý các nghiệp vụ thanh quyết toán, quản lý rủi ro trong khi các công ty di động phụ trách việc kinh doanh, giao dịch trực tiếp với khách hàng, các điểm bán lẻ và dịch vụ khách hàng.

Theo số liệu của Hiệp hội GSM thế giới, đến năm 2012 toàn thế giới sẽ có 1,2 tỷ người có điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng, chủ yếu tập trung tại các nước đang phát triển khu vực châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Tại những thị trường

nói trên, mô hình hợp tác giữa Ngân hàng, Viễn thông kết hợp những ưu điểm của 2 mô hình nêu trên và đang là xu thế chung nhờ những lợi ắch nó mang lại:

Ngân hàng tiếp cận được cơ sở khách hàng rộng lớn của Công ty viễn thông để cung cấp các giải pháp thanh toán, hướng khách hàng từ chưa sử dụng đến việc sử dụng các dịch vụ tài khoản ngân hàng.

Công ty viễn thông cung cấp thêm các dịch vụ tài chắnh gia tăng cho khách hàng được Ngân hàng hỗ trợ về các giải pháp tài chắnh, năng lực quản lý giao dịch và hạn chế rủi ro phát sinh ở mức thấp nhất.

Khách hàng có thêm một kênh thanh toán an toàn, tiện lợi với chi phắ rẻ hơn so với loại hình giao dịch ngân hàng truyền thống.

Các nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ ngân hàng và các công ty viễn thông trong kết nối hệ thống, xử lý giao dịch và hỗ trợ nghiệp vụ, giảm đầu tư chung của xã hội.

Các cơ quan chức năng ngành ngân hàng đảm bảo vai trò quản lý nhà nước thông qua các quy định áp dụng thông qua hệ thống ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ.

1.2.2 Tình hình phát triển Mobile Banking ở một số nước châu Á

Tiến hành nghiên cứu thị trường Mobile Banking của các nước trên thế giới là một bước khởi đầu cho quyết định thực thi dịch vụ này của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu chung nhất về Mobile Banking trên thế giới, những kinh nghiệm hữu ắch nhất sẽ thu được nếu đi vào tìm hiểu và học hỏi từ những nước có chung điều kiện kinh tế xã hội với nước ta và đã triển khai thành công. Việc thực hiện nghiên cứu khái quát tình hình phát triển dịch vụ Mobile Banking tại hai quốc gia là Trung Quốc và Philipin sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam có cái nhìn tắch cực về triển vọng phát triển dịch vụ này.

a. Trung Quốc

Đây là quốc gia được coi là dẫn đầu trong việc sử dụng rộng rãi ngân hàng di động. Áp dụng mô hình hợp tác ngân hàng Ờ viễn thông, hầu hết các ngân hàng tại Trung Quốc đều triển khai cung ứng dịch vụ Mobile Banking tới mọi đối tượng khách hàng. Theo một khảo sát mới đây của KPMG, 77% người sở hữu điện thoại di động thực hiện các giao dịch tài chắnh trên điện thoại trong đó 44% là cho các giao dịch bán

lẻ, 43% cho các giao dịch tài chắnh. Với sự sẵn có rộng rãi của điện thoại thông minh và máy tắnh bảng, nhiều ngân hàng đại lục đang gấp rút để cung cấp các dịch vụ ngân hàng dành riêng nhằm thu hút được nhiều người sử dụng. Các ngân hàng như Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Truyền thông đều đã mở "ngân hàng di động" nhằm mục tiêu dịch vụ điện thoại thông minh và người sử dụng máy tắnh bảng. Tại Trung Quốc, người sử dụng dịch vụ có thể thông qua tin nhắn ngắn gửi đến số mã khác nhau hoặc truy cập Internet di động để thực hiện các giao dịch về kiểm tra tài khoản, chuyển nhượng, chuyển, thanh toán tiền,...

Theo báo cáo của 3G.cn, một công ty về nền tảng dịch vụ ứng dụng ĐTDĐ hàng đầu Trung Quốc, hơn 52% người dùng Internet di động đã sử dụng các dịch vụ ngân hàng di động vào cuối tháng 2/2011, mức tăng đáng kể so với tỷ lệ 37% vào tháng 7/2010. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận các thiết bị hiện đại của người Trung Quốc ngày càng tăng lên đáng kể, là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Mobile Banking tại thị trường này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Philippines

Mobile Banking là một dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ ở Philippines trong đó thanh toán qua điện thoại di động đang là kênh thanh toán bán lẻ được ưa chuộng. NHTW Philippine là cơ quan quản lý việc cung cấp các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Theo NHTW Philippines, đây là lọai hình dịch vụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, giúp những người ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng. Điểm đặc biệt hơn là dịch vụ này góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu vực còn nghèo trên đất nước và cung cấp một phương tiện chuyển tiền nhanh, rẻ tiền, tiện lợi cho khu vực nông thôn. Triển khai dịch vụ này từ năm 2004, NHTW Philippines đã vừa cho phép các ngân hàng phối hợp với các công ty viễn thông và các tổ chức liên quan triển khai thắ điểm dịch vụ, đồng thời từng bước nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho dịch vụ này. Trong thời gian đầu khi xuất hiện dịch vụ, NHTW Philippine cũng gặp một số khó khăn nhất định về hành lang pháp lý cho hoạt động này như không biết nên quy định dịch vụ vắ điện tử và chuyển tiền trên

điện thọai di động vào lọai hình gì và quản lý như thế nào vì dịch vụ do một đơn vị viễn thông không phải là ngân hàng cung cấp, đồng thời khi đó cũng chưa có nước nào trên thế giới triển khai dịch vụ này nên Philippine cũng không có hình mẫu để tham khảo. Tuy nhiên, Philippine cũng có thuận lợi là có 2 mạng điện thoại di động lớn với cơ sở hạ tầng tốt và 60% dân số đều đã sử dụng điện thoại di động. Sau 5 năm triển khai đến nay, tại Phillipine đã có trên 7 triệu người/ 90 triệu dân số sử dụng dịch vụ. Hai sản phẩm điển hình tại Philippines hiện nay đó là G-Cash của Công ty viễn thông Globe Telecom và Smart Money của Công ty viễn thông Smart và Ngân hàng Banco de Oro. G-Cash và Smart Money đều là phương tiện thanh toán qua di động sử dụng tin nhắn ngắn (SMS), cho phép khách hàng thực hiện chuyển tiền qua điện thoại di động, thanh toán bán lẻ. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khoảng 60% dân số ở Philippines với 200 triệu tin nhắn được gửi đi mỗi ngày chắnh là điều kiện cơ bản để có thể phát triển sâu rộng hơn nữa phương tiện thanh toán này trên toàn quốc.

1.2.3 Điều kiện phát triển Mobile Banking tại Việt Nam

1.2.3.1 Cơ sở pháp lý

Hệ thống luật về thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chắnh là Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Ngày 1/3/2006, ỘLuật giao dịch điện tửỢ của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, số 51/2005/QH11 chắnh thức có hiệu lực, mở ra một giai đoạn mới cho IB khi các giao dịch điện tử đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này chắnh thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006, tiếp đó Chắnh Phủ đã ban hành một số Nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử gồm:

ỚNghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử được ban hành 09/06/2006

ỚNghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, ban hành 15/02/2007

ỚNghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chắnh được ban hành 23/02/2007

ỚNghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng, ban hành ngày 08/03/2007

Với sự ra đời của Nghị định Chắnh phủ số 35/2007/NĐ-CP, ngày 08/03/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho hoạt động này đã cơ bản hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai và phát triển Mobile Banking trong hoạt động ngân hàng.

1.2.3.2 Cơ sở hạ tầng công nghệ

Tổng cục thống kê, tắnh đến cuối tháng 1/2012, số thuê bao điện thoại cả nước tắnh ước tắnh đạt 134 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, bao gồm 118,5 triệu thuê bao di động, tăng 4,5%. Đây là một tắn hiệu tốt, một nền tảng tốt cho sự phát triển cúa dịch vụ Mobile Banking.

1.2.3.3 Thực trạng của việc phát triển dịch vụ Mobile Banking tại các ngân hàng thương mại thương mại

Đối với dịch vụ Mobile Banking, mở đầu cho triển khai dịch vụ này tại Việt Nam, ngân hàng Á Châu đã tiên phong tiến hành năm 2003, trên cơ sở hợp tác với Công ty Phần mềm & Truyền thông VASC và hai nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn là MobiFone và VinaPhone. Tới nay đã có hàng loạt các ngân hàng tham gia vào thị trường này, phấn đấu đưa Mobile Banking trở thành dịch vụ ngân hàng thân thiện nhất với mọi khách hàng.

Tại Việt Nam, dịch vụ Mobile Banking tuy đã được triển khai trong một thời gian dài (gần 10 năm) tuy nhiên nhận thức của người dân, khách hàng về dịch vụ này vẫn rất thấp. Bên cạnh đó, việc phát triển dịch vụ cần một nền tảng cơ sở hạ tầng lớn, vì vậy các ngân hàng vẫn còn rất dè dặt trong việc triển khai rộng hơn nữa các ứng dụng của dịch vụ MB. Các ứng dụng của dịch vụ MB vẫn chưa được triển khai một cách triệt để. Đa số các ngân hàng chỉ dừng lại ở các ứng dụng như: tra cứu tài khoản, liệt kê các giao dịch, tìm kiếm các thông tin về lãi suất, tỷ giá. Bên cạnh đó, tâm lý người dân một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của dịch vụ MB. Việc ngại đăng ký sử dụng, sự tin cậy thấp, ngại những rủi ro xảy ra hay những cách thức đăng ký, công nghệ là rào cản khiến cho khách hàng từ chối sử dụng dịch vụ MB.

Tuy nhận thức và lựa chọn về dịch vụ này còn thấp, tuy nhiên MB đã mang lại những tiện ắch nhất định cho khách hàng. Đi đầu trong việc triển khai dịch vụ này là các

ngân hàng như: Viettin Bank, DongA Bank, Techcombank, SacomBank, VP Bank, Vietcombank.

1.2.3.4 Khó khăn của việc phát triển dịch vụ Mobile Banking ở Việt Nam

Việc sử dụng MB để thanh toán là một vấn đề rất khó khăn đặt ra cho mỗi ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam. Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam rất thấp, khoảng 24-25%. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng đều rất ắt triển khai dịch vụ MB đối với các ứng dụng này.

Để triển khai dịch vụ MB, đòi hỏi phải có một nền tảng rất lớn về cơ sở hạ tầng và công nghệ. Mặc dù công nghệ viễn thông ngày càng phát triển nhưng so với các nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh huế (Trang 31)