Phân tích hồi quy tương quan bội

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và đầu tư THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 - 58)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.7.10. Phân tích hồi quy tương quan bội

Phân tích hồi quy được thực hiện với năm biến độc lập bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo – phát triển, quan hệ lao động, kiểm tra – đánh giá, kích thích – động viên.

Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter các biến được đưa vào một lúc. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 21: Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Bảng trên cung cấp cho chúng ta các thông số kiểm định ý nghĩa tổng quát mô hình (kiểm định F). Mức ý nghĩa tính được rất nhỏ, gần sát với 0 và nhỏ hơn 0.05 vì vậy có thể kết luận rằng có mối liên hệ giữa công tác quản trị nhân lực của công ty đối với ít nhất một biến số giải thích trong mô hình đã xây dựng.

Với giả thiết ban đầu cho mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau :

Y = β0 + β1 * F1 + β2 * F2 + β3 * F3 + β4* F4 + β5*F5 + ε

Bảng 22: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter

Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn

của ước lượng

Durbin- Watson

1 ,789a ,622 ,608 ,37865 2,001

a. dự báo: (Constant), Kích thích – động viên, tuyển dụng, quan hệ lao động, kiểm tra – đánh giá, đào tạo – phát triển

b. biến phụ thuộc: công tác quản trị nhân lực của công ty

Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy Mô hình Tổng các bình phương Df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 33,011 5 6,602 46,048 ,000a Phần dư 20,073 140 ,143 Tổng 53,084 145

a. dự báo: (Constant), Kích thích – động viên, tuyển dụng, quan hệ lao động, kiểm tra – đánh giá, đào tạo – phát triển.

Với hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0,608 có nghĩa là khoảng 60,8% phương sai của công tác quản trị nhân lực được giải thích bới 5 biến độc lập: Tuyển dụng, đào tạo – phát triển, quan hệ lao động, kiểm tra đánh giá, kích thích – động viên.

Bảng 23: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Kết quả của mô hình được biểu diễn lại dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Công tác quản trị nhân lực = -0,151 + 0,085*Tuyển dụng + 0.173*Đào tạo – phát triển + 0,284*Kiểm tra – đánh giá + 0.299*Kích thích – động viên.

- Kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H6.

- Kết quả hồi quy cho thấy “Kích thích – động viên” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế ( có hệ số hồi quy lớn nhất). Hệ số beta lớn hơn 0 cũng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố “Kích thích – động viên” và “công tác quản trị nhân lực” là mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi khi công ty thực hiện tốt công tác kích thích – động

viên người lao động bằng các biện pháp như trả lương, thưởng phù hợp với năng lực; có Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Toler ance VIF 1 (Constant) -,151 ,281 -,538 ,591 Tuyển dụng ,085 ,066 ,073 1,298 ,196 ,854 1,171

Đào tạo – phát triển ,173 ,068 ,163 2,542 ,012 ,654 1,529

Quan hệ lao động ,204 ,059 ,215 3,457 ,001 ,699 1,431

Kiểm tra – đánh giá ,284 ,049 ,348 5,779 ,000 ,743 1,346

thời gian làm việc,nghỉ ngơi hợp lý, khen thưởng kịp thời, quan tâm đến người lao động thì họ công tác quản trị nhân lực sẽ được thực hiện tốt hơn cũng như công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Kết quả hồi quy có hệ số B của yếu tố đãi ngộ là 0,299 với mức ý nghĩa rất thấp (thấp hơn 0,05), nghĩa là khi tăng mức độ quản trị về “kích thích – động viên” lên một đơn vị (theo thang đo likert) thì mức độ hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tăng thêm 0,299 đơn vị. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

- Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị nhân lực tại công ty là yếu tố “kiểm tra – đánh giá”. Kết quả hồi quy có hệ số B của yếu tố công việc là 0,284 mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “kiểm tra – đánh giá” và “công tác quản trị nhân lực” là mối quan hệ thuận chiều. Điều đó có nghĩa khi công ty thực hiện tốt công tác kiểm tra – đánh giá thì công tác quản trị nhân lực tại công ty càng được hoàn thiện. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

- Yếu tố “quan hệ lao động” có hệ số B là 0.204, mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là yếu tố “quan hệ lao động” có ảnh hưởng thuận chiều đến công tác quản trị nhân lực tại công ty. Nghĩa là khi giá trị của yếu tố “quan hệ lao động” tăng lên thì công tác quản trị nhân lực tại công ty cũng tăng lên và ngược lại. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

- Yếu tố “đào tạo – phát triển” có hệ số B là 0,173, mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là yếu tố “đào tạo – phát triển” có ảnh hưởng thuận chiều công tác đến công tác quản trị nhân lực tại công ty. Nghĩa là khi giá trị của yếu tố “đào tạo – phát triển” tăng lên thì công tác quản trị nhân lực tại công ty cũng tăng lên và ngược lại. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

- Yếu tố “tuyển dụng” có hệ số B là 0,085, mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là yếu tố “tuyển dụng” có ảnh hưởng thuận chiều với đến công tác quản trị nhân lực tại công ty. Nghĩa là khi giá trị của yếu tố “tuyển dụng” tăng lên thì mức độ hài lòng của người lao động cũng tăng lên và ngược lại. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

Tóm lại trong mô hình có năm yếu tố tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người lao động đối với công ty tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế đó là năm thành phần: Tuyển dụng, đào tạo – phát triển, quan hệ lao động, kiểm tra – đánh giá, kích thích – động viên. Yếu tố kích thích – động viên tác động lớn

nhất đến công tác quản trị nhân lực tại công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và đầu tư THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 - 58)

w