Tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và đầu tư THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34 - 35)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.5.2 Tình hình tài chính của công ty

Đối với một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu như công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế, vấn đề tiêu thụ hay xuất khẩu sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó, việc xác định những mặt hàng chủ lực của công ty để xây dựng chiến lược phát triển thích hợp trong việc tiêu thụ cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Để thấy được thế mạnh của từng nhóm hàng cũng như từng mặt hàng của công ty qua 3 năm chúng ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 4: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng của công ty qua các năm 2009-2011 “Đơn vị tính USD”

Mặt hàng Năm 2009 (USD) Năm 2010 (USD) Năm 2011(USD)

May mặc 303.153 439.571 558.255 Mặt hàng khác 75.189 84.963 90.910 Tổng doanh thu xuất khẩu 378.342 524.534 649.165 (nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự) - Hàng may mặc

Mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009, doanh thu xuất khẩu của mặt hàng này đạt 303.153 USD chiếm 80,13% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, đến năm 2010 con số này đạt đến 439.571 USD tăng 136.418 USD, tương ứng với mức tăng 45% so với năm 2009. Năm 2010, doanh thu xuất khẩu mặt hàng này đạt đến 558.255 USD tăng

118.684 USD tương ứng với mức tăng 27% so với năm 2010. Kết quả này phản ảnh thành tích của công ty về năng lực gia công cũng như nỗ lực trong việc nâng cao

chất lượng sản phẩm, và những nỗ lực trong ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty. Sỡ dĩ có được kết quả trên là do sự biến động về nhu cầu đối với mặt hàng may mặc, thêu kimono, may kimono.

- Các mặt hàng khác

Ngoài việc kinh doanh các mặt hàng may mặc, công ty còn tiến hành kinh doanh những mặt hàng khác như hạt ươm, hàng may tre, chỉ xơ dừa. Tuy tỷ trọng nhỏ nhưng các mặt hàng này cũng đã góp phần vào việc phát triển của công ty, cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Những mặt hàng này trong thời gian qua có những biến động khá phức tạp. Năm 2009, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng này đạt 75.189 USD chiếm 19,87% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Năm 2010, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng này đạt 84.963 USD tăng 9.774 USD, tương ứng với mức tăng là 13% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng này là 90.910 USD, tăng 5947 USD tương ứng với mức tăng 7% so với năm 2010.Tóm lại: từ bảng số liệu và kết quả phân tích chúng ta thấy vai trò hết sức to lớn trong việc tiêu thụ các mặt hàng mà công ty kinh doanh. Việc xuất khẩu các mặt hàng này tạo điều kiện cho sản phẩm trong nước được luân chuẩn sang các nước khác, góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Việc xuất khẩu này cũng tạo cho công ty xác định được những mặt hàng chủ lực của mình, để có biện pháp cũng như chính sách thích hợp kích thích những mặt hàng này được tiêu thụ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và đầu tư THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34 - 35)